Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia Sẻ Với Hơn 200 Nghị Sĩ Nhật Bản

19 Tháng Mười Một 201620:46(Xem: 6007)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHIA SẺ VỚI HƠN 200 NGHỊ SĨ NHẬT BẢN
Vân Tuyền


Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với hơn 200 Nghị sĩ Nhật Bản tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh Jigme Choephel)Khi đến chúng Nghị viện (Hạ viện), Ngài đã được sự nghênh tiếp thật long trọng với một tràng pháo tay thật to của hơn 200 vị đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách hiện diện tại cuộc họp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma ca ngợi Nhật Bản là một quốc gia dân chủ công nghiệp hóa lớn nhất ở châu Á, có truyền thống phong phú bởi Phật giáoThần đạo. Ngài bày tỏ sự tôn trọng đối với truyền thống Shinto (神道) với sự yêu thươngtôn trọng thiên nhiên. “Thần đạo hướng con người học được cách tôn trọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Nhật Bản là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp và trù phú, từ những ngọn núi lửa đỉnh phủ tuyết trắng, những rặng núi cao sừng sững cho đến những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến những con lạch, những thác nước, cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống như một chốn linh thiêng, một thứ thiên nhiên có hồn. Chúng ta là một phần của thiên nhiên. Vì vậy, tôn trọng thiên nhiên là rất tối cần thiết

Thần đạotôn giáo bản địa của nhân dân Nhật Bản. Nó đã ra đời và phát triển rất lâu ở Nhật Bảnăn sâu vào tiềm thức cũng như trái tim của người dân. Thần đạo có mối quan hệ rất mật thiết với địa lý và lịch sử của Nhật Bản, chính vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng với tính cách của người Nhật. Đây là tôn giáo đã định hình văn hóa Nhật Bản cũng như được chính nền văn hóa Nhật Bản định hình. Trong số 128 triệu dân Nhật Bản thì có 107 triệu xác nhận theo Thần đạo và 89 triệu người theo đạo Phật. Thần đạo đã gắn liền với đạo Phật từ hàng thế kỷ, thậm chí còn chia sẻ chung những đền chùa. Người Nhật có câu "Sinh theo Thần, Tử theo Phật", cho thấy đức tin của họ vào cả 2 tôn giáo”.

Chia sẻ vị thế của mình về các vấn đề Tây Tạng, Ngài nói: “Về phương diện chính trị, chúng tôi không đòi hỏi sự độc lập. Đối với kinh tế và những lý do khác, chúng tôi có thể chung sống với Trung Quốc. Nhưng Tây Tạng không chỉ vấn đề chính trị, ở chỗ là bảo tồn một trong những nền văn hóa cổ xưa của thế giới, nó có sự liên quan mật thiết đến thế giới ngày nay. Vì vậy, các giá trị ấy rất đáng được trân trọng để gìn giữ và phát huy. Chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm phải bảo tồn các giá trị văn hóa ấy chứ không nên phá hủy nó”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma với các thành viên Nghị viện hỗ trợ Tây Tạng tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh Jigme Choephel)Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ trích đường lối cứng rắn của Trung Quốc, sự cai trị của họ trong việc nỗ lực kiểm soát và bưng bít các luồng thông tin của công chúng. Ngài lập luận: “1,3 tỷ người Trung Quốc có quyền biết thực tế mọi việc. Một khi người dân Trung Quốc họ được quyền biết thực tế mọi việc, họ có khả năng phán xét những điều đúng sai. Vì vậy, việc kiểm soát và bưng bít các luồng thông tin của công chúngvô đạo đức... Tự do ngôn luậnhệ thống dân chủ là cách duy nhất.

Thế giới là của 7 tỷ người và Nhật Bản là của nhân Nhật Bản. Mỗi quốc gia trên thế giới đều do nhân dân làm chủ. Các triều đại luôn thay đổi theo quy luật của thời gian chi phối, đều là giai đoạn, chỉ có đất nước và dân tộc mới trường tồn mà thôi”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tôi chỉ là một cá thể trong 7 tỷ người trên hành tinh này, Ngài cam kết kiến tạo hòa bình và hạnh phúc thế kỷ 21.  Ngài tiếp tục nói về ba cam kết trong đời của Ngài. Thứ nhất, về mặt một con người, cam kết đầu tiên của tôi là quảng bá các giá trị nhân bản như từ bi, tha thứ, khoan dung, sự hoan hỷ và sống tự chế. Tất cả con người đều như nhau. Chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Ngay cả những người không tin vào tôn giáo cũng công nhận sự quan trọng của các giá trị nhân bản trong việc làm cho đời sống của họ hạnh phúc hơn. Tôi vẫn giữ tâm nguyện nói về tầm quan trọng của các giá trị nhân bản này và chia sẻ chúng với bất kỳ ai tôi gặp.

Thứ nhì, về mặt một người tu tập giáo pháp, quyết tâm thứ nhì của tôi là quảng bá sự hòa hợp tôn giáocảm thông giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau. Bất kể các dị biệt triết lý, tất cả các tôn giáo lớn thế giới đều có tiềm lực để làm cho con người tốt đẹp hơn. Do vậy, điều quan trọng cho tất cả các truyền thống tôn giáotôn trọng lẫn nhau và công nhận giá trị của các truyền thống đáng tôn kính của nhau.

Nghị sĩ Đảng Dân chủ Shyu Watanabe chất vấn đức Đạt Lai Lạt Ma tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh Jigme Choephel)Thứ ba, tôi là một người Tây Tạng và mang danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma. Người Tây Tạng đặt niềm tin vào tôi. Do vậy, cam kết thứ ba của tôi là vấn đề Tây Tạng. Tôi có trách nhiệm làm người phát ngôn tự do cho dân Tây Tạng trong cuộc chiến đòi công lý của họ. Cam kết này sẽ kết thúc khi nào có một giải pháp hai bên cùng có lợi giữa người Tây TạngTrung Quốc. Tuy nhiên, hai cam kết đầu của tôi thì tôi vẫn sẽ giữ gìn cho tới hơi thở cuối cùng.

Đáp lời với một loạt các câu hỏi, Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ và tôn trọng các truyền thống văn hóa của người Trung Quốc: “chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ người Trung Quốc, chúng tôi thực sự rất tôn trọng. Họ có nền văn hóa 5 nghìn năm, họ là những người bảo tồn văn hóa dân tộc tốt và làm việc rất chăm chỉ”.

Phát biểu với các thành viên của Nghị viện, những người trong Quốc hội Nhật Bản ủng hộ Tây Tạng, Ngài nói rằng sự ủng hộ của họ đối với các vấn đề Tây Tạng hiện là một cam kết phổ cập đến công lýsự thật.
Một nhóm Nghị viên hỗ trợ cho Tây Tạng đã được thiết lập trong Quốc hội Nhật Bản, trong đó cam kết sẽ hỗ trợ phục hồi cho các vấn đề Tây Tạng.
 
(Nguồn: Central Tibetan Administration)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5662)
Một thảm họa khủng khiếp do trận động đất xảy ra vào ngày 25/4/2015 tại phía tây bắc Katmandu, nước Nepal với cường độ 7.9 độ Richter đã khiến hàng ngàn ngàn người thiệt mạng…. chúng tôi thiết tha kêu gọi quý nhà hảo tâm trải lòng thương xót giúp đỡ những nạn nhân do sự động đất gây ra.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5746)
Để biểu tỏ lòng tri ân sâu xa lên Đức Phật, Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thồng Nhất Hải Ngoại sẽ long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản PL 2559 vào lúc 11 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2015 (nhằm ngày 14 tháng 4 năm Ất Mùi) tại Chùa Điều Ngự, 14472 Chestnut St., Westminster, CA. 92683 - U.S.A. Điện thoại: (714) 890-9513
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5965)
Thay mặt Tổng Vụ Hoằng Pháp, chúng con thành tâm kính cung thỉnh Chư Tôn Đức Tăng Ni và chúng tôi trân trọng kính mời quý vị Nhân sĩ Trí thức và Quý Đồng hương Phật tử nhín chút thì giờ quý báu hoan hỷ quang lâm tham dự buổi Hội Thảo vào lúc 10 giờ sáng thứ bảy, ngày 30 tháng 05 năm 2015 nhằm (13 tháng 04 âm lịch năm Ất Mùi).
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5531)
Rằm tháng Tư sắp đến, mùa Phật Đản lại về. Hoà cùng niềm vui chung của toàn thể Tăng tín đồ trên khắp năm châu và để tưởng nhớ ân đức hóa độ sâu dày của đức Phật, Tăng Đoàn GHPGVNT Hải Ngoại sẽ long trọng cử hành Đại lễ Phật Đản chung, PL 2559 vào Chủ Nhật, ngày 31 tháng 5 năm 2015, nhằm ngày 14 tháng 4 năm Ất Mùi, tại Chùa Điều Ngự, 14472 Chestnut St., Westminster, CA 92683.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6336)
Quyết Định nầy có hiệu lực kể từ ngày ấn ký và chấm dứt sau khi Ban Chấp Hành Liên Đoàn CHT & Đoàn Sinh GĐPT Hoa Kỳ làm lễ ra mắt trước Chư Tôn Đức Giáo Phẩm HĐĐH Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại và Đồng Hương Phật Tử ngày Đại Lễ Phật Đản chung của Tăng Đoàn.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6328)
Để công tác Phật sự được sớm hoàn thành viên mãn, trân trọng kính đề nghị Tổng vụ Ban Hành Quyết Định Công Nhận thành phần nhân sự như đã kính trình.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6040)
Thuyết Trình Viên trình bày lý do buổi họp: Nhằm mục đích bầu chọn Ban Tổ Chức Đại Hội Thành Lập Liên Đoàn CHT & Đoàn Sinh GĐPT Hoa Kỳ thuộc Tổng Vụ Thanh Niên, Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5312)
Nhân dịp Xuân về, xin hãy chấm dứt những biểu diễn mang tính ảo thuật về tự do, nhân quyền, dân chủ; thay vào đó là sự thể hiện cụ thể tự do, nhân quyền và dân chủ ngay trên chính bản thân và tổ chức của mình. Hoà bình không thể thiết lập khi đời sống của những tổ chức và cá nhân dẫy đầy bạo động, bất công và phi lý.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5638)
Đoàn Cựu Huynh Trưởng & Đoàn Sinh GĐPT Pháp Vân tuyên bố Chính thức Thành Lập Đoàn kể từ ngày 08-02-2015, dưới sự Chứng Minh của Hòa Thượng Thích Chơn Trí, Chánh Thư Ký Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại cùng Thượng Toạ Thích Viên Chánh, Tổng Vụ Trưởng Thanh Niên và Đại Đức Thích Đạt Tín, Tổng Vụ Phó Thanh Niên; và Đoàn sẽ làm Lễ Ra Mắt vào dịp Lễ Rằm tháng Giêng năm Ất Mùi.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 4824)
Đứng trước thảm cảnh và bi kịch của thời đại, cảm thấu nỗi khổ đau của dân tộc Việt Nam, trên căn bản của đại bi tâm, trong khả năng có thể, bước vào năm mới 2015, Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại sẽ thực hiện một số Phật sự trọng đại sau đây để góp phần xây dựng thế giới tịnh lạc hòa bình.