48. Ngược Dòng Dũng Tiến

06 Tháng Ba 201515:43(Xem: 7009)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


NGƯỢC DÒNG DŨNG TIẾN
(逆流而上)

 

Ngạn ngữ có câu “ Sự học như lái thuyền đi ngược dòng nước chảy, không nỗ lực dũng tiến, tất sẽ bị đẩy luì ”. Người học ngoại ngữ, nếu trải qua thời gian không vận dụng đến ngôn ngữ đó, thì rất tự nhiên sẽ bị mai một đi. Học tập nếu không có tinh thần <văn ôn võ luyện>, <ôn cố tri tân>, đương nhiên tầm kiến thức sẽ bị suy thoái. Sự trưởng thành của đời người đều từ hành trình <ngược dòng chảy, dũng tiến>; nếu không phấn đấu, không tinh cần, đương nhiên sẽ bị đẩy lùi phía sau. Trong tứ thánh quả A La Hán, sơ quả “Tu Đà Hoàn”, theo nghĩa dịch của Trung quốc gọi là “nghịch lưu”, nghĩa là <ngược dòng chảy, dũng tiến hướng thượng, ngược dòng sanh tử thế gian để hướng đến đạo giải thoát cao thượng>. Dòng sanh tử của cuộc sống cứ mãi chảy xiết, không hề buông lơi thời khắc để chúng ta dừng nghỉ, buông lung, phóng túng. Do vậy, nếu chúng ta không nỗ lực dũng tiến, tất nhiên sẽ bị chúng đẩy lùi., hoặc bị dập vùi.

Thời gian gần đây, trong xã hội có rất nhiều người vì muốn sự nghiệp phát triển đã không ngừng nỗ lực phấn đấu nhiều mặt, nhưng thật đáng tiếc, vừa đụng phải một số trở ngại khiêu khích, gặp phải một số khó khăn thách thức, liền bị nhụt chí, thoái lui. Thế mới biết, dòng hải dương vốn bôn ba trùng trùng sóng cả, muốn đi ngược dòng chảy đó để đến điểm đích, nào có đơn thuần; Càng đi, càng gặp phải sức ép chảy xiết của dòng nước và muôn chướng ngại vật, chúng không cho phép chúng ta một khắc giây dừng nghỉ; phóng túng buông lung. Nếu chúng ta không kiên trì nỗ lực, phấn đấu vươn lên thì sự nghiệp của chúng ta đương nhiên sẽ bị người khác vượt trội lên chiếm thế đứng. Khi đối mặt với chướng duyên, nghịch cảnh, nếu chúng ta không tận lực phấn chấn tinh thần, nhẫn nại đương đầu, nhìn sát, nhìn sâu để tìm ra thông lộ, thì đương nhiên sẽ bị chúng đánh ngã, đưa đến thất bại; Và chính từ những vấp ngã thất bại đó khiến cho các bạn đồng nghiệp hợp vốn đầu tư kinh doanh phân tán tinh thần, chỉ muốn chia phần tốt, phần lợi; cho đến khi phần vốn gốc đã dùng tận cạn thì đương nhiên sẽ tự giải thể thôi.Thế nên sự nghiệp lưu hành trên thị trường cần phải không ngừng đầu tư, và không ngừng phấn đấu tăng cường tư liệu mới, phát triển mặt hàng mới, mới có thể giữ vững tay lái đưa thuyền ngược dòng nước chảy, dũng tiến; và mới có đủ sức để đột phá những xung kích trên đường ngược chiều đó. Nếu có đủ sức vượt qua được những khảo nghiệm của không gian và thời gian, mới có thể thành tựu được công trình mới tươi sáng cho cuộc sống thế gian. Điển dụ như khai mở một cửa tiệm nhỏ, hy vọng chỉ trong vòng ba tháng, hoặc nửa năm liền có thể đạt được < một vốn vạn lời>. Sự bàn tính này hẳn là đã vượt chỉ tiêu như ý. Cửa tiệm nhỏ khi mới khai mở, nếu chẳng phải từ trong mưa gió trưởng thành, từ trong dòng sóng nghịch chiều, dũng tiến; và nếu không có kế hoạch một năm, hai năm, ba năm không ngừng nỗ lực phấn đấu hứơng trước tiến, làm sao có thể thu hoạch được lợi tức phong hậu như vậy? Lời mà người xưa thường nói:” sắc liễu xanh thẫm, hoa tươi thắm ”, “ phong hồi lộ chuyển ”; là ý chỉ trên tiền đồ cuộc sống của đời người, có được cảnh giới trang nghiêm với muôn vàn cảnh sắc mỹ lệ, đâu chẳng phải là do từ sự tận tâm dốc sức phấn đấu giữ vững tay chèo vượt dòng xoáy ngược chảy xiết; đổ biết bao mồ hôi, sôi biết bao nước mắt, và chảy biết bao huyết mạch, đối mặt với biết bao sóng gió ba đào mới tạo được tình thế chuyển biến khả quan tốt đẹp, và mới thành tựu được cơ đồ tươi sáng hạnh phúc ngày nay!

 Hiện nay, xã hội được phân làm hai loại: xã hội thượng lưu, và nhân vật hạ lưu. Xã hội thượng lưu là xã hội với những con người đã từng trải qua biết bao cảnh giới khổ nạn gian lao, khó nhọc. Họ đã phải đương đầu chống cự với biết bao ong bướm ngỗ ngược, sổ sàng; nhộng tằm nhả tơ vây bủa, mới có thể phá gỡ được võng lưới bủa vây đó. Con tằm xuân muốn hóa thành bướm cần phải trải qua quá trình từ nhả tơ làm kén, đợi đến khi kén biến thành hình nhộng mới mọc cánh hóa bướm. Cũng vậy, cuộc sống của đời người nếu không trải qua gian lao khó nhọc, nếm mật nằm gai, làm sao có được đạo lý sống phong phú. Do vậy, muốn tiến nhập dòng sống xã hội thượng lưu, tất nhiên phải đồng với trách nhiệm làm người lái tàu thuyền đi trên đường ngược dòng nước chảy, phấn đấu dũng tiến. Nếu không có tinh thần qủa cảm <uy vũ bất năng khuất> và ý chí hướng thượng <tài sắc bất năng di> mà chỉ co lại trong cái sống vị kỷ, tham đồ cầu lợi, chỉ muốn chiếm đoạt công lao của người khác, trọn ngày chỉ biết nhàn du nương đàn dạo cảnh, nằm chờ sung rụng không chịu ra sức làm việc, đương nhiên chính tự mình cam nhận cuộc đời hạ lưu.

 Trên thế gian, bạn xem kìa, người đèn sách học tập muốn thành tựu được sự nghiệp công thành doanh toại, phải tự mình khống chế tất cả mọi nhàn du dục lạc, và ngày đêm không ngừng ra sức mài kinh nấu sử; gian lao tôi luyện cho đến ngày ứng khoa thi cử khảo hạch tràn đầy cam go gian khổ kết thúc mới gặt hái được kết quả tên mình vinh dự đứng trên bảng vàng, vinh quy bái tổ. Việc làm <Góp cát thành tháp, góp lông thành áo, góp gió thành bão>; là việc làm đòi hỏi cả một kỳ công nhẫn nại phấn đấu vượt qua cấm thành hạn hữu thời gian và không gian. Trong mỗi sự nghiệp và cuộc sống của đời người, có sự nghiệp nào thành công rực rỡ mà chẳng phải trải qua chiến trường gian lao khó nhọc, đối mặt với vạn ngàn quân giặc, quả cảm xông pha với chí khí quyết chiến, quyết thắng, cho dù phải hy sinh thân mạng! Có cuộc sống vinh quang hạnh phúc nào mà không từng trải qua biển khổ mêng mang, ngược dòng, dũng tiến!

 Cuộc sống của đời người là cả một hành trình đi ngược dòng nước chảy, nên sanh mạng này phải không ngừng phấn đấu vươn lên mới thành tựu được cuộc sống giá trị. Lại nữa, cuộc sống của đời người là dòng sống nghịch lưu sanh tử, có tinh cần mới có thể vượt qua được nghịch lưu sanh tử đó để đến bờ giải thoát giác ngộ. Sự nghiệp là một dòng cạnh tranh thị trường, có phát triển mới có thể thành công; Người học tập đang trên trên dòng trau dồi bể kiến thức mêng mông, cần phải nhẫn nại, dũng cảm cỡi gió vượt sóng ba đào, và cần phải có tinh thần cầu tiến, không sợ gian lao, không màng khó nhọc, tất cả vì sự nghiệp “ Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” mới có thể thành tựu được sở học hữu dụng. Chúng ta chỉ cần có tinh thần< ngược dòng, dũng tiến > thì ngay cả chí nguyện làm Tổ, thành Phật đều có thể thành tựu, hà huống sự nghiệp học tập nào có gì khó khăn không thể thành tựu? 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 2016(Xem: 6079)
Tháng 10 năm 2009, Cơ Quan Lương Nông Thế Giới báo động tình hình lương thực chung trên thế giới rất đáng lo ngại. Theo tổ chức nầy, thì hiện có trên 1 tỉ người đang bị lâm vào tình trạng thiếu ăn. Nạn nhân cũng vẫn là dân tộc của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi.
21 Tháng Ba 2016(Xem: 6073)
Có một bài học ngoại ngữ đã cũ về có và không có, đại ý rằng: Một ngôi sao màn bạc nổi tiếng, cô ta có rất nhiều tiền, cô ta có nhiều biệt thự với những bể bơi sang trọng, có xe hơi đát tiền, cô ta có tài năng vượt xa những con người bình thường khác , cô ta có sắc đẹp và thân hình tuyệt mỹ tràn đầy sức sống. Chưa hết, cô ta có một người chồng mơ ước với những đứa con đẹp tựa thiên thần, cuộc sống của cô thực sự là một thiên đường. Cô ta có tất cả.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 8555)
ĐĐ.Thích Minh Niệm, tác giả cuốn sách Hiểu về trái tim (NXB Trẻ) dành cho trang Phật giáo - Tuổi trẻ buổi trò chuyện về lòng biết ơn, việc sống đẹp trong tinh thần báo ơn. Đây như câu chuyện đầu xuân cho những người trẻ, để cùng khơi lên lòng biết ơn, giá trị của gia đình, sự nương tựa tổ ấm (tâm linh và huyết thống) để vượt qua cám dỗ, chông chênh, vấp ngã trên hành trình một năm dài phía trước...
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6553)
Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã có một cuộc gặp gỡ các nhà tư tưởng phương Tây ở Hà Lan để thảo luận về khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness – GNH), một khái niệm đối lập với khái niệm Tổng Sản phẩm Quốc gia (Gross National Product – GNP) – chỉ số về phát triển kinh tế của thế giới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6823)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 8660)
Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7746)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7874)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7681)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?