Tình thương yêu

16 Tháng Sáu 201515:00(Xem: 4336)
AJAHN JAYASARO 
AJAHN SUMEDHO 
CÙNG NHIỀU TÁC GIẢ KHÁC 
CHA MẸ - CON CÁI, TÌNH THƯƠNG YÊU, LÒNG BIẾT ƠN & ... 
Tổng hợp & biên dịch 
Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh 
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 2015

TÌNH THƯƠNG YÊU
Ajahn Jayasaro

Ajahn_JayasaroTỳ kheo Jayasaro (thế danh: Shaun Chiverton) sinh năm 1958, tạ i Anh Quố c. Năm 1978, ông tham dự khóa thiền tích cực với sư Sumedho, trải qua một mùa an cư tại đó (Thiền viện Amaravati, Anh quốc).
Năm 1979: Thọ giới sa di tại thiền viện Nong Pah Pong, bang Ubon Rajathani, Thái Lan.
Năm 1980: Thọ giới tỳ kheo tại Nong Pah Pong với vị Thiền sư trưởng lão nổ i tiếng, ngà i Ajahn Chah, là sư tế độ.
Từ năm 1997-2001: Trụ trì chùa Pah Nanachat (Lâm Tự Viện Quốc Tế), bang Ubon Rajathani, Thái Lan.

LỜI NÓI ĐẦU
Quyển sách nhỏ này bắt đầu là một bài pháp thoại bằng tiếng Thái. Sau khi tôi hiệu đính bản sao chép được in ở Thái Lan với tựa đề Lak Rak. Một độc giả, Varangkana Lamsam, cảm thấy quyển sách hữu ích nên quyết định thực hiện một bản in bằng tiếng Anh như một món quà Phật pháp cho tất cả các cư sĩ. Một thân quyến của cô là Pimkaeo Sundaravej, nhận được quyển sách và chuyển ngữ. Riêng tôi, tôi hiệu đính bản viết tay và làm sáng tỏ những điểm trong bài Pháp mà tôi cảm thấy hơi khó hiểu. Tôi muốn bày tỏ lòng cảm kích đối với sự cố gắng của hai vị Varangkana và Pimkaeo, nhờ đó quyển sách này đã thành hình.
Nguyện cho các hạnh lành Tam bảo dẫn dắt và bảo hộ tất cả những ai đọc quyển sách này.
Ajahn Jayasaro

Tôi luôn yêu thích những câu chuyện, đặc biệt là những câu chuyện khiến độc giả trong khi đọc đau khổ một chút và rơi vài giọt nước mắt trước khi câu chuyện được giải quyết với một kết thúc có hậu. Bây giờ Bát Chánh Đạo là câu chuyện mà tôi yêu thích nhất; sự giác ngộ là một kết thúc có hậu. Nhưng trong những câu chuyện mà tôi yêu thích khi còn nhỏ, các kết cục gần như luôn liên quan đến một loại tình thương nào đó. Nhưng khi tôi bắt đầu quan sát trong “cuộc sống thực tế”, tình thương đó không phải luôn luôn bảo đảm có hạnh phúc và nó ít khi giải quyết được việc gì lâu dài. Một trong những khẩu hiệu trong ngày tạo ấn tượng nhất cho tôi là khẩu hiệu hỏi rằng quý vị là một phần của vấn đề hay là một phần của giải pháp. Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi chúng ta có thể hỏi về tình yêu thương. Tình yêu thương có thực sự là một phần giải pháp cho sự đau khổ trong cuộc sống hay nó chỉ là một phần trong đó? Câu trả lời của tôi cho câu hỏi này là “còn tùy…”. Tùy thuộc vào cái gì? Còn tùy thuộc vào loại tình thương yêu nào và quý vị làm gì để chăm sóc tình thương yêu ấy. Kể cả tình thương yêu thuần khiết nhất cũng cần được liên tục tịnh hóa.

Tại sao lại cần liên tục thanh lọc tình thương yêu? Câu trả lời đơn giản là vì tình thương yêu hay bị làm cho vấy bẩn. Và chất bẩn gây ra đau khổ và nguyên nhân của đau khổ là ham muốn. Bởi vì nhân loại chúng ta không ham thích đau khổ dù chỉ là một mảnh nhỏ đau khổ, trong khi chúng ta vui vẻ chấp nhận mọi phần nhỏ của hạnh phúc đến với chúng ta, có nghĩa là chúng ta bảo chứng rằng tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, bao gồm tình thương yêu, phải có khả năng mang lại hạnh phúc, an toàn, thoát khỏi đau khổ. Tình thương yêu là một phần của cuộc sống mà chúng ta cần chiêm nghiệm với trí tuệ và sự hiểu biết.

Tình thương yêu thường có chiều hướng bị bó buộc với những cảm xúc khác, làm cho những người chưa bao giờ nhận xét rõràng về nó lầm tưởng rằng các cảm xúc đều có liên quan phần nào đến tình thương yêu, hoặc chúng thực sự là những biểu hiện của tình thương yêu. Thí dụ, thay vì thấy rằng sự lo âu, ganh tỵ là những tạp chất của tình thương yêu, chúng ta lại sử dụng chúng như là chứng cứ của tình thương yêu. Do đó, chúng ta vui vẻ gìn giữ các cảm giác này. Chúng ta thường mù quáng về những tạp chất của tình thương yêu. Điều đáng báo động về các phiền não (kilesa, những trạng thái tinh thần tiêu cực như lòng tham, sân, và si), ẩn núp trong những trái tim thiếu hiểu biết về Phật pháp (dhamma), là chúng có thể hủy diệt tình thương yêu. Đa số con người giống như một căn nhà trống, không có cửa, bất cứ ai cũng có thể vào hoặc ra tự do, trong số đó dĩ nhiên rất nhiều trộm cướp.

Chiêm nghiệm về tình thương yêu là việc làm thông minh bởi vì biết và hiểu rõbản chất của chúng là cách duy nhất để có được sự bình an và hạnh phúc, mà nhân loại chúng ta nên mong muốn điều đó. Đức Phật dạy rằng các pháp trên thế gian này hoàn toàn có thể là vấn đề cho những ai không có trí tuệ, nhưng chúng không phải là vấn đề cho những người có trí huệ. Tình thương yêu cũng như vậy. Khi trí tuệ của chúng ta phát triển một cách đầy đủ, thì chúng ta có thể buông bỏ sự buồn bã và thực hành khía cạnh vui vẻ của Pháp để cho tình thương yêu không thể gây hại và trở thành động cơ thúc đẩy cuộc sống của chúng ta đi đến hạnh phúc thực sự.

Học hỏi về tình thương yêu, đây là những loại câu hỏi chúng ta có thể tự hỏi: Tình thương yêu là gì? Những ưu điểm và khuyết điểm của tình thương yêu là gì? Tình thương yêu xuất hiện như thế nào? Làm thế nào để duy trì tình thương yêu? Tình thương yêu phân rã và kết thúc như thế

nào? Những tạp chất nào là của tình thương yêu? Điều gì bảo tồn và (thanh) tịnh hóa tình thương yêu? Chúng ta làm thế nào để tôn kính tình thương yêu để tăng thêm hạnh phúc và giảm thiểu niềm đau?

Thử thách đầu tiên để trả lời cho những câu hỏi này là một trong những ngữ nghĩa. Ý nghĩa của “thương yêu” thực không chính xác bởi vì chữ này được sử dụng để miêu tả nhiều loại bám víu khác nhau. Đôi khi chúng ta tuyên bố rằng mình yêu thích vật nào đó trong khi chỉ muốn nói rằng chúng ta thích vật ấy rất nhiều. Thí dụ, chúng ta yêu thích bơi lội, chúng ta yêu thích hải sản, chúng ta yêu thích phim này, phim kia. Với ý nghĩa này của tình thương yêu nó không tương ứng với bài thảo luận của tôi, tôi không muốn nhắc đến nó nữa.

Một loại tình thương yêu khác là sự tận tâm đối với những tài sản vô hình, tín ngưỡng hoặc lý tưởng, ví dụ tình thương yêu đối với tổ quốc hoặc tín ngưỡng. Sự bám víu vào một lý tưởng có thể rất mạnh mẽ và con người có thể có nguyện ý sát hại hoặc chết cho lý tưởng đó. Loại cảm giác này có giá trị bởi vì nó mang ý nghĩa và mục đích đến cho cuộc sống của chúng ta và giảm thiểu chút nào đó cho những vấn đề vụn vặt. Nhưng nó cũng cướp đi sự sáng suốt của chúng ta, và chúng ta cần trí tuệ để thanhh lọc loại thương yêu này một cách cẩn thận để tránh việc trở thành nạn nhân, hoặc làm con cờ trong tay những kẻ khống chế khéo léo. Trong cuộc xung đột, nếu chúng ta tin rằng chúng ta tốt, đúng, thuần khiết và phía bên kia là xấu ác, sai lầm, nhơ bẩn, chúng ta đã bị lạc đường. Những người tin tưởng hoàn toàn rằng họ đúng đã đi sai đường. Suy nghĩ về những chữ ‘chúng ta’ đối phó với ‘chúng nó’, trắng đối đen, tốt đối xấu, giống như một căn bệnh đã tạo ra vô số đau khổ trên thế gian. Sự đồng cảm là thuốc giải cho cách nhìn ấu trĩ này, đôi khi có người cho rằng điều này sẽ làm tê liệt hành động nhưng không phải vậy, sự đồng cảm làm cho ta thông minh hơn. Xem kẻ khác là ma quỷ, hoặc đơn giản từ chối nhượng lại nhân tính cho họ, đưa đến sự tàn ác, những hành động vô độ, mà cuối cùng sẽ dội ngược lại các thủ phạm. Tự cho ta là đúng, là một dạng nhiễm độc. Tìm hiểu con người và tình huống mang đến những giải pháp đúng đắn. Khi một người cố gắng thuyết phục chúng ta ganh ghét hoặc coi thường những kẻ có quan điểm khác với chúng ta, người đó không phải là một “người bạn tốt” (kalyanamitta). Vị đó đang hành động như một “người bạn xấu” (papamitta), dẫn dắt chúng ta đến những hướng hủ bại. Khi chúng ta áp dụng một phương pháp tư duy hoặc triết lý, chúng ta nên xem xét mức độ đúng đắn của nó với sức mạnh của Pháp. Thí dụ, việc đó được xem là đúng đắn khi tâm thức của chúng ta bình lặng thông qua thiền định hay, là khi tâm thức của chúng ta đang bị đốt cháy?

Loại thứ hai của tình thương yêu đáng được mổ xẻ bởi vì nó có ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và hòa bình. Nhưng ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến việc phân tích loại thứ ba của tình thương yêu, đó là tình thương yêu cá nhân: Tình thương yêu dành cho mẹ cha, anh chị em, thân nhân, bằng hữu, chồng vợ, con cái, và cháu chắt. Và cuối cùng, loại thứ tư của tình thương yêu là lòng từ (metta).

Quan sát đầu tiên tôi nhận thấy là ba loại thương yêu luôn luôn mang đến đau khổ cho cuộc sống của chúng ta hoặc nhiều hoặc ít, bởi vì đó là cách của thương yêu và cũng đó là cách của trái tim con người.

Tình yêu trần tục có những giới hạn tự nhiên chỉ vì nó là một phần của thế gian. Nó luôn luôn thiếu sót. Đây là tin xấu. Nhưng tin tốt là còn có một loại tình thương yêu cao cả, tên là lòng từ (metta). Đó là tình thương yêu vô điều kiện, được bày tỏ không thiên vị một cách bao quát cho tất cả các chúng sinh. Đây thực sự là tình thương yêu thuần khiết. Khi sự bám víu không có giới hạn, nó không mang lại đau khổ. Ngược lại, lòng từ chỉ mang lại một loại hạnh phúc thỏa mãn nhất, bởi thay vì làm một phần của một thế giới không hoàn toàn, nó là một phần trên con đường đi đến giải thoát.

Những lời dạy của Đức Phật chỉ ra hai khuyết điểm quan trọng của tình thương yêu trần tục: (1) Tình nhân, người yêu dấu, và tình thương yêu tất cả tự chúng đều vô thường. Những biến động và thay đổi tùy vào các nguyên nhân và điều kiện trên thế gian, bao gồm cả tình thương yêu cá nhân, nó thường hằng hoặc có thể là một nơi ẩn trú thực sự. (2) Tình nhân, là một con người chưa giác ngộ, trái tim họ sẽ luôn luôn mang những cảm xúc tiêu cực (thành ngữ trong Phật giáo là phiền não hoặc kilesa), nó mang lại sự không hài lòng trong tình yêu và có thể gây ra những vấn đề trong quan hệ tình ái vào bất cứ thời điểm nào. Tình yêu trần tục thường đã khó khăn để tồn tại, mà chúng ta còn làm cho nó tệ hại thêm với sự u mê của mình, với những ham muốn không đâu.

Những người mà đức Phật gọi là “có chánh kiến” (samma ditthi) luyện tập bản thân để có thể nhìn thấy tình thương yêu qua lăng kính của Tứ Diệu Đế. Họ luyện tập bản thân để nhận biết những khiếm khuyết vốn có của tình thương yêu trong cuộc sống của họ, cố gắng tìm kiếm giá trị đúng đắn và ý nghĩa thực sự cho tình yêu. Mặc dù tình yêu đang hiện hữu, họ cố gắng loại bỏ những tạp chất trong tâm từng gây ra đau khổ. Mục đích của họ trong tình yêu là tránh né và giảm thiểu sự đau khổ xuất hiện, và để đạt được cũng như dâng tặng hạnh phúc trong khả năng của họ. Cuối cùng, họ sử dụng những lời dạy của Đức Phật để huấn luyện hành động, lời nói, và tâm ý, để dẫn dắt tình thương yêu của họ hướng đến lòng từ càng nhiều càng tốt, được gây cảm hứng bằng ý thức về cái đẹp của một tình yêu vô điều kiện.

Một vài bạn đọc có thể không thấy bất cứ lợi ích nào trong việc luyện tập này và có thể nêu lên nghi vấn rằng tại sao chúng ta phải bận tâm để can thiệp vào tình yêu trong khi tình yêu tự nó đã tốt rồi. Đối với việc này tôi trả lời với một chất vấn: Nếu thực sự tình yêu đã tốt rồi, vậy thì nó sẽ tồn tại trong bao lâu? Làm sao quý vị biết được? Đức Phật đã chỉ cho chúng ta rằng nếu vật nào đó là thật, nó sẽ chịu đựng được thử thách. Chỉ có những vật giả tạo mới không thể chịu được sự kiểm tra. Vì thế nếu tình yêu của chúng ta là chân thật, chúng ta không phải sợ nó bị thử thách. Nếu chúng ta muốn buông bỏ sự giả tạo và đạt đến sự xác thực, chúng ta phải học kiểm tra trái tim của chúng ta. Bài kiểm tra đó phải bao gồm tất cả các cảm xúc, bao gồm những thứ ta trân quý nhất trong lòng như tình yêu.

Là những thực tập sinh tâm linh, chúng ta phấn đấu để hiểu về tình thương yêu. Khi chúng ta kiểm tra tình thương yêu với tinh thần trung lập, không thiên vị, những bám víu xuất hiện từ sự si mê sẽ dần dần tan biến cùng với những tạp chất đã ngấm vào tâm của chúng ta, và bị gói chung lại với tình thương yêu. Chúng ta bắt đầu cảm kích hương vị tình thương yêu không bị nhiễm độc, và cuối cùng trong lòng những ai từng luyện tập giỏi sẽ tồn tại một tình thương yêu trong sáng, thuần khiết và vô điều kiện đang trôi chảy một cách tự nhiên nơi tâm thức hân hoan.

Loại tình thương yêu cá nhân mà chúng ta trải nghiệm bắt đầu trong cuộc sống là tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái. Khi lớn lên, chúng ta có xu hướng xem tình thương yêu của cha mẹ là điều đương nhiên bởi vì họ dường như là một phần cố định của thế giới này như đất, nước, lửa và không khí. Chúng ta cảm thấy mình có quyền hưởng thụ tình thương yêu của cha mẹ. Điều này làm cho chúng ta dễ tự mãn. May thay, điểm mạnh trong xã hội ở Thái Lan là nó nhấn mạnh đến lòng biết ơn, khuyến khích con người ghi nhớ công ơn cha mẹ và trải nghiệm niềm vui đền trả lại lòng tốt của cha mẹ. Cuối cùng khi cha mẹ phải rời xa chúng ta, nỗi buồn của chúng ta không cần nhuốm màu hối tiếc. Những kỷ niệm của chúng ta đều đầy dẫy niềm tự hào rằng chúng ta đã làm tròn bổn phận hiếu để với cha mẹ.

Có lẽ không có cha mẹ ở bất cứ nơi nào cho rằng thương yêu con cái chỉ mang lại hạnh phúc. Phải nói rằng đau khổ xuất hiện như là hậu quả của tình thương yêu nơi cha mẹ được xem là hồi báo bằng niềm vui được làm cha mẹ. Khi mà bản thân con cái đau khổ bởi bệnh hoạn hoặc vì tình cảm mà thất vọng hoặc không thể có được những gì chúng muốn, các bậc cha mẹ từ ái thường đau khổ nhiều hơn đứa con. Cha mẹ có thể chịu đựng sự đau khổ của bản thân nhưng lại không thể chịu đựng được nỗi đau khổ của con cái. Trong những năm dài nuôi dưỡng con cái, đa số cha mẹ tự nguyện hy sinh và chịu đựng sự mệt mỏi khó khăn về thể chất cũng như cảm xúc, để cho con cái có năng lực, có thể thành công, và hạnh phúc.

Tình thương của chúng ta dành cho cha mẹ và con cái là sự dính kết tự nhiên bị lu mờ bởi đau khổ. Đây là sự đau khổ mà đa số tự nguyện chịu đựng, tuy nhiên chúng ta phải quan tâm đến việc tìm hiểu, liệu có bất kỳ khía cạnh đau khổ nào chúng ta có thể từ bỏ mà không ảnh hưởng gì đến việc làm một đứa con ngoan hay bậc cha mẹ tốt.

Loại tình thương yêu mà con người quan tâm nhất là tình yêu đôi lứa. Gần như hầu hết mọi người đều hy vọng mình may mắn, gặp được phân nửa kia của mình hoặc một người đồng cam cộng khổ, rồi thì vui sống cùng nhau đến bạc đầu. Thực sự yêu một người và được người thực sự yêu lại là một trong những giấc mơ phổ biến nhất. Tuy vậy, muốn yêu và được yêu theo cách này thường bị ràng buộc với những phiền não như vọng tưởng và dục vọng. Vì vậy, điều quan trọng là ta nắm rõ được làm thế nào để không đau khổ quá đáng trong khi yêu và được yêu.

Các thi sĩ có xu hướng ca ngợi tình yêu như là một trải nghiệm tối thượng trong cuộc đời. Một vài khoa học gia, mặt khác, xem tình yêu chỉ là kết quả của những phản ứng hóa học trong não, tiến hóa để duy trì sự sinh sản cho các loại. Đó là cái gì? Cái gì có trước, con gà hoặc cái trứng, bộ não hay là tâm thức? Những loại tranh luận như vầy đã xuất hiện từ lâu lắm rồi và chưa bao giờ đi đến kết thúc. Một câu hỏi thú vị hơn là làm thế nào để tôn trọng tình yêu và để được hưởng lợi ích nhiều nhất từ tình yêu. Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này bắt đầu với sự quan sát về cuộc sống của chính chúng ta, cuộc sống của những người xung quanh chúng ta, và cuộc sống của dân số nói chung.

Cái gì là sự hấp dẫn của tình yêu? Trong giai đoạn đầu, tình yêu là thuốc giải cho sự nhàm chán đối với những ai thấy cuộc sống cũ rích, không thú vị, chỉ tràn đầy sự vất vả hoặc trống vắng, hoặc đối với những người cảm thấy lạc lõng không có mục đích trong cuộc sống. Tình thương yêu có thể tạo ra sự phấn khởi và ý nghĩa. Trạng thái đang yêu là say đắm, là sự khích động được đón chào. Sự thăng trầm của các cảm xúc mãnh liệt --- giống như thường xuyên ngã vào địa ngục và rồi lên thiên đàng --- làm cho những người đang yêu nhau cảm thấy tràn đầy sinh lực và sức sống.

Tình yêu có vô số cám dỗ khác. Đối với các cặp sống chung, có thêm khả năng đáp ứng nhu cầu tình dục, có thêm cảm giác an toàn rằng ninh là người quan trọng nhất trong cuộc sống của người kia, cũng như cảm giác ấm áp, thoát khỏi sự cô đơn. Sống với một người mà chúng ta có thể là chính mình, không giả bộ hoặc che giấu là sự thoải mái trong một thế giới bận rộn, cạnh tranh và gian trá. Chắc chắn rằng bất cứ gì xảy ra, người yêu của chúng ta sẽ không bỏ rơi chúng ta và sẽ giúp đỡ chúng ta đối phó các vấn đề với sự đồng tình và thông cảm, sẽ khuyến khích chúng ta khi chúng ta mệt mỏi và thất vọng, sẽ cảm kích chúng ta một cách chân thật, và sẽ vui mừng với những thành tựu của chúng ta --- tất cả những điều này là nguyên nhân chắc chắn cho hạnh phúc. Hơn nữa, nếu người yêu của chúng ta có khả năng, thành công, và được kính trọng, chúng ta cảm thấy hãnh diện. Tình yêu có vô số quyến rũ.

Tình thương yêu cá nhân sẽ không phổ biến nhiều như vậy nếu như nó không có thực chất. Nhưng như một người tu sĩ đã hơn 30 tuổi sống độc thân, có lẽ tôi không phải là người đủ điều kiện để trình bày về tất cả những niềm vui trong tình yêu; các độc giả của tôi có lẽ phải cung cấp những điểm mà tôi thiếu sót. Nhưng sau khi xem xét những cái tốt mà tình yêu cung cấp, quý vị hãy làm ơn áp dụng nó trong tâm: Khi chúng ta có thể xác định những lợi ích của tình yêu và những gì chúng ta muốn hoặc nhận được từ tình yêu, chúng ta có thể tự hỏi làm thế nào chúng ta đáp trả lại những điều này cho người thương yêu của mình, và cố gắng hoàn thiện hoặc hoàn chỉnh những khuyết điểm của bản thân.

Chúng ta nên chia sẻ những gì với những người thân yêu? Đây là một vài thứ: Niềm vui, sự hiểu biết, sự đồng tình, sự khích lệ, tôn trọng, quan tâm, tin tưởng, kiên nhẫn, tha thứ, làm nhà tư vấn giỏi và là người bạn thân nhất. Đồng thời, nếu chúng ta muốn những điều này từ họ, chúng ta phải cho họ biết. Đừng đơn giản cho rằng họ phải biết cho dù chúng ta không nói, bởi vì vô số điều mà con người biết thường theo bản năng, họ không biết tất cả mọi thứ hoặc họ đã biết nhưng giờ họ đã quên. Chẳng phải có ý nghĩa hơn khi những người yêu nhau nói chuyện rõràng với nhau thay vì sử dụng sự mỉa mai bực bội? Nói rõràng với nhau dễ chịu hơn nhiều. Trái lại, những gì ngọt ngào có thể trở nên đắng chát.

Tình yêu giữa hai người cần được quan tâm nhiều. Phim ảnh, trò chơi, tiểu thuyết, chuyện cổ tích và quảng cáo tất cả đều tìm cách thuyết phục chúng ta rằng loại tình yêu này là đỉnh cao của cuộc sống. Cuộc sống không tình yêu được miêu tả như không hoàn mỹ và bi thảm. Tuy nhiên, nếu chúng ta dừng lại và suy ngẫm một chút, chúng ta có thể thấy rằng tình yêu lãng mạn trong cuộc sống, kể cả khi chúng ta đủ may mắn để trải nghiệm một tình yêu như trong truyện, nó chẳng bao giờ là sự cứu cánh. Tình yêu có thể làm giảm đi vài niềm đau ở mức độ nào đó, nhưng nó không thể dập tắt hoàn toàn hết tất cả đau khổ. Thậm chí hoàn toàn yêu một ai đó và yêu vĩnh cữu là không đủ. Vô số Phật tử suy nghĩ rất ít về việc đổi đạo chỉ để kết hôn với người mà họ yêu. Rất ít người có suy nghĩ là họ hy sinh nhiều như thế nào và tương đối những gì họ đạt được thì rất ít.

Các thanh thiếu niên thường xem tình yêu như là giải đáp cho tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Họ cho rằng chỉ cần yêu và được yêu là việc chánh; một khi đã có tình yêu thì mọi thứ khác sẽ đâu vào đó. Nhưng nếu chúng ta nguyện ý nhìn cho rõràng, kinh nghiệm dạy chúng ta rằng việc xác định hạnh phúc lâu dài không tùy thuộc vào sự hiện hữu của tình yêu mà là phẩm chất của những hành động, lời nói và tâm thức của chúng ta. Cuối cùng, một người không thực tập về tâm linh, xem tình yêu là nơi ẩn náu, đang tạo ra điều kiện cho sự thất vọng.

Quý vị có nhận thấy rằng chính xác rất nhiều người yêu nhau lại đau khổ bởi vì họ cho rằng tình yêu sẽ là phương pháp chấm dứt đau khổ, rằng nó sẽ giải quyết được mọi việc? Họ có xu hướng cảm thấy thất vọng và bị lừa dối khi sự việc không trôi chảy như họ nghĩ. Họ cảm thấy không thể nào là như vậy, điều này rất là không công bằng. Một khi cảm xúc tình yêu phai nhạt, chúng ta dễ dàng mù quáng đối với các phương thức cho dù là tốt nhất trên thế gian, sự non nớt về cảm xúc và tâm linh liên tục phá hoại chúng ta. Đức Phật luôn chỉ vào sự thực rằng chúng ta đau khổ vì những ham muốn xuất hiện mà chúng ta chẳng hiểu chi về bản thân mình. Đau khổ chỉ chấm dứt khi những ham muốn bắt nguồn từ si mê (tanha) chấm dứt, không phải vì anh yêu em và em yêu anh.

Hy vọng chấm dứt đau khổ bằng tình yêu là đã bắt đầu sai lầm, nhưng vấn đề không phải là tại tình yêu. Tình yêu chỉ là như vậy, không hơn, không kém. Nhưng không hiểu (hoặc hiểu lầm) bản thân, chúng ta đòi hỏi tình yêu cho chúng ta thứ mà nó không thể cho. Chúng ta làm cho bản thân trở thành nạn nhân của sự đòi hỏi không thực tế.

Tình nhân, người yêu, và tình yêu là sankhara (hành): Hiện tượng điều kiện hóa không thể tự nó duy trì liên tục trong một trạng thái đặc biệt. Xa lìa người thân yêu là điều tự nhiên và không thể tránh khỏi. Nếu không phải là hôm nay thì là một lúc nào đó ở tương lai, chúng ta sẽ phải rời xa tất cả những người chúng ta thân yêu là điều không thể tránh khỏi. Cái chết hoàn toàn là sự việc bình thường cho tất cả các chúng sinh trên thế gian này, không ai ngoại lệ. Tuy nhiên, những người chưa bao giờ bỏ thời gian để kiểm tra bản chất của cuộc sống sẽ dễ bị tổn thương nhiều hơn. Mức độ đau khổ mà họ trải nghiệm khi chia ly thay đổi tùy vào mức độ bám víu. Tình yêu vĩ đại thì nỗi bi thống cũng vĩ đại; tình yêu

khiêm tốn thì nỗi bi thương cũng khiêm tốn. Đôi lúc thậm chí trước sự chia ly của cái chết, còn có những sự chia cách quan trọng như bệnh hoạn. Ví dụ, bệnh tâm thần hoặc lão suy có thể làm cho người thương yêu chúng ta sâu sắc không nhận diện được chúng ta. Bản chất của sự thay đổi tùy vào nguyên nhân và điều kiện và chẳng màng để ý đến dục vọng của bất cứ ai. Tuy rằng chúng ta có thể cầu nguyện một cách nhiệt tâm, cầu khẩn hoặc dâng lễ vật, sự chia ly, sớm hay muộn luôn luôn sẽ đến. Chúng ta cười kẻ cầu khẩn một đấng thiêng liêng để cho trời đừng hoàng hôn, nhưng từ khước sự chấp nhận cái chết chắc chắn ở phía sau trạng thái tinh thần không khác nhau là mấy.

Trong tình yêu lãng mạn, những người yêu nhau cảm thấy thôi thúc phải đòi hỏi hoặc kêu réo tình yêu của họ thường xuyên. Trong thời đại điện thoại di động, họ gọi hoặc gửi tin nhắn với những lời quyến rũ nhiều lần trong ngày cho đến khi điều đó trở thành thói quen hằng ngày. Và những bày tỏ tình yêu trở thành chủ đề của sự lạm phát ngôn ngữ nhất định --- con người hứa hẹn yêu nhau vĩnh cửu hoặc (mặc dù không thể nhớ nổi kiếp trước) tuyên bố rằng đã từng yêu nhau qua những kiếp trước. Có nghĩa là gì khi chúng ta nói những câu khó tin như vậy? Người nào nói lên điều này có thể muốn nói rằng ở thời điểm đó (hãy cứ cho là họ thành thật) họ cảm giác rằng tình yêu vĩ đại và tại thời điểm đó không thể tưởng tượng được cảm giác đó sẽ khác đi. Nhưng ai có thể bảo đảm sự lâu dài của cảm giác đó, khi cường độ của cảm giác không phải là bằng chứng của sự lâu dài?

Thực đáng để ghi nhận rằng điều nằm sau sự đòi hỏi tình yêu là sự lo âu, vì không có nỗi sợ hãi sâu thẳm rằng một ngày nào đó tình yêu sẽ không còn hiện hữu nữa (hoặc hiện hữu cùng phương thức) tại sao người ta cảm giác rằng họ

phải đòi hỏi tình yêu nhiều như vậy? Nếu tình yêu là điều gì đó tự nó xảy ra không có bất cứ ý muốn nào như là rơi vào trong hố, làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn rằng trong cuộc sống này cái hố của chúng ta hoặc cái hố của người khác là duy nhất? Bất cứ giá nào, một khi tình yêu được tuyên bố, từ lúc này trở về sau nó liên tục được tuyên bố để cho người kia vững tâm rằng tình yêu vẫn chưa thay đổi. Nếu sự tuyên bố thường xuyên giảm đi, người kia có thể cảm giác bị bỏ rơi hoặc nghi ngờ. Đây là một loại áp lực.

Nếu người nào đó nói với chúng ta, “anh yêu em / em yêu anh”, điều này có thực tốt không? Có thể lắm, nhưng nếu như chúng ta không yêu lại người đó. Tình yêu đơn phương giữa bạn học hoặc đồng nghiệp có thể tạo ra những tình huống bối rối. Đôi lúc người bị bối rối, nói dối rằng họ cũng yêu người kia bởi vì họ không muốn người kia đau lòng vì bị từ chối. Đàn ông có thể nhận thấy biểu cảm của tình yêu như giá cả cho những mua bán nhục dục. Nhưng dù với bất cứ lý do nào mà họ nói, một khi những chữ “anh yêu em / em yêu anh” xuất hiện, những chữ này tự chúng có cuộc sống riêng, và mối quan hệ bị thay đổi một cách không thể vãng hồi. Một số người không cố ý gian dối nhưng chỉ vì không biết làm thế nào để gọi tên các cảm giác của họ. Vì bối rối, họ cho rằng họ có thể cũng nên gọi cảm giác của họ là tình yêu vì họ không biết cách nào khác để gọi nó.

Tình yêu, cái tên đơn giản ấy, là một hiện tượng phức tạp, trộn lẫn với những trạng thái tình cảm khác đã khắc ghi trong tâm chúng ta, nó làm cho chúng ta tin tưởng nó là một phần hoặc là sự bày tỏ tình yêu. Lo lắng và lo âu là những thí dụ tốt. Những cảm xúc này thường xuyên được xem là chứng cớ của tình yêu chân thật: Không lo lắng nghĩa là không yêu. Khi một người con trai hoặc con gái về trễ và không liên lạc được bằng điện thoại di động, người mẹ rất là căng thẳng, trông chừng đồng hồ thường xuyên trong khi tưởng tượng đủ thứ chuyện. Nhưng rất ít người mẹ xem sự lo lắng là sự ô nhiễm tinh thần mà họ cần từ bỏ. Hơn nữa, họ phản đối bất cứ lời khuyên nào kêu gọi họ bình tĩnh lại và đừng lo lắng, họ đơn giản lặp lại rằng chỉ là họ không thể, không thể làm gì khác.

Lo âu và lo lắng là những sản phẩm phụ của sự bám víu trong một thế giới ảo tưởng và nguy hiểm. Chúng gần giống với giá cả tình yêu. Sự bám víu làm cho chúng ta chấp nhận đau khổ của người khác như là của chính mình. Bất cứ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần nào người thương của chúng ta phải trải qua đều làm cho chúng ta đau đớn. Đôi khi nỗi đau khổ của chúng ta còn nhiều hơn họ. Tuy vậy, Phật pháp (Buddhadhamma) nói rõràng với chúng ta rằng nỗi đau tinh thần được tạo ra bởi những cái nhìn sai lầm về cuộc sống chứ không vì những sự kiện hoặc quan hệ đặc biệt nào. Những gì xảy ra cho chúng ta chỉ có thể là một điều kiện hoặc cò súng cho nỗi đau nội tại, không phải là nguyên nhân. Thách thức của chúng ta là làm thế nào để yêu mà đau khổ ít nhất. Phát triển chánh niệm (Sati), dẫn dắt tư tưởng của chúng ta và phòng ngừa tâm thức của chúng ta chạy loạn, đó là mỹ thuật, đó là nghệ thuật sống có thể làm dịu đi loại đau khổ này. Chánh niệm cho phép chúng ta phân biệt những lo lắng bình thường, phổ thông với nỗi đau không cần thiết của sự rối loạn tinh thần và căng thẳng. Chúng ta phải học nhận lấy trách nhiệm đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta, bởi vì không một ai có thể làm điều này cho chúng ta.

Những lo âu quá đáng có thể được dập tắt với sức mạnh của chinh niệm cùng với sự ổn định nội tại và thiền định (Samadhi). Những lo âu hợp lý có thể được kiểm soát bằng cách nhắc nhở bản thân rằng mọi vật xảy ra tùy thuộc

vào những nhân duyên. Việc mà chúng ta có thể làm, là làm trong hết khả năng của mình, chấp nhận kết quả, và học hỏi từ đó. Lo lắng là một thói quen có hại, nó chẳng giúp ích gì được cho chúng ta. Nó làm cho chúng ta buồn bã, có ảnh hưởng bất lợi đối với những người xung quanh chúng ta, và làm giảm khả năng ứng biến sáng suốt của chúng ta. Nhưng nó cần thời gian để phát triển chánh niệm, sự yên tĩnh nội tại và tĩnh giác. Đồng thời đôi lúc tự ca một hai câu của bản nhạc Que sera, sera cũng giúp đỡ không ít. Đối với tâm thức của tôi, nó là những văn bản phi-Phật-giáo vĩ đại.

Sự khó khăn khác có thể đồng hành với tình yêu là sự khó chịu đối với gia đình của người yêu. Đôi lúc cha mẹ hoặc anh chị em của người yêu không thích mình; đôi lúc họ thích mình nhưng mình lại không thích họ. Đôi lúc có vấn đề đặc biệt xảy ra, nhưng thường là sự va chạm của những cá tính với nhau. Vô số người sẽ thừa nhận rằng nếu họ có sự lựa chọn họ sẽ không muốn có quan hệ nào đối với thân bằng quyến thuộc, nhưng họ chịu đựng những người này vì coi đó là nhiệm vụ để giữ hòa khí trong gia đình. Một số người có thể may mắn và hòa thuận với tất cả mọi người, nhưng đối với với vô số người, quan hệ với gia đình và bằng hữu của người họ yêu là một gánh nặng trong tình yêu mà không phải là tiền thưởng.

Mục đích ở đây không phải là phỉ báng tình yêu, mà là để phát triển sự hiểu biết trọn vẹn. Thí dụ chúng ta có thể quan sát những quan hệ tình yêu có thể làm yếu đi các mối quan hệ bằng hữu khác. Ghen ghét có thể là nổi giận. Thật khó khăn cho chúng ta nếu một người bạn cũ không hòa thuận được với người chúng ta yêu thương --- hoặc nếu họ quá hòa thuận với nhau. Không có tình yêu, nỗi đau khổ này sẽ không xảy ra; nó xảy ra như là kết quả trực tiếp của tình yêu. Những ranh giới phân biệt và thiên vị là cố hữu trong tình thương cá nhân. Thực tế điểm chính xác là quý vị có những cảm giác mạnh mẽ với người yêu của mình hơn là những người mà bạn chỉ gặp họ trên đường mỗi ngày. Cái đặc biệt là sự dẫn dụ của nó. Nhưng tình yêu này, cho dù nó cho chúng ta tất cả, nó cũng không thể nào đưa đến sự bình an.

Một trong những quyến thuộc của tôi ngưỡng mộ ngài Mahatma Gandhi như là anh hùng khi chúng tôi còn học chung trường. Ahimsa cho anh ta ấn tượng rất mạnh mẽ, phương pháp bất bạo động đối với sự áp bức của phe đối lập mà ông Gandhi đã phát triển. Sau sáu năm làm tu sĩ ở Thái Lan, tôi quay về thăm gia đình lần đầu tiên. Một ngày trong khi tôi đang trò chuyện với một thân nhân, tôi hỏi anh ta rằng anh ta còn ngưỡng mộ Gandhi nữa không. Anh ta nói rằng vẫn còn nhưng mà khi cuộc sống của anh ta thay đổi và rồi quan điểm về sự bất bạo động cũng đổi thay. Lúc này anh ta đã là cha của hai đứa trẻ và anh ta thú nhận rằng nếu bất cứ người nào làm hại đến con cái của anh ta, và anh ta sẽ không ngần ngại mà giết họ. Bây giờ anh ta trung thành với sự bất bạo động ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Sau đó, tôi suy nghĩ làm thế nào, trong khi tôi cảm thông với cảm giác của người thân, dường như đối với tôi một khi quý vị cho phép một khái niệm về “sự cần thiết không may” hoặc “những trường hợp đặc biệt” thì sự bất bạo động xem như là mất đi hiệu quả. Ahimsa có ngoại lệ thì không phải là Ahimsa. Ngày đó tôi nhận biết tình yêu, kể cả tình yêu đẹp đẽ giữa cha và con, có thể làm suy yếu lý tưởng cuộc sống của chúng ta.

Vài người may mắn có được bạn đời tuyệt vời. Sau nhiều năm chung sống họ vẫn yêu thương lẫn nhau. Họ không xa cách nhau, họ vẫn đồng hành với nhau; họ nói với nhau những lời ngọt ngào, không cộc cằn hoặc cằn nhằn. Nhưng kể cả loại hạnh phúc này, dù bình dị như vậy, cũng có chiều hướng làm cho chúng ta sơ sót và quá tự mãn để bản thân cam kết luyện tập về tâm linh. Nó giống như ngồi thoải mái trên chiếc ghế nệm và không muốn đứng dậy làm việc. Cuối cùng không cần biết những người yêu nhau, thương nhau nhiều bao nhiêu, cuối cùng họ cũng phải chia tay tùy thuộc vào luật thép của thiên nhiên. Thực rõràng, những người quá dựa vào người phối ngẫu sẽ phải chịu khổ vì họ không phát triển được sức mạnh của riêng họ.

Tóm lại, tình yêu thương có nhiều lợi ích. Nó ngăn ngừa sự cô đơn và mang lại tình hữu nghị trong cuộc sống. Nhưng nó không thuần túy là tốt: Nó vẫn còn bị bó buộc trong vòng sinh tử. Nó có thể gây ra đau khổ bất cứ lúc nào cho tất cả những ai thiếu trí tuệ, và không có sự giáo dục về tâm linh, những khó khăn nó mang lại cho cuộc sống của chúng ta là không thể tránh khỏi hoặc ít nhất rất khó tránh.

Mục đích của Phật giáo không chỉ là tìm thấy những thiếu sót trong tình yêu, mà là dạy cho chúng ta biết mở rộng lòng ra với bản chất chân thật của mọi vật. Chúng ta nên làm điều này bởi vì sự chiêm nghiệm và hiểu biết về phương pháp của mọi vật là con đường chấm dứt khổ đau. Một phương thức là thường xuyên suy ngẫm về những chân lý đơn giản của cuộc sống và để chúng thẩm thấu vào ta. Chúng ta nhắc nhở bản thân rằng điều tự nhiên là chúng ta sẽ già, chúng ta không thể tránh khỏi sự lão hóa; điều tự nhiên là chúng ta sẽ bệnh, chúng ta không thể tránh khỏi bệnh hoạn; điều tự nhiên là chúng ta sẽ chết, chúng ta không thể tránh khỏi cái chết. Sự chia cách khỏi những người chúng ta yêu thương và sự mất mát tài sản sẽ xảy ra, không sớm thì muộn, không nghi ngờ gì hết. Vì vậy chúng ta tự do để yêu thương nếu chúng ta muốn, nhưng điều sáng suốt là liên tục ghi nhớ rằng thời gian

chúng ta ở cùng với người thân là giới hạn. Có thể là một khoảng thời gian ngắn trong vòng vài tháng hoặc vài năm, hoặc một thời gian dài trong vòng 10 năm, 20 năm, 50 năm. Nhưng không biết là trong bao lâu chúng ta sống cùng nhau, cuối cùng cũng chỉ là sự hội họp tạm thời.

Thân thể con người mượn nhiều nguyên tố thiên nhiên, và chúng ta có thể buông bỏ nó bất cứ lúc nào. Nếu chúng ta suy ngẫm về sự vô thường và bất định của cuộc sống chung, chúng ta sẽ dễ dàng buông bỏ phiền toái và tha thứ cho nhau thay vì cãi nhau về những chuyện không quan trọng. Tất cả những tranh luận vô ích và phẫn nộ và phiền muộn là mất thời gian đối với những người mà thời gian sống chung bị hạn chế. Chúng ta không hào hoa như những sinh linh ở thiên đường. Nếu như họ có cãi vã lặt vặt về những điều thần thánh nhỏ nhặt, nó cũng chẳng đáng gì bởi vì họ có cả triệu triệu năm để mà hàn gắn trong khi họ ngồi đan những vòng hoa, ca hát, v.v… Kiếp con người của chúng ta không có nhiều thời gian như vậy. Kể cả người trẻ tuổi cũng chết hằng ngày, từ bệnh tật, tai nạn và chiến tranh. Suy ngẫm về sự mỏng manh của cuộc sống và sự vô thường làm cho tình yêu thương của chúng ta thông minh hơn và cho nó sự bảo vệ của trí tuệ.

Những người thực tập Dhamma (Pháp) mỗi ngày suy ngẫm về sự chia lìa và cái chết để luyện tập tâm thức chấp nhận sự thật bất như ý mà chúng ta cảm thấy rất khó chấp nhận. Không có sự tự mãn, chúng ta liên tục cần phải làm việc này không chỉ là thỉnh thoảng, mà là trong một thời gian dài. Nếu chúng ta làm như vậy, và rồi khi chúng ta chết, kể cả khi người thân của chúng ta hoặc người nào đó mà chúng ta yêu thương, kể cả khi cái chết đến bất ngờ, ý nghĩ trước tiên trong tâm thức của chúng ta là tất cả mọi vật (sankhara) thực sự là vô thường và Đức Phật đã dạy chúng ta chính xác như

thế nào. Đối với các thực tập sinh tâm linh, khi bi thương xảy ra, nó chắc chắn sẽ bị kiềm chế bởi sự hiểu biết đúng đắn về bản chất chân thực của mọi vật.

Dhamma (Pháp) có liên quan đến việc quan sát tâm thức, những ý nghĩ và cảm xúc. Nó liên quan đến việc nhận diện, thí dụ, trong việc định nghĩa những kinh nghiệm của chúng ta: Chúng ta thường nhìn và thấy như chúng ta muốn. Giả sử, thí dụ, chúng ta quyết định rằng những người chúng ta thương yêu phải có những phẩm chất như vầy, như thế này.

Nhưng rồi khi chúng ta rơi vào lưới tình và kết quả là họ thiếu một vài hoặc tất cả những phẩm chất mà chúng ta mong muốn, đa số chúng ta sẽ tự lừa dối bản thân và cho rằng điều này không phải như vậy. Chúng ta làm như vậy bằng cách chiếu những ý tưởng trong tâm thức của chúng ta, phủ lên thực tế của những người chúng ta thương yêu cho đến cuối cùng chúng ta chỉ nhìn thấy những gì chúng ta muốn thấy. Điều này rõràng không là nền tảng tốt nhất cho một mối quan hệ lành mạnh. Trong những trường hợp cực đoan kết quả là chúng ta chẳng tìm thấy mối liên quan nào đối với những người đó mà chỉ là ý tưởng của chúng ta về họ như thế nào. Nó chẳng đáng ngạc nhiên chút nào khi cách họ hành xử đối chọi lại với ý tưởng của chúng ta, chúng ta có thể cảm thấy tổn thương cay đắng một cách phi lý. Học cách nhận diện những ý tưởng, ham muốn và dự tính mà chúng ta áp đặt lên người khác, đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng quan trọng nếu như chúng ta muốn giảm đau khổ. Chúng ta cảm thấy buồn bực thường xuyên như thế nào về cách hành xử của người mà chúng ta thương yêu, không phải vì chính hành động đó mà là vì ý nghĩa đối với một số giả định mà chúng ta đã ấp ủ?

Học hỏi về chính bản thân cho chúng ta sự hiểu biết tốt hơn về những người khác, bởi vì về cơ bản, khi nhìn lại tâm

thức của mình, chúng ta học về bản chất tự nhiên của tâm thức con người. Chúng ta bắt đầu đồng cảm hơn và thấy rằng những thiện ý luôn luôn không đủ vì thiếu vắng sự có mặt của trí tuệ. Phụ nữ nhận thấy lỗi lầm của người phối ngẫu thường quyết định lên kế hoạch để cải tạo người họ thương yêu. Mặc dù họ tiếp cận nhiệm vụ với tình thương yêu và sự thành thật, họ thường hành xử với những phương thức mà người phối ngẫu của họ diễn giải như là sự phê bình về con người của họ, làm cho chọ cảm thấy bị tổn thương và trở nên cứng đầu. Yêu thương người phối ngẫu không có nghĩa là bắt buộc phải làm ngơ đối với những thiếu sót của họ hoặc bênh vực họ trong mọi trường hợp. Nhưng để có thể giúp họ sửa đổi, chúng ta cần có lòng kiên nhẫn, kiên trì, và tôn trọng cũng như chấp nhận tình huống hiện tại. Bắt nguồn từ ý nghĩ rằng họ nên hành xử khác hơn hiện tại là một thái cực mà chúng ta cần phải tránh. Giả định rằng họ luôn luôn hành xử như hiện tại là một thái cực khác. Trung đạo bao gồm sự hiểu biết về các nguyên nhân và điều kiện, và nghệ thuật “có thể”.

Phóng đại tầm quan trọng của tình yêu có nhiều khuyết điểm. Trong những tình huống thái quá, sự thần thánh hóa tình yêu có thể đưa đến bạo lực hoặc mưu sát. Tội ác vì tình là những tin tức cổ điển cho các tờ báo lá cải: Có thể kẻ bị phụ tình giết kẻ đã bỏ rơi họ, hoặc giết tình địch, hoặc giết cả hai, hoặc là tự tử, hoặc là giết cả hai rồi tự tử. Những thảm kịch như vậy có thể không xảy ra thường xuyên nhưng có bao nhiêu người đau khổ trong tình yêu mà đôi khi không nghĩ đến sự bạo lực? Tôi nghĩ rằng đó là một con số khá lớn. Thủ phạm chân chính không phải là con người mà là sự xác định với tình yêu, nghĩ rằng trong cuộc sống mà không yêu một người đặc biệt nào đó là cuộc sống vô giá trị và vô nghĩa. Những suy nghĩ như vầy là dấu hiệu của chỉ số thấp về

LQ (Love Quotient - chỉ số thông minh về tình yêu). Những người với chỉ số thấp về “sự thông minh trong tình yêu” có khả năng giết hại hoặc hủy diệt bất cứ gì ngoại trừ sự si mê của bản thân.

Một tình trạng đau buồn khác liên quan đến số lượng lớn phụ nữ trên toàn thế giới thường xuyên bị đánh đập bởi người phối ngẫu (một lần tôi nhìn thấy tài liệu thống kê của cảnh sát Anh quốc cho thấy gần 500.000 vụ bạo lực gia đình được khai báo trong vòng một năm). Những phụ nữ với các vết bầm trên cơ thể, bị gãy tay, gãy xương sườn, v.v.., được chăm sóc hằng ngày trong các bệnh viện. Một số bị chết. Tại sao nhiều phụ nữ từng bị bạo hành đồng ý quay lại, sống chung với người yêu bạo lực? Một số chịu đựng vì con cái, một số vì sợ hãi, số khác vì quán tính hoặc vì họ chẳng có nơi nào để đi, nhưng có thể thông thường là bởi vì tình yêu. Người yêu, khi không say rượu hoặc nổi giận, thường khẳng định trong nước mắt rằng anh ta yêu vợ /bạn gái. Anh ta xin lỗi và yêu cầu cho anh ta một cơ hội cuối cùng, và bạn gái / vợ chấp nhận rằng cô ta còn yêu anh và đồng ý với hy vọng rằng mọi việc sẽ tốt đẹp hơn từ bây giờ. Thế rồi anh ta có thêm cơ hội hết lần này đến lần khác, bởi vì sự hối hận của kẻ bạo lực thường dễ dàng hòa tan trong men rượu. Rồi thì vô số việc khủng khiếp trên thế giới được chứng minh dựa vào tên của tình yêu. Bạo lực gia đình không phải là con đường một chiều. Những hành vi bạo lực đối với đàn ông do đàn bà gây ra cũng phổ biến, chí ít là ở phương Tây, và đa số không được báo cáo.

Trong giai đoạn đầu của tình yêu, có lẽ cái gì của người yêu cũng tốt cả. Thậm chí những sai sót rõràng dường như trông dễ thương hoặc được xem là thiếu sót nhỏ mà tình yêu chân thật cần phải bỏ qua. Chúng ta nghĩ rằng không đáng kể, vì rằng có nhiều khác biệt tổng quát hoặc vì nghiệp (kamma), cá tính, giá trị, quan điểm, và tín ngưỡng. Chúng ta nghĩ rằng không đáng kể -- vì chúng ta yêu nhau! – mọi việc khác sẽ đâu vào đấy. Nhưng sau khi kết hôn một thời gian, những điều khó chịu ẩn núp một cách lặng lẽ bên trong có xu hướng di chuyển ra bên ngoài hoặc thậm chí nằm ở ngay giữa sân khấu. Một cặp vợ chồng muốn sống bền lâu, phải có đủ sáng suốt để buông bỏ quan điểm của mình, biết thích ứng và thỏa hiệp. Nhưng vô số cặp vợ chồng bắt đầu học bài học cay đắng rằng, tình yêu là thuốc chủng ngừa không đáng tin cậy đối với đau khổ. Khi lòng tự ái và quan điểm đối chọi nhau, những chữ “không phải như vậy”, “không phải như thế”, “tôi không chấp nhận điều đó”, “còn lâu”, “không!” liên tục xuất hiện. Chúng ta còn yêu nhau hay không? Còn, nhưng mà…

Đức Phật dạy rằng điều kiện chánh cho một cặp vợ chồng sống bên nhau hạnh phúc là sự chia sẻ căn bản về hành vi, tín ngưỡng, và giá trị sống. Dĩ nhiên, chúng ta thường được khuyên nhủ nên xem xét điểm này trước khi đồng ý kết hôn với nhau. Chúng ta có thể vì tình yêu, có thể chịu đựng những khác biệt cơ bản về ý tưởng và hành vi đối với người phối ngẫu, nhưng điều này sẽ không dễ dàng, và mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi có con cái.

Tình yêu có thể trở nên đầy đủ về mặt cảm xúc và cuộc sống ổn định, nhưng nó phải được thành lập trên mặt đạo đức, cùng với việc trau dồi đức hạnh nội tại, và trên hết, được dẫn dắt bằng trí tuệ. Trí tuệ ban đầu được thành lập trên sự phản ảnh về những nguyên tắc của Dhamma (Pháp) rằng tất cả mọi vật đều vô thường và không chắc chắn. Tất cả mọi vật có bản chất không hoàn mỹ. Khi chúng ta muốn một vật vô thường phải thường hằng, và một vật không hoàn mỹ phải hoàn mỹ, chúng ta tạo ra đau khổ cho bản thân mình. Hứng thú học tập làm thế nào để nhận thấy cuộc sống của chúng ta thoát khỏi sự thiên kiến là quan trọng, nếu chúng ta muốn siêu việt những tập quán có tính cách phá hoại của chúng ta. Luận án cơ bản của Phật pháp là khi mà tâm thức của chúng ta bị uế nhiễm với những thứ tiêu cực, chúng ta sẽ không bao giờ trải nghiệm được hạnh phúc chân thật. Nhưng khi tình yêu không thể thay thế sự cần thiết phát triển tâm linh, nó có thể hỗ trợ cho việc đó. Điều cần thiết cho chúng ta là giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục những điều tiêu cực bằng cách học tập về Phật pháp và áp dụng nó.

Một khi chúng ta có được “chính kiến” về tình yêu thông qua việc suy nghĩ về những ưu và khuyết điểm của nó, chúng ta cố gắng khuyến khích tập quán cùng loại, sự sáng suốt nơi tâm thức của con trẻ trước khi chúng bị uế nhiễm bởi những hình ảnh quảng cáo xung quanh chúng. Hãy nhìn ngày Lễ Tình Yêu: Một ví dụ của truyền thống không phát triển một cách hữu cơ từ những giá trị văn hóa của chúng ta, nhưng được cấu tạo cho những lý do quảng cáo. Hãy xem xét điều mà nó muốn nói với chúng ta về quan hệ giữa tình yêu, tính dục và sự tiêu thụ vật chất. Sau ngày Lễ Tình Yêu vừa qua, một người nói với tôi rằng nhìn thấy một bé trai 7 hoặc 8 tuổi ra khỏi xe, mang một bó hoa đỏ rất đẹp bước vào trường. Bó hoa là món quà tặng cho “bạn gái” của nó. Đây là một hình ảnh dễ thương hay là một hình ảnh kinh động? Đối với tôi, cha mẹ mà mua bó hoa này cho con trai đã không hành xử một cách sáng suốt. Đương nhiên nó là một việc nhỏ, một hành động vô tội, nhưng xuyên qua đó là sự tích lũy của những việc nhỏ như vậy mà giá trị của đứa trẻ được hun đúc.

Tham đắm hay tham ái (tanha) là kẻ cầm đầu của uế nhiễm. Chúng ta khao khát sở hữu, chiếm hữu, để sở hữu hoặc là để thể hiện bản thân, không sở hữu được hoặc không thể hiện được bản thân. Phiền não đôi lúc xảy ra vì tình yêu, đôi lúc mặc dù đang yêu, nhưng bất cứ khi nào nó xảy ra, đều là đau khổ theo sau. Chúng ta có xu hướng không nhìn thấy phiền não là các trạng thái tiêu cực cần phải buông bỏ. Hoặc nếu chúng ta nhận thấy một đặc điểm tiêu cực không thể phủ nhậnnào đó, chúng ta có thể thường biện minh cho rằng nó là một phần của con người chúng ta. Hoặc có thể chúng ta chỉ cảm thấy có lỗi và nói với bản thân rằng chúng ta xấu xa. Vì những lý do như thế mà các phiền não trở nên linh hoạt. Nhưng khi chúng ta nhận thức được mối nguy hiểm, chúng ta sẽ biết rằng ngoài sự luyện tập tâm linh không có cách nào để chỉnh sửa mọi vật. Không có chọn lựa nào; chúng ta phải khống chế được nghiệp lực (kamma) hắc ám của mình.

Mục đích của sự luyện tập đúng đắn là mở to mắt và tai để nhìn vào bản chất của những hành vi, lời nói, và suy nghĩ của mình. Học tập nhìn thấy những vật làm uế nhiễm cuộc sống của chúng ta với những tạp chất, chúng ta phát triển hành vi, cảm xúc và khả năng trí tuệ của chúng ta để đồng thời thoát khỏi tất cả những vấn đề.

Tính dục là một phần tự nhiên của tình yêu lãng mạn. Sự ham muốn tính dục hoặc cần tính dục được xem là sự phiền não trong Phật Pháp bởi vì nó cản trở việc phát triển sự bình an và trí tuệ nội tại. Để chuyển hóa sự tham đắm vào thân và tâm một bậc giác ngộ phải vượt qua tính dục. Nhưng đối với một người chủ gia đình, căn bản là sự quản trị thông minh về động lực của tính dục hơn là tiết chế nó. Đức Phật nhìn nhận rằng có rất ít người hứng thú với sự giải thoát khỏi lòng ham muốn tính dục, và như vậy ngài đã nhấn mạnh hành vi không gây hại cho bản thân và những người khác. Giới thứ ba trong năm giới (sila) của người cư sĩ cấm không ngoại tình, lạm dụng và có hành vi cưỡng chế tính dục. Sự tiết chế nội tại mà

ngài kêu gọi có nghĩa là không say mê tính dục, không trở thành nô lệ cho tính dục, không để tính dục trở thành trọng tâm chánh của cuộc sống hôn nhân.

Khẩu vị tính dục của hai vợ chồng có thể khác nhau về cường độ. Vai trò của nó trong quan hệ vợ chồng có thể không được thỏa thuận. Quan hệ tính dục có những ý nghĩa khác nhau đối với nhiều người khác nhau: Một người có thể thấy đó như là cách bày tỏ cao tột của sự thân mật, người khác xem đó như một vật phụ thuộc không cần thiết. Niềm vui dành cho tính dục có thể bị phá hoại khi người ta trở nên quá mệt mỏi, kiệt lực xuyên qua sự căng thẳng và làm việc quá sức. Tính dục có thể trở thành nguyên nhân của tranh cãi, bực dọc, thất vọng, và ác cảm. Hơn nữa, ham muốn tính dục quá độ có thể dễ dàng đưa đến sự không chung thủy, hủy hoại sự bình an và tin tưởng lẫn nhau trong gia đình. Một cặp vợ chồng đã từng yêu nhau sâu đậm có thể sẽ không bao giờ muốn nhìn mặt đối phương nữa. Ly hôn có thể khắc khe và thường tàn phá cảm xúc. Nếu một cặp vợ chồng có con ly hôn thường mang ảnh hưởng xấu lâu dài đến hạnh phúc và sức khỏe tinh thần của họ.

Nhiễm ô (phiền não) có cái lý của nó. Những người đã phạm giới thứ ba (tà dâm) thường có những lý do mà họ cho rằng hấp dẫn. Đàn ông thường trích dẫn bản năng tự nhiên của họ như là một lý do. Đối với phụ nữ thường là vì tình yêu. Không phía nào chịu nhận trách nhiệm cho hành vi của mình. Thay vào đó, họ cho rằng đó là sự ham muốn của thể xác hoặc đó là tình yêu, hơn là tự họ nhận lỗi do chính bản thân gây ra. Thực ra con người thường xuyên phải đối diện với các cảm dỗ về thân hoặc cảm xúc, chúng ta cần phải rõràng rằng việc vi phạm giới cấm xảy ra không có lý do nào khác ngoài sự ham muốn để làm như vậy. Nếu đạo đức của chúng ta chỉ tồn tại khi ô nhiễm vắng mặt, như vậy đó không phải là đạo đức nữa rồi. Bản chất của sự giáo dục về hành vi là việc trau dồi ý định kiềm chế, và phát triển nó là điều quan trọng nhất khi ham muốn dễ duôi có mặt. Các giới được đặt ra như là một rào chắn bảo vệ chúng ta khỏi những hành động xấu và hậu quả của nó. Sự luyện tập để phát triển tính kiên nhẫn và sự kiềm chế, sử dụng các giới như là nền tảng cho chánh niệm, đó là con đường để tránh khỏi những hành động xấu ác và để được an toàn.

Hôn nhân và quan hệ ổn định phát triển thịnh vượng khi chúng ta cam kết với người bạn đời là không tìm kiếm lạc thú nhục dục ở nơi khác. Sự cam kết như vậy yêu cầu chúng ta tự nguyện hy sinh lạc thú nhục dục vì lợi ích của sự trung thành, và để tận hưởng cảm giác hạnh phúc mình là người bạn đời thành thực và trung thành. Thật là tốt để cảm giác được sự tự hào lành mạnh và sự tự trọng khi chúng ta có thể khống chế hành động của chúng ta một cách thiện xảo. Hơn nữa, bằng vào sự giữ gìn các giới và chăm nom cho phẩm chất hành động của chúng ta, chúng ta tạo ra nền tảng để đạt được niềm vui của thiền định (samadhi), nó cao cả hơn nhiều so với lạc thú nhục dục.

Kể cả khi ta sống trong hạnh phúc, chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng chúng ta không thể nào hoàn toàn miễn nhiễm với sự duyên dáng của một vài người khác phái. Nhưng trong khi chúng ta không thể nào ngăn cản cảm giác chớp nhoáng, chúng ta có thể ngăn ngừa bản thân khỏi hành động hoặc nói bất cứ điều gì để châm dầu vào cảm giác như vậy. Chúng ta có thể kiềm chế không khích lệ người ấy suy nghĩ hoặc hành động sai lầm. Điều quan trọng nhất, chúng ta có thể kiềm chế việc hưởng thụ cảm giác lạc thú đó, không cho phép sự vui thích nơi tâm thức đểrồi kích thích những tăng trưởng đó nơi tinh thần. Đắm mình trong tưởng tượng không phải là sự phân tâm vô tội; sự tưởng tượng có thể gieo mầm trong tâm thức của chúng ta mà kết quả là hành vi áp đảo bất mãn và vô trí. Người trung thực và kiên nhẫn rụt tay đối với những hành vi xấu ác. Họ sợ hãi những hậu quả vì họ thấy rộng trông xa. Họ xem sự ham muốn như là ngọn lửa đốt cháy tim họ. Người tôn trọng chính nghĩa có thể chinh phục được bản tâm của họ nếu họ thực sự mong muốn. Khi cảm giác trôi qua, chúng ta đạt được sự hiểu biết sâu sắc rằng cảm giác dù cho có hấp dẫn cách mấy đi nữa, nó vẫn chỉ như vậy, chỉ là một cảm giác. Không hơn, không kém.

Phiền não có xu hướng là một vấn đề phức tạp. Đàn ông trung niên đi với những tình nhân trẻ hơn thường không chỉ là vì những lạc thú nhục dục, mà là sự phản ứng hầu như vô thức đối với nỗi sợ về cái chết. Ở tuổi trung niên, sự thoái hóa của cơ thể chúng ta bắt đầu biểu hiện, và như vậy nhận thức được sự khó chịu của tuổi già và cái chết là một sự thật và nó sẽ xảy ra cho chúng ta. Cho tôi! Chắc chắn như vậy! Đó là một ý nghĩ khủng khiếp đối với đa số con người, và những người chưa từng bao giờ kiểm nghiệm tâm thức của họ, có thể trải nghiệm một cảm giác trống rỗng đột ngột và nổi giận. Tính dục là câu trả lời cho tuổi già: “Tôi chưa kết thúc mà. Tôi mạnh mẽ, tôi hấp dẫn. Tôi rất quan trọng đối vi một người. Làm thếnào tôi cóthể chết?”. Rất dễ dàng, đó là câu trả lời của người Phật tử, nhưng kể cả người hợp lý nhất cũng nghiêng về lối tư duy thần kỳ loại này. Thời chiến tranh tiết lộ bằng chứng rõrệt về mối quan hệ giữa sự bận tâm về tính dục và nỗi sợ hãi cái chết.

Thú vui nhục dục có thể an ủy chúng ta, nó có thể che giấu hoặc giúp chúng ta quên đi thực tế của cuộc sống trong một thời gian, nhưng nó cũng làm hại chúng ta bằng cách làm suy yếu khả năng hồi phục của trái tim và tinh thần. Khi chúng ta quen tìm lối thoát dễ nhất và nhanh nhất đối với các vấn đề cảm xúc, khả năng trí tuệ của chúng ta bắt đầu bị teo lại. Cuối cùng, khi về già, chúng ta có thể thấy thân thể chúng ta không còn khả năng để tận hưởng thế giới cảm xúc giống như lúc trước, lại không có bất cứ nguồn nào mang lại ý nghĩa và hạnh phúc. Trong kinh Pháp Cú (Dhammapada), đức Phật miêu tả một người trong trạng thái này như sau: “hao mòn như con diệc già ở ngoài rìa của một cái ao không có cá”.

Cách an toàn nhất để tránh khỏi phiền não là hiểu rõcác cảm xúc của chúng ta và biết cách để quản lý chúng. Vi phạm giới luật tà dâm có nhiều nguyên nhân. Chúng ta cần phải tìm kiếm và khám phá những nguyên nhân này và luyện tập bản thân chúng ta để đối phó với chúng một cách sáng suốt. Chúng ta cần phải hiểu rõnhững điều này như bản chất điều kiện hóa của nỗi ám ảnh về tính dục, sự ham muốn đối với những gì mới mẽ để tăng hương vị cho cuộc sống thường ngày, sự phấn khích của việc giữ bí mật, sự ham muốn trở thành người đặc biệt của một người nào đó, và niềm vui trong khi đang làm cái việc mặc dù biết rằng việc đó là sai quấy. Hiểu rõnhững nguyên nhân chúng ta tìm kiếm để rồi buông bỏ chúng. Những gì chúng ta không thể buông bỏ, thì chúng ta phải kiềm chế một cách kiên nhẫn.

Tình yêu có thể làm giảm đi sự ích kỷ của chúng ta. Hạnh phúc của những người chúng ta thương yêu dường như quan trọng hơn, hoặc ít nhất cũng quan trọng như hạnh phúc của chính chúng ta. Thực là tốt đẹp khi thấy sự thay đổi quan điểm từ việc chỉ biết có bản thân mình. Nhưng, nhìn chung, sự bảo vệ chống lại đau khổ mà tình yêu cung cấp là hời hợt, và những an ủy của tình yêu làm cho chúng ta quên đi khả năng giải thoát của chúng ta , và rồi chúng ta có nguy cơ làm lãng phí cuộc sống quý giá được làm người.

Những phiền não trong tâm thức chúng ta không được điều trị luôn sẵn sàng gây ra đau khổ. Ví dụ, ban đầu có thể dễ dàng tha thứ và buông bỏ hận thù đối với những người chúng ta thương yêu nhưng sau một thời gian sự quen thuộc và tự mãn gia tăng, chúng ta sẵn sàng bày tỏ những cảm xúc tiêu cực. Chúng ta đè nén sự tức giận đối với đồng nghiệp vì sợ những hậu quả trong nghề nghiệp, và rồi chúng ta kéo dài sự tức giận và mang nó về nhà và nổi giận với người phối ngẫu của chúng ta, cư xử với người thân yêu của chúng ta như họ là một thùng rác cảm xúc.

Vì vậy đa số các vấn đề có thể gây ra những khó khăn trong các mối quan hệ. Những bất đồng về nhu cầu gợi cảm và tính dục được kết hợp bởi những tranh luận được tạo ra do niềm tự hào, và những quan điểm khác biệt về địa vị, và trách nhiệm, tài chính, việc nuôi con, và việc bỏ thời gian để cùng ở với ai, ở nơi nào, trong lúc rãnh rỗi. Chúng ta có thể nổi giận với người khác chính xác bởi vì chúng ta yêu thương nhau. Chúng ta không thể chỉ lắc đầu và bỏ đi. Vậy thì chúng ta nên làm gì? Suy nghĩ sáng suốt sẽ giúp rất nhiều. Chúng ta có thể xem là, thí dụ, người phối ngẫu của chúng ta là một vị thầy mà chúng ta mang ơn. Chúng ta có thể nhắc nhở bản thân về những thứ mà chúng ta học được trong mối quan hệ. Kể cả trong thời gian thử thách, người bạn đường của chúng ta giúp đỡ chúng ta nhìn thấy những phiền não của chính mình. Và nếu như chúng ta không thấy những phiền não làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi chúng? Chắc chắn là đau lòng khi người thân của chúng ta nhắc đến khuyết điểm của chúng ta, nhưng nếu như họ không nâng đỡ chúng ta, chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi và mắc kẹt rất lâu với những điểm mù của mình. Hãy cảm ơn họ vì điều này (ít nhất là trong lòng). Kể cả khi ngay lúc ấy chúng ta hoàn toàn khổ sở, chúng ta có thể suy nghĩ rằng chỉ bằng vào việc tham gia vào sự trau dồi tâm linh mà chúng ta có thể hy vọng được giải thoát khỏi sự đau khổ tinh thần khi nó phát sinh trong quá trình của mối quan hệ.

Tình yêu có nhiều cấp bậc khác nhau. Cấp bậc thấp nhất của tình yêu là khi nó phụ thuộc vào người khác cho chúng ta cái gì đó mà chúng ta muốn. Tình yêu bị điều kiện hóa bởi những phần thưởng thô như là nhận được lạc thú nhục dục, của cải, địa vị, được xã hội công nhận hoặc được nổi tiếng vì người khác. Nếu tình yêu phụ thuộc vào những điều như vậy, nó sẽ không bền vững. Trong thực tế, nó không đáng để được mệnh danh là tình yêu; đúng ra đó là sự giao dịch kinh doanh.

Một cách tinh tế hơn trong tình yêu là những điều kiện được đặt ra khi chúng được sử dụng như là dụng cụ để chúng ta đạt được mục đích. Chồng, vợ, con, cháu, hoặc kể cả cha mẹ, có thể sử dụng tình yêu như vũ khí. Chúng ta có thể nói “nếu thc syêu tôi, hãy làm điều này cho tôi”, hoặc “nếu như không làm điều này, vậy cónghĩa là chẳng yêu tôi”. Đó là cái mà chúng ta gọi là ‘tống tiền’ tình cảm. Như vậy nếu như chúng ta gặp phải chiến thuật này thì phải làm sao? Lời khuyên minh triết là chia ra các vấn đề: Kiên trì rằng chúng ta vẫn yêu họ, nhưng đối với chúng ta, thương yêu và cảm kích đối với một người không giống như lúc nào cũng đều chìu theo ý muốn của họ. Một khi chúng ta làm rõràng việc này, sau đó chúng ta phải sửa soạn để chống lại sức mạnh của nước mắt, sức mạnh của những lời nói khắc nghiệt, sức mạnh của những khuôn mặt buồn bã, sức mạnh của sự cầu xin, v.v… Việc khó khăn như thế này, chịu đựng được thực đáng giá. Mặt khác kiểu thao tác này có thể trở thành truyền thống gia đình, làm cho nó vô vàn khó khăn để phân biệt rõsự nhầm lẫn trong tình yêu, các nhu cầu, mong muốn, quyền lợi, và nghĩa vụ.

Vô minh (avijja) là không biết, hoặc hiểu biết sai lầm. Chúng ta thiếu kinh nghiệm chính xác, khách quan của thực tế cuộc sống. Chúng ta giả định không đúng, rằng cuối cùng chúng ta là một tự ngã (atta) có cảm giác, suy nghĩ, biết hạnh phúc hoặc không hạnh phúc, là vĩnh viễn và độc lập, biết sở hữu và sai khiến cuộc sống. Hệ quả của quan điểm sai lầm về bản chất sự vật là vô tận và tham đắm không cần thiết. Một khi chúng ta bị lừa dối bởi ý tưởng của tự ngã, và rồi cuộc sống của chúng ta bị ràng buộc với việc làm thế nào để sở hữu và không sở hữu, có và không có, được hay là không được.

Trong câu “Tôi yêu anh/em”, cái “tôi” nói về cái gì? Cái “tôi” thực sự ở đâu? Cái “tôi” hôm nay có giống với ngày hôm qua? Hay là cái “tôi” của năm ngoái, năm năm trước, mười năm trước, hai mươi năm trước, có phải đó là cùng một người? Không hẳn là cùng một người, có đúng không? Cũng không hẳn là một người khác. Đây là cái lộn xộn về một thứ mà khi lần đầu tiên nhìn vào thì rất là hiển nhiên và vững chắc trong cuộc sống của chúng ta.

Đức Phật đã nói rằng một tự ngã chân thật và thường hằng thực ra không hiện hữu. Cái mà chúng ta trải nghiệm trực tiếp từng giây phút thực sự là những bám víu vào thân và cảm xúc, nhận thức, suy nghĩ và cảm giác “tôi” và “của tôi”, xuất hiện và biến mất một cách liên tục. Tình cảnh giống như một người mất trí, tin tưởng rằng anh ta là một nô lệ, đấu tranh làm mọi thứ để cho chủ nhân được sung túc và thịnh vượng, khi mà thực tế không có chủ nhân nào hiện hữu. Tại sao chúng ta muốn nhiều như vậy? Tại sao chúng ta luôn luôn bồn chồn? Đó là vì chúng ta tìm cách bảo hộ và nuôi dưỡng cái tôi tưởng tượng này. Nhưng “tôi” là cái tên mà chúng ta dán cho dòng hiện tượng không cố định, vô thường. Xem tiến trình tự nhiên là sự vật, động từ cho là danh từ, đó là nguồn gốc tạo ra đau khổ.

Vô ngã (anatta) là một khái niệm khó nắm bắt bởi vì nó đi ngược lại với sự hiểu biết thông thường; tuy nhiên, người nào ước mong buông bỏ đau khổ cần phải hiểu rõđiều này. Thông qua sự thất bại để thấu hiểu sự thật về vô ngã, rằng các cảm giác thiếu thốn, không hoàn hảo, cô đơn, tạo thành bối cảnh cho cuộc sống con người. Sự thất bại như vậy là lý do cho việc khao khát cực độ về tình yêu và lý do tình yêu đạt được thường mang nhiều tạp chất. Ảo tưởng rằng có một tự ngã sở hữu cuộc sống, và khi nó thiếu thốn, bị đe dọa hoặc cô lập, làm cho chúng ta phải đấu tranh cho tình yêu và có cảm giác rằng “tôi có vấn đề”, trong khi thực ra vấn đề nằm ở chỗ cái “tôi”.

Ít nhất, nếu chúng ta có can đảm nhìn vào bản thân và kiểm tra sự cô đơn của chúng ta, nỗi sợ hãi, những lo âu và các đau khổ khác nhau trong tâm chúng ta, và rồi khát vọng và mong đợi của chúng ta đối với kẻ khác sẽ tự nhiên giảm bớt. Chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy những sự vật đó không có thật. Chúng chỉ là những cảm xúc xuất hiện và biến mất một cách tự nhiên. Những kẻ ích kỷ bởi vì họ ngoan cường bám vào ý nghĩa của “cái tôi” và “của tôi”, và họ kiên trì nuôi dưỡng những ảo tưởng này, và họ ngày càng trở nên ích kỷ hơn. Họ có xu hướng nghĩ rằng họ thông minh hơn kẻ khác, trong khi thực tế sự kiêu căng của họ mang thêm sự ngu ngốc quá sâu đậm. Càng tìm cách làm giàu, họ càng gặp phải sự hồ nghi, cô đơn, lo lắng, kiêu ngạo, dễ sợ hãi, và hung hăng.

Mong ước một người nào đó hoàn chỉnh phần thiếu sót trong cuộc sống của chúng ta, là đặt để những điều kiện hạn chế trong mối quan hệ của chúng ta. Muốn một điều gì từ người nào đó, tin tưởng rằng khi thất bại không có được điều đó làm cho chúng ta đau đớn, và chắc chắn nó đưa đến sự sợ hãi và căng thẳng cho chúng ta. Nếu chúng ta có được đối tượng tình yêu, nỗi sợ hãi chia cách sẽ trở nên mãnh liệt. Nếu chúng ta đặt để hy vọng, hạnh phúc và sự an toàn của chúng ta vào một người nào đó, chúng ta sẽ đau khổ vì những điều không đoán trước được từ người đó, và chắc chắn sự chia ly với người đó đang đợi chờ chúng ta ở tương lai. Những người không tự biết bản thân và không chấp nhận được thực tế của tự nhiên sẽ đau khổ rất nhiều. Khi yêu thương nhiều và mong muốn những thứ mà người khác không thể cung cấp cho ta là đau khổ.

Suy nghĩ về những thiếu sót của tình yêu thường không làm cho những người thực sự yêu nhau không yêu nhau nữa hoặc yêu nhau ít đi. Cái mà nó làm, là cho phép tình yêu được điều chỉnh bởi thước đo của trí tuệ. Nhận thức rằng đau khổ là cái bóng của tình yêu giúp chúng ta sẵn sàng chấp nhận bản chất của cuộc sống, và không mong đợi tình yêu ban tặng cho chúng ta cái mà nó không thể cho. Khi chúng ta xem tình yêu không chỉ là một phần mong muốn của cuộc sống mà là cái gì đó không thể cho chúng ta hạnh phúc thực sự và thường hằng, tầm quan trọng của việc thực tập tâm linh sẽ trở nên rõràng.

Thực hành Phật pháp (Dhamma) là huấn luyện bản thân chúng ta trở nên thông minh: Thông minh trong việc ngăn ngừa không cho phiền não chưa xuất hiện xuất hiện, thông minh trong việc đối mặt với những phiền não đã xuất hiện, thông minh trong việc cấu tạo những phẩm chất hoàn hảo chưa xuất hiện, thông minh trong việc duy trì và hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp đã phát triển. Vì lý do này việc thực hành Phật pháp (Dhamma) không bị giới hạn vào thời gian và nơi chốn. Trong dạng này hoặc dạng khác, nó luôn luôn có thể thực hiện ngay tại đây và ngay bây giờ.

Những người không thực hành Pháp (Dhamma) có xu hướng trở thành con mồi cho những hiểu lầm, nhầm lẫn, và tự mâu thuẫn về cuộc sống, đặc biệt trong trường hợp của hai thứ được xem là chủ đề quan trọng nhất của sự nghiên cứu: Hạnh phúc và đau khổ. Đối với đa phần, hệ thống giáo dục của chúng ta chẳng giúp ích gì được. Bằng cách nhấn mạnh loại hiểu biết cần được thử nghiệm, và bằng cách tập trung chủ yếu vào việc trang bị cho trẻ em những nghề nghiệp trong tương lai, họ bỏ quên sự phát triển về trí tuệ. Kết quả là chúng ta sở hữu một bệnh dịch về sự thiếu hiểu biết và nhầm lẫn như làm thế nào để sống một cuộc sống lành mạnh. Tuy nhiên cho dù chúng ta học cao đến đâu, nếu chúng ta không có khả năng phát hiện những trạng thái thăng trầm của tinh thần, chúng ta sẽ luôn luôn chịu đựng những đau khổ không cần thiết. Chúng ta sẽ luôn bỏ lỡ một số loại hạnh phúc mà quyền thừa kế là cho những ai được sinh ra làm người và có đủ thiện nghiệp.

Đức Phật muốn chúng ta nhìn rõtất cả mọi sự vật trong cuộc sống là vô thường và không chắc chắn, rằng chúng phát triển mạnh mẽ và bị phân hủy tùy vào những nguyên nhân và điều kiện. Những vật tốt đẹp có thể tan rã, và những vật dơ bẩn có thể được thanh lọc. Khôn ngoan chống lại điều làm giảm đi mối quan hệ tốt đẹp hoặc nếu mối quan hệ như vậy đã phân rã, nhanh chóng bắt giữ nguyên nhân của sự phân rã như vậy. Quan trọng phát triển bản thân chúng ta đến mức mà chúng ta có đủ khả năng để làm việc đó. Chúng ta cần mở to mắt và tai đối diện với thực tại của thiên nhiên, chấp nhận sự vô thường và không chắc chắn, và dẫn dắt tình yêu của chúng ta gia tăng bước tiến hướng đến con đường của lòng từ (metta).

Tóm lại, để sống một cách khôn ngoan trong thế giới này liên quan đến việc học và hiểu bản chất của tình yêu và chiêm nghiệm những khuyết điểm cũng như ưu điểm của nó. Phật pháp (Dhamma) dạy chúng ta buông bỏ những ham muốn tạo ra đau khổ và thiệt hại mà chúng đồng hành cùng với tình yêu trần tục. Chúng ta nên hướng đến việc trở thành người không bị đau khổ vì tình hoặc tạo ra đau khổ cho kẻ khác vì yêu. Chúng ta nên thanh lọc tình yêu của chúng ta để cho nó có được càng nhiều phẩm chất của lòng từ (metta). Khi chúng ta thấy bản chất của mọi vật, tình yêu bị thúc đẩy bởi sự thiếu hiểu biết và ham muốn, nó sẽ giảm đi hoặc cùng nhau biến mất. Tình yêu dựa vào trí tuệ, và hiểu biết phát xuất tại đây mong muốn được tồn tại và trưởng thành.

Đức Phật không giảng dạy bằng cách đe dọa về địa ngục hoặc lời hứa về thiên đường. Thay vào đó, ngài thông báo rằng ngài là “người biết về tất cả các thế giới (lokavidu), rằng ngài nhìn thấy rõràng bản chất của mọi vật và giảng giải về nó. Ngài nói rằng Pháp (Dhamma) có thể được kiểm chứng và ngài khuyến khích mọi người đừng đơn giản tin vào nó, mà thử nghiệm nó. Ngài nói chúng ta phải tự mình phân tách và xem xét những gì ngài dạy là đúng hay không đúng. Cá nhân tôi, tôi thích phong cách giảng dạy này ngay từ lần đầu tiên tôi tiếp xúc với nó. Đến từ nền giáo dục thế tục, tôi thấy nó mới mẽ để khám phá một tôn giáo và việc không coi sự nghi ngờ giáo lý là có tội hoặc là xúc phạm vị thầy. Tôi rất hạnh phúc để khám phá ra rằng tôi có thể điều tra Phật giáo mà không cần gây mê tri thức của mình. Và Phật giáo còn vượt xa một triết lý sâu sắc.

Vấn đề của tình yêu là nan đề cho việc điều tra. Chúng ta không mong đợi áp dụng một thái độ Phật tử đặc biệt nào cho ái tình, mà chỉ đơn giản quan tâm nhìn sâu vào nó một cách khôn ngoan nhất. Đức Phật muốn chúng ta cẩn thận học hỏi ái tình thực sự là gì, bởi vì tất cả các thành phần trong thế giới luôn luôn sẵn sàng tạo ra đau khổ cho những ai không có

trí tuệ, và luôn luôn chuẩn bị mang hạnh phúc đến cho những ai có được trí tuệ.

Từ những gì tôi quan sát, tôi cho rằng các vấn đề xảy ra trong gia đình không phải vì thiếu tình yêu thương, mà là vì họ không thể là bạn tốt của nhau (kalyanamitta). Ái tình và tình bạn khôn ngoan không nhất thiết đi chung với nhau. Để làm một người bạn tốt của người chúng ta thương yêu, chúng ta phải rèn luyện bản thân để có được đức hạnh, phát triển sự rộng lượng, đạo đức và thiền định càng nhiều càng tốt, cố gắng tìm hiểu bản thân chúng ta và họ, và cố gắng giúp đỡ họ hiểu rõvề bản thân của họ và của chúng ta. Chúng ta nên tiếp tục phát triển kỹ năng giao tiếp tốt. Tôi xin nhắc lại rằng việc giao tiếp tốt không tự xuất hiện cùng với tình yêu như một nhu liệu miễn phí có sẵn trong máy điện toán. Đó là một nghệ thuật cần được học tập thành thuộc. Chúng ta không thể mong đợi sự giao tiếp tốt vì chúng ta có được sự hoạt động của cái miệng và hai lỗ tai. Nếu một cặp vợ chồng với những quan điểm khác nhau trở thành nhân vật chính và từ chối nhường nhịn cho đến khi họ thắng điểm, họ đã vi phạm các nguyên tắc của Phật pháp (Dhamma). Một phía có thể thắng một trận chiến nhỏ nhoi, nhưng cả hai phía đều mất đi sự bình yên. Cách tốt nhất để thấy là chúng ta cùng một phe: Chúng ta cùng một đội với một nan đề cần được chúng ta cùng nhau giải quyết. Chúng ta cần phải lắng nghe và nói rõràng trước khi chúng ta có thể thành công.

Khi hai người sống một cuộc sống với Phật pháp như là nơi trú thân và cố gắng là bạn tốt của nhau, thì họ có nhiều cơ hội tận hưởng hạnh phúc lâu dài trong cuộc sống gia đình. Trau dồi giáo pháp (Dhamma) cùng nhau làm cho mối quan hệ vợ chồng thấm nhuần càng lúc càng nhiều các nguyên tắc Phật pháp, và không còn là một chướng ngại để tiến đến mục đích giải thoát tâm linh. Những gia đình mà vợ chồng là bạn tốt của nhau, họ tin tưởng nhau và cho nhau sự khích lệ trong lúc gặp khó khăn và khi người phối ngẫu của họ mất tinh thần. Họ biết cách lắng nghe và trao đổi với nhau và hành xử như một quan tòa bình tĩnh và cẩn trọng. Họ hiểu nhau và sẵn sàng tha thứ cho nhau, chấp nhận nhau như một con người chưa giác ngộ, đầy dẫy những phiền não. Họ không nuôi dưỡng ý muốn chiến thắng, chế ngự, không lợi dụng người kia. Thay vào đó, với sự kính trọng và ý định tốt họ có can đảm chỉ ra điều gì thực sự quý giá, đúng nơi và đúng lúc. Đồng thời, họ luôn luôn sẵn sàng lắng nghe những kiến nghị, dặn dò, phê bình của nhau. Ít nhất, điều này là lý tưởng để hướng đến.

Vì vậy, hãy để tôi tóm tắt lại lần nữa: Tình yêu là một phần của thế gian. Nó có một mặt tươi sáng, một mặt u tối, và một vùng xám. Phật pháp dạy chúng ta học hiểu về tình yêu để tìm cách làm giảm thiểu các vùng tối và xám và tăng trưởng phần tươi sáng. Chúng ta được sinh ra đã nặng gánh với vô minh và tham đắm. Tình yêu là một phần của cuộc sống liên quan đến phiền não. Một vài loại tình yêu như thuốc độc và nó trưởng thành trực tiếp từ vô minh và tham đắm. Một số loại tình yêu bị điều khiển bởi vô minh và tham đắm, nhưng có thể thoát khỏi chúng như cách một người lấy được xương cá ra khỏi cổ. Một số loại tình yêu chứa đựng chỉ một ít vô minh và tham đắm có thể được sử dụng như xăng dầu cho sự phát triển của một cuộc sống hoàn hảo. Lời tuyên thề làm thiện tri thức (kalyanamitta) là cuộc sống lý tưởng và quan trọng cho sự phát triển như vậy. Hơn nữa, chúng ta phải học hiểu về bản chất của tình yêu và làm cho lòng từ (metta) trở thành mục đích rõràng và là một phần trong cách sống của chúng ta.

Trong việc thực hành Pháp (Dhamma), trí tuệ hành xử như là thuốc giải độc trực tiếp cho vô minh bằng cách kiểm

nghiệm thực tế cuộc sống và thế giới với tâm thức ổn định, yên tĩnh, không thiên vị và duy trì nó ngay trong hiện tại. Thuốc giải độc trực tiếp cho tham đắm là sự phát triển có hệ thống tổng hợp của các trạng thái tinh thần hoàn hảo. Trong tình yêu, đức hạnh nổi bật nhất trong mọi đức hạnh là lòng tự tế và sự nỗ lực để làm một thiện tri thức. Luyện tập bản thân thực hành sự kềm chế, theo dõi các cảm xúc để buông bỏ nó: Những điều này ở trung tâm của khía cạnh thực tập tiêu cực. Nhưng đồng thời chúng ta cần một lý tưởng tích cực để trau dồi. Lý tưởng tích cực đó được cung cấp bởi tình yêu thuần khiết được gọi là lòng từ (metta).

Những đặc điểm rõràng của tình yêu thuần khiết là:

1. Nó không có điều kiện.

2. Nó không giới hạn, mong ước cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc.

3. Nó không gây tạo ra đau khổ.

4. Nó được điều khiển bởi trí tuệ và sự bình thản (upekkha).

Đây là một phép lạ mà tình yêu như vậy tồn tại, và mỗi người có khả năng để phát triển nó. Khi chúng ta xem tin tức và thấy sự ác độc và vô tình của đồng loại, các cảm xúc của sự tuyệt vọng và chán nản xuất hiện có thể bị xua tan bằng cách suy nghĩ về khả năng bẩm sinh, cảm giác về lòng từ. Thực sự loài người có thể là những sinh vật khủng khiếp, nhưng họ thực sự cũng có từ tâm.

Do tính chất của lòng từ nêu trên, thực hành giáo dục tình yêu có nghĩa là:

1. Làm cho tình yêu của chúng ta ít điều kiện.

2. Làm cho nó ít bị phân biệt và ít ưu đãi.

3. Làm giảm khả năng gây ra đau khổ.

4. Trau dồi trí tuệ và sự bình thản.

Lòng từ (metta) là tình yêu thuần khiết bởi vì nó không có sự tham đắm đối với ý tưởng của tự ngã (atta). Với lòng từ chúng ta không muốn gì khác hơn là hạnh phúc của chúng sinh. Lòng từ là tình yêu trôi chảy một cách tự nhiên từ một tâm thức tròn đầy, hơn là sự kích động nơi một tâm trí thiếu nơi nương tựa. Lòng từ không mong được đền trả, kể cả tình yêu và sự hiểu biết. Đức Phật nói rằng tình yêu không điều kiện mà một người mẹ dành cho đứa con duy nhất là sự so sánh gần nhất cho tình yêu này trong thế giới rộng lớn. Nhưng đối với người trau dồi lòng từ, tình yêu đó không bị giới hạn dành cho một đứa con, mà cảm giác ấy được dành cho tất cả chúng sinh.

Trong thực tập của chúng ta, một khi chúng ta chiêm nghiệm những hạn chế của tình yêu có điều kiện và vẻ đẹp và cao quý của tâm thức vô điều kiện, và rồi chúng ta có can đảm và niềm tin vào giá trị phát triển của mình. Chúng ta có thể bắt đầu chiêm nghiệm tình yêu của mình đối với những người gần chúng ta nhất để khám phá những điều kiện mà chúng ta đã đặt ra, và tìm cách giảm thiểu chúng. Chúng ta suy nghĩ về ý định ban tặng của mình, và chúng ta mong muốn, và cảm giác chúng ta cần gì từ bên ngoài. Khi chúng ta giảm kỳ vọng và nhu cầu của chúng ta từ những người khác, và rồi trong những dịp họ nói và làm cho chúng ta hạnh phúc, chúng ta cảm giác được những trải nghiệm đó để có một hương vị đặc biệt tuyệt vời.

Phát triển sự phổ quát của phẩm chất lòng từ có thể là điều khó khăn nhất cho người cư sĩ. Tình yêu cá nhân theo định nghĩa nó thiếu đi tính phổ quát. Nó bị ràng buộc bởi sự thiên vị và giới hạn, và mặc dù sự thiên vị và giới hạn có thể giảm nhiều, nhưng chúng cũng không thường hay biến mất hoàn toàn. Lý do tu sĩ Phật giáo thực hành đời sống độc thân là để ngăn ngừa tình yêu cá nhân làm trở ngại cho sự luân lưu của lòng từ trong tâm. Đối với các vị chủ gia đình, mặc dù mở rộng lòng thương là khó khăn, sự tiến bộ dần dần cũng là điều có thể làm được. Chúng ta phải thận trọng và với chánh niệm giám sát con tim để không cung cấp quá nhiều sức nặng cho những ý tưởng về chúng ta và chúng nó, vòng tròn nội tại và ngoại tại, gần và xa. Chúng ta nên suy nghĩ về thực tại rằng tất cả các chúng sinh là bạn đồng hành của chúng ta trong vòng tròn sinh, lão, bịnh, tử. Chúng ta nên cố gắng đối xử với tất cả với lòng tôn trọng, quan tâm, và thiện chí. Đây là một phương thức khác để thanh tịnh hóa tình yêu.

Tình yêu được sinh ra từ vô minh và chứa đựng phiền não có xu hướng dẫn đến một cuộc sống buồn vui lẫn lộn mà lạc thú và đau khổ dường như xoắn vào nhau. Ngược lại, lòng từ bắt nguồn từ việc buông bỏ mối quan tâm đến bản ngã và kiên trì trong việc trừ bỏ phiền não. Lòng từ (metta) là một phần của Bát Chánh Đạo đưa đến giải thoát. Đây là phẩm hạnh luôn luôn hiện hữu trong tâm thức của tất cả những bậc giác ngộ. Để bước theo dấu chân của những vị ấy, chúng ta nên tìm kiếm để nhận diện và từ bỏ sự ganh tỵ, đố kỵ, trả thù và những phiền não khác làm cho tình yêu của chúng ta trở thành một gánh nặng.

Mặc dù chúng ta muốn người khác được hạnh phúc, nhưng đôi lúc chúng ta không thể giúp họ; họ phải tự lo cho nghiệp riêng của họ. Trong trường hợp này, nếu chúng ta không suy nghĩ về luật nghiệp quả, chúng ta có thể đau khổ rất nhiều. Nhiệm vụ của trí tuệ ở đây là liên tục nhắc nhở chúng ta về bản chất của sự vật để chúng ta không bị lòng tự tế sai khiến. Sự bình thản, trung lập, trạng thái không thiên vị xuất hiện từ trí tuệ, là một nơi để tâm thức chúng ta nghỉ ngơi khi chúng ta không thể giúp cho những người thân yêu của chúng ta đạt được hạnh phúc. Chúng ta học để làm những gì chúng ta có thể, và rồi thì buông xả. Hơn nữa, trí tuệ cũng có vai trò quan trọng trong việc đề ra phương tiện thiện xảo để giúp cho người khác được hạnh phúc. Thiện ý tự nó thường là không đủ. Chúng ta cần phải nhạy cảm đối với các yếu tố như nhân cách của người mà chúng ta muốn giúp, sự phù hợp về thời gian và không gian, và phương thức hữu hiệu nhất để xử lý tình huống.

Một vai trò khác của trí tuệ và sự tự tại là ngăn ngừa lòng từ (metta) dẫn dắt chúng ta hành xử một cách vô đạo đức dù là với thiện ý. Kết quả không thể biện minh cho phương tiện. Nếu chúng ta giúp đỡ ai đó để họ thoát khỏi những hậu quả xấu của việc làm bất thiện, họ chắc chắn sẽ rất vui mừng vì điều đó. Nhưng lâu dài về sau, chúng ta có thể làm hại họ vì đã phá hoại nơi họ ý thức trách nhiệm và sự kiềm chế. Trong khi giúp người từ lòng tự tế, chúng ta có thể tạo ra gương xấu cho người khác. Trí tuệ là la bàn của chúng ta trong những vấn đề phức tạp. Chúng ta phải ghi nhớ ít nhất rằng nghiệp xấu được tạo ra bởi ý định cụ thể để nói và hành xử trong những phương thức bất thiện --- thí dụ như nói dối --- vì để giúp đỡ ai đó, hoàn toàn không phải là ý định lúc ban đầu, điều này có thể là đáng khen.

Người có khả năng ban tặng tình yêu thuần khiết một cách nhất quán là người có được hạnh phúc nội tại, người biết cách ban tặng tình yêu và tha thứ cho bản thân. Đối xử với bản thân bằng lòng từ là cội nguồn đáng kể của hạnh phúc nội tại. Phương thức bắt đầu để làm điều này là suy nghĩ về những phẩm hạnh mà chúng ta mong muốn nhất, như sự an ổn và sự vắng mặt của cơn giận, nghĩ về sự tốt đẹp mà chúng sở hữu và ấn tượng chúng gây ra, và rồi nói thầm trong lòng: Nguyện cho tôi được hạnh phúc. Nguyện cho tôi được an ổn và trầm tĩnh. Nguyện cho tôi không bị căng thẳng. Nguyện cho tôi được giải thoát khỏi sự uất ức và lo âu. Nguyện cho tôi trải nghiệm niềm vui và sự hài lòng. Thực nghiệm để tìm ra các từ ngữ để có được kết quả tốt nhất, sự trầm tĩnh nội tại và niềm hân hoan.

Bằng cách nói: “Tôi cóthể hay không” không có nghĩa là chúng ta yêu cầu điều này với bất cứ người nào. Nó là một xác nhận cho chúng ta về mục đích tâm linh của mình. Hơn nữa để củng cố quyết tâm của chúng ta, những chữ này để nhắc nhở chúng ta cách sống hằng ngày tương ứng với những đức tính mà chúng ta mong muốn. Bằng cách này nó hành xử như một dạng chánh niệm hoặc ký ức. Bất cứ lúc nào chúng ta hành xử, nói năng hoặc suy nghĩ điều gì đó xung đột với những đức tính này, hồi ức của những ước mong tốt đẹp mà chúng ta thường xuyên thực hành sẽ cung cấp cho chúng ta thời gian nghỉ ngơi. Khi sự ganh tỵ và trả thù xuất hiện, chúng ta sẽ cảm giác được ngay; ấy, hãy chờ một chút, bây giờ điều tôi đang suy nghĩ trực tiếp ngược lại đối với những gì tôi mơ ước buổi sáng nay. Sức mạnh của sự mơ ước gia tăng chánh niệm của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.

Trong thời gian thiền định, khi chúng ta ban phát lòng từ (metta) đến bản thân cho đến khi chúng ta cảm giác được sự đầy đủ và niềm vui, chúng ta có thể phân phát từ ngữ và tập trung vào cảm giác của metta (lòng từ) như là nền tảng cho sự thiền định (samadhi) và sự thấu hiểu sâu sắc vào bản chất của sự vật. Hoặc chúng ta có thể chọn lựa thực tập metta, xa hơn bằng cách chuyển tải tư tưởng của metta cho những người khác. Nguyên tắc quan trọng ở đây là bắt đầu với cái dễ, thí dụ, mong ước metta (từ tâm) đối với người cùng giới tính mà chúng ta tôn trọng, và rồi đến các thành viên trực hệ của gia đình, thân nhân và bằng hữu, rồi đến những người mà chúng ta chẳng có cảm xúc gì, và rồi cuối cùng là những người chúng ta ghét hoặc là kẻ thù của chúng ta. Đừng vội vã. Hãy điều chỉnh tốc độ của quý vị với trạng thái tâm thức của mình, đừng theo đồng hồ hay quyển lịch.

Một phương pháp khác để chuyển tải metta là sử dụng thần chú kết hợp với hơi thở. Một từ có đơn âm tiết như “vui” có thể được sử dụng mỗi lần hít vào và thở ra, hoặc một từ có song âm tiết như “hạnh phúc” có thể chia ra “hạnh” khi hít vào và “phúc” khi thở ra. Đọc thầm chữ trong đầu giúp duy trì sự chú tâm vào ý nghĩa của nó. Hít vào, nghĩ đến hạnh phúc đang lây lan vào từng phần của thân và tâm. Thở ra, nghĩ đến hạnh phúc lan tỏa đến tất cả các chúng sinh, nghĩ đến bản thân là ánh sáng phát ra sự sáng chói vào mọi nơi chốn.

Cuối cùng, nguyện cho tất cả chúng ta học và hiểu tình yêu thương: Loại tình yêu nào ô uế? Loại tình yêu nào thuần khiết? Loại tình yêu nào làm cho chúng ta yếu đuối? Loại tình yêu nào làm cho chúng ta mạnh mẽ? Loại tình yêu nào ban tặng chỉ giây phút hạnh phúc? Và tình yêu nào ban tặng tình yêu lâu dài? Loại tình yêu nào cho phép chúng ta ban tặng hạnh phúc cho người khác vô điều kiện? Sau khi xác định con đường, hãy tiếp tục thực hành. Đừng bận tâm nếu như bạn vấp ngã lần đầu. Huân tập Pháp (Dhamma) để mang đến ý nghĩa cho cuộc sống là điều không dễ dàng, nhưng không phải là không thể làm. Tuy nhiên cuối cùng, tôi hy vọng rằng quý vị có thể thừa nhận rằng không thể nghi ngờ về giá trị của những khó khăn. Thực tế, kể cả nếu như có vô số lần khó khăn hơn nữa, thì tình thương yêu cũng rất đáng giá.

Diệu Ngộ Mỹ Thanh

(Chuyển Ngữ từ sách On Love với sự cho phép của Đại đức Ajayasaro)

Thuật ngữ

Anatta: Sự thiếu sót của một bản ngã thường hằng, độc lập, hoặc “người chủ” của sự trải nghiệm.

Atta: Bản ngã.

Avijja: Vô minh; không hiểu biết; hiểu lầm, hiểu sai lạc.

Buddhadhamma (Sanskrit: Buddhadharma): Những nguyên tắc và thực tập Phật pháp.

Dhamma (Sankrit: Dhamma): Bản chất của mọi vật; những bài giảng của Đức Phật.

Ditthi: Tín ngưỡng và giá trị.

Bát Chánh Đạo: Những hành xử để đạt đến giải thoát khỏi đau khổ. Đó là (1) chánh kiến, (2) chánh tư duy, (3) chánh ngữ, (4) chánh nghiệp, (5) chánh mạng, (6) chánh tinh tấn, (7) chánh niệm, và (8) chánh định.

Tứ Diệu Đế: Đó là (1) đau khổ, thiếu thốn, bất như ý, (2) nguyên nhân của nó, (3) sự chấm dứt của nó, và (4) con đường dẫn đến sự chấm dứt của nó.

Kalyanamitta: Bạn tốt (thiện tri thức); một vị thầy giỏi và chân chính.

Kamma (Sanskrit: Karma): Những hành động được tạo ra bởi ý định; hiệu quả của những hành động đó.

Kilesa: Ô nhiễm; những vật làm ô uế tâm thức, thí dụ, tham lam, nổi giận, hận thù, ảo tưởng.

Metta: Lòng từ; mong muốn cho tất cả chúng sinh hạnh phúc. Một trong bốn cảm xúc tích cực. Ba cảm xúc còn lại: Karuna (lòng bi mẫn), Mutita (vui vẻ với hạnh phúc của người khác), và Upekkha (sự bình thản).

Samadhi: Sự ổng định của tinh thần; sự tập trung.

Samma Ditthi: Quan điểm, tín ngưỡng, giá trị đồng dạng với bản chất của sự vật.

Sankhara: Những dạng tinh thần, hiện hữu; những trải nghiệm tạo ra ấn tượng tinh thần sâu sắc. Cũng có nghĩa “sự vật” như trong những lời cuối của đức Phật: “Tất cả mọi vật đều tạm thời, phấn đấu một cách hăng say”. Trong tiếng Thái, chữ được sử dụng thường xuyên để chỉ cho cơ thể.

Sati: Chánh niệm.

Sila: Giới luật hoặc quy tắc ứng xử đạo đức. Trong Phật giáo, ngũ giới của cư sĩ là: (1) không sát hại chúng sinh khác, (2) không trộm cắp, (3) không tà dâm, (4) không nói dối, và (5) không sử dụng những chất có tính chất say.

Tanha: Tham đắm và ham muốn bắt nguồn từ avijja, đặc biệt: để lấy, để có, để là, không lấy, không có, không là.

Upekkha: Sự bình thản.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 2015(Xem: 12259)
Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Bụt. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn. ‘Nếu ta có thể thấy sự nhiệm mầu của một đóa hoa thì cả cuộc đời ta sẽ thay đổi.’ Sau đây là 25 bài học làm thay đổi cả cuộc đời từ Bụt:
12 Tháng Năm 2015(Xem: 8684)
Để làm cuộc đời ta đầy ý nghĩa, ta cần một thực hành tâm linh. Trước hết, tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những ai không theo bất kỳ con đường tâm linh nào, sau đó cho những người đang ở trên con đường tu tập.
07 Tháng Năm 2015(Xem: 6641)
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời
05 Tháng Năm 2015(Xem: 7151)
Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế.
01 Tháng Năm 2015(Xem: 17488)
Là phu nhân của tỷ phú Bill Gates, bà Melinda Gates không quan tâm đến đồ trang sức, quần áo đắt tiền…, mà luôn hướng tới nâng cao sức khỏe cộng đồng ở quy mô quốc tế
30 Tháng Tư 2015(Xem: 9971)
Trong tình trạng xã hội hiện nay, khi mà ai cũng than phiền là suy thoái về đạo đức, một quyển sách viết về giáo dục gia đình là rất quý. Ngày trước, giáo dục chú tâm vào việc rèn luyện con người. Ngày nay, nhà trường lại chú tâm vào nhiệm vụ truyền đạt kiến thức.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 5972)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả nhưng đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9121)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ. Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú. Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 15027)
Bạn thân ơi, Năm Còn Mới nên Ban Phật Học chùa Xá Lợi mời tôi trình bày đề tài “Thân tâm thường An lạc” như một lời chúc Năm Mới gởi đến các bạn bè thân thiết gần xa. Chúng ta vẫn luôn chúc nhau đó thôi, nào “Thân tâm thường An lạc”, nào “Vạn sự như ý” v.v… đặc biệt vào những ngày Tết. Thế nhưng, ta vẫn biết, Thân thì bất tịnh, Tâm thì vô thường… làm sao mà “An lạc” đây?
23 Tháng Tư 2015(Xem: 6900)
Đức Phật dạy: “Phiền não của con phát sinh do chính hành động vô minh của con. Như Lai sẽ dạy cho các con phương pháp giải thoát khỏi phiền não đó. Nhưng chính các con phải tu tập để đạt tới điều ấy”.