37. Nguyên Lý Cảm Ứng

06 Tháng Ba 201515:19(Xem: 6681)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


NGUYÊN LÝ CẢM ỨNG
(感應的原理)

 

 Có một cậu bé vui đùa chạy đến trước một hang động cất cao giọng nói vọng vào động:”Tôi chán ghét anh”. Thế rồi từ trong hang động vọng hồi âm:”Tôi chán ghét anh;Tôi chán ghét anh”.Tiếng vọng kia khiến cậu bé sanh khởi nỗi hoang mang sợ hãi,. Tiếp theo đó, cậu bé kinh ngạc phát hiện mọi người chung quanh cậu cũng đồng thanh biểu lộ chán ghét cậu. Cậu bé sợ hãi khóc thét, chạy vội về nhà, đem sự tình bày tỏ với mẹ. Bà mẹ dang rộng vòng tay ôm lấy cậu bé vỗ về an ủi; sau đó dắt cậu bé quay trở lại cái động đó, và bảo cậu bé hãy cất to giọng nói vọng vào hang động:”Bạn thân mến, bạn rất tốt, chúng tôi rất yêu thích bạn”. Quả nhiên, lần này lời vọng âm từ hang động khiến cậu bé biến chuyển tâm trạng,reo cười sung sướng, bởi vì cậu bé đã nhận được sự cảm ứng của âm thanh yêu thương nồng ấm từ bốn phương tám hướng:”Bạn rất tốt, chúng tôi đều rất yêu thích bạn.”

Hang động nối tiếp hồi âm, tiếng chuông ngân nga vang vọng, tiếng trống hùng hồn dội âm…chính là sự cảm ứng vi diệu của âm thanh! Con rùa ngoái đầu nhìn lại cái trứng của mình, nồng ấm ấp ủ khiến trứng từ từ thay da đổi lớp biến thành rùa con. Tò vò bắt sâu con về làm tổ, trứng trên mình sâu keo, trứng nở, ấu trùng tò vò ăn thịt sâu keo. Cho đến độc khí ngoại xâm khiến người tán thân mất mạng, hoặc ánh sáng mặt trời truyền nắng ấm đến tất cả sum la vạn tượng khiến nó xanh tươi tăng trưởng. Đó là sự cảm ứng giữa sinh thái của vạn vật.

Cảm ứng chính là sự hỗ tương hô ứng tác động giữa trời đất với vạn vật; giữa vũ trụ và chúng sanh. Khi chúng ta nhìn thấy trăng tròn trăng khuyết trong lòng dấy lên niềm cảm thương thời gian trôi nhanh tợ bóng câu qua cửa sổ, tuổi đời ngày một xế bóng như Mãn Giác thiền sư thị huấn:”Sự trục nhãn tiền quá. Lão tùng đầu thượng lai. Nhìn hoa khai, hoa tàn, trong lòng bật nỗi cảm thán cho thế gian vô thường huyễn hoa, tất cả đó là nguyên lý tự nhiên của sự cảm ứng. Tình mẫu tử đậm đà son sắt vốn là sợi dây yêu thương cảm ứng nối kết vô hình huyền diệu.

Cảm ứng là nhân duyên pháp, vì sự cảm ứng cần phải hội đủ điều kiện nhân duyên mới hiển ứng được. Nước nếu không trong làm sao thấu trưng rọi hình soi bóng vật? Hang động nếu không có khoảng trống không làm sao dung nạp và trỗi vọng âm thanh. Cuộc sống của đời người chúng ta, nếu không có nội tâm thanh tịnh xúc cảm thì làm sao có thể cùng chân lý tương ưng? Và làm sao có thể cùng chư Phật, bồ tát có niềm đạo giao cảm ứng? Cổ nhân có câu:”Bồ tát thanh lương nguyệt, thường du tất cánh không; Chúng sanh tâm cấu tịnh, bồ đề nguyệt hiện tiền”. Chính là nguyên lý cảm ứng.

Trong sanh hoạt, một câu nói ra khiến người khác vui mừng khôn xiết, cũng một câu nói ra lại khiến người nghe thống khổ khó kham. Hoặc giả, một lời tung hô vạn tuế, liền được tặng thưởng huy chương bổng lộc. Phát ngôn bừa bãi một tiếng “hôn quân”, liền bị gông cùm hạ ngục. Tất cả đều có nhân duyên của nó, và nhân duyên đó hợp với lý pháp duyên khởi.

Thông thường có người hỏi rằng: niệm Phật, tụng kinh siêu độ, tại sao nhất định sẽ có cảm ứng?---<Tâm thành, tất linh>, đạo lý là như vậy. Ngày nọ, tại một thiền viện, vị thiền sư đang thuyết giảng về công đức niệm danh hiệu”Phật A Di Đà”; bỗng trong pháp hội đó, một vị thanh niên có ý hoài nghi, liền hỏi vị thiền sư :”Một câu chỉ có bốn chữ <A Di Đà Phật>, làm sao có được oai lực cực diệu, rộng lớn như vậy?> Vị thiền sư không trả lời câu hỏi của anh ta, mà trực tiếp mắng thẳng vào mặt anh ta :”đồ chó chết “.Chàng thanh niên ấy ngay khi nghe lời trách mắng, liền đùng đùng nộ khí xung thiên, chỉ vào vị thiền sư gặn hỏi:”Tại sao ông mắng chưởi tôi?” Vị thiền sư điềm nhiên mỉm cười đáp:”Đồ chó chết “, chỉ có ba chữ mà đã đủ oai lực đánh ngã anh, hà huống bốn chữ<A Di Đà Phật>, oai lực cực diệu biết dường nào?

Thật ra <có cảm tất có ứng>. Trong cuộc sống bình thường, uống trà giải khát, ăn cơm trừ đói; chỉ cần chúng ta chân tâm thành ý thì có chỗ nào là chỗ không cảm ứng? 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 2015(Xem: 4388)
Nghề trồng cây ăn quả đã là một nghề có từ rất lâu. Nhiều người đã giàu lên từ nghề này, như vùng trồng phật thủ uy tín ở Đắc Sở, Hoài Đức
28 Tháng Chín 2015(Xem: 5194)
Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 10388)
Đức Phật luôn hiện hữu quanh ta, theo từng bước ta đi, từ hòn sỏi ven đường đến cành cây, chiếc lá, đâu đâu ta cũng có thế thấy Phật. Phật Giáo Giữa Đời Thường ghi lại trải nghiệm mỗi ngày.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 4820)
Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye).
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6179)
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ...
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 8949)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7293)
“Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7479)
Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 4736)
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 12780)
Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.