Phỏng Vấn Khenpo Tsultrim Lodro Tiến Sỹ Phật Học - Phó Viện Trưởng Đại Học Viện Larung Gar, Tây Tạng

24 Tháng Sáu 201710:12(Xem: 7254)

PHỎNG VẤN KHENPO TSULTRIM LODRO
Tiến Sỹ Phật Học - Phó Viện Trưởng Đại Học Viện Larung Gar, Tây Tạng
Ngày 10 tháng 6, 2017


Bài phỏng vấn xuyên lục địa được thực hiện bởi Lưu Phương Milam
Cathryn Hardie phiên dịch Anh ngữ
Tâm Bảo Đàn chuyển Việt ngữ

 

blank
Khenpo Tsultrim Lodro

Giới thiệu: Nhân chuyến hoằng pháp sắp tới tại Hoa Kỳ và Canada, Tiến Sỹ  Phật học Khenpo Tsultrim Lodro sẽ lần đầu tiên ghé đến Little Saigon, California để ban pháp cho Phật tử người Việt  trong chương trình miễn phí dành cho cộng đồng do Viet Nalanda Foundation tổ chức. Ngài sinh năm 1962 tại miền Đông Tây Tạng, thông thạo Tạng ngữ lẫn Hoa ngữ và là trưởng tử của ngài Khenpo Jigme Phuntsok (thuộc dòng truyền thừa Nyingma). Được biết đến dưới danh hiệu “Khenpo Phóng Sinh,” ngài là Phó Viện Trưởng và được xem là một trong các giảng sư, học giả, thiền sư danh tiếnguyên bác nhất thuộc Đại Học Viện Ngũ Minh Khoa Học Phật Giáo Larung Gar, một học viện lừng lẫy có một không hai tại Tây Tạng do đức Jigme Phuntsok khai lập vào năm 1980, hiện đang bị buộc phải thu hẹp lại tuy vào lúc cao điểm đã từng có hơn 10,000 tu sinh.  Khenpo Tsultrim Lodro có ảnh hưởng rất lớn trong cộng đồng Phật tử Tây Tạng, Trung Hoa, Mã Lai, Singapore về các hoạt động cổ võ ăn chay, phóng sinh, môi trường, bảo tồn văn hóa và thường được các trung tâm Phật Giáođại học danh tiếng tại Hoa Kỳ, Canada và Úc thỉnh giảng.

Milam: Theo như chúng con được biết thì đây sẽ là lần đầu tiên Thầy đến viếng khu Little Saigon tại California để giảng pháp cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Chúng con cũng biết rằng Thầy rất bận và lịch thuyết giảng của Thầy rất là sít sao. Nên xin Thầy cho biết do đâu mà Thầy lại hoan hỷ nhận lời đến đây để kết nối với cộng đồng người Việt?

Khenpo Tsultrim Lodro: [Bật cười] Thông thường, khi có cơ hội thì tôi luôn sẵn sàng chia sẻ giáo pháp với bất kỳ ai muốn lắng nghe. Người Việt Nam vốn sẵn có một lịch sử lâu dài khát khao tìm hiểu giáo pháp, và đó chính là một túc duyên. Bởi vì thế cho nên tôi nghĩ rằng nếu tôi đến viếng cộng đồng Việt Nam để chia sẻ một chút về Phật Pháp thì rất có thể điều này sẽ đem lại chút ít lợi lạc cho các thành viên trong cộng đồng.

Milam: Chúng con nghe nói rằng tại đại học viện Larung Gar có hơn 10 ngàn môn sinh, mà trong số đó, cũng có rất nhiều Phật tử thuần thành đến từ khắp các nơi như Trung Quốc, Tây Tạng, và nhiều các quốc gia ở Châu Á và ở phương Tây nữa. Thầy có bao giờ gặp một môn sinh gốc Việt nào, hoặc là ở Việt Nam hoặc là ở hải ngoại, đến thăm viếng hay tu học tại Larung Gar chưa ạ?

Khenpo Tsultrim Lodro: Tôi chưa từng bao giờ gặp người Việt nào, hoặc là đến thăm viếng hoặc là tu học, tại Larung Gar. Ít ra là cá nhân tôi chưa từng gặp.  

blankHọc viện Larung Gar


Milam:
Xin Thầy cho biết đại học viện Larung Gar dạy những môn học nào và tại sao lại được gọi là Học Viện Ngũ Minh Khoa Học Phật Giáo? Ở tại Larung Gar có các chương trình nhập thất dài hạn hay nhập thất ba năm không? Larung Gar cũng có chú trọng đến thiền chỉ (thiền an định) và thiền minh sát (vipassana) không ạ?

Khenpo Tsultrim Lodro: Tại Larung Gar, chúng tôi có hai phân khoa chính. Đối với những môn sinh nào muốn tập trung vào công phu hành thiền thì có chương trình huấn luyện bảy năm. Trong bảy năm này, các môn sinh thọ nhận các hướng dẫn về thiền và rồi họ phải tập trung ứng dụng thiền trong công phu hành trì. Sau khi kết thúc bảy năm thì họ sẽ tốt nghiệp và có thể tự do nhập thất dài hạn ở bất kỳ đâu. Chúng tôi không có các chương trình tu ẩn ba năm giống như tại một số các tu viện Tây Tạng hay các mật thất khác. Và, vâng, có chứ, các lớp thiền của Larung Gar bao gồm cả thiền chỉ (thiền an định) lẫn thiền minh sát (vipassana). Còn có một nhánh [phân khoa] khác dành riêng cho các môn sinh nào muốn tập trung vào triết lý Phật Giáo. Chương trình này kéo dài trong mười lăm năm, bao gồm các chủ đề liên quan đến ngôn ngữvăn hóa Tây Tạng, cùng năm bộ luận chính yếu của Kinh thừa và các giáo lý của Kim Cang thừa. Tên gọi Ngũ Minh Khoa Học hàm chỉ năm bộ môn kiến thức của nền giáo dục Phật Giáo theo truyền thống Ấn Độ (gồm nghệ thuật, y khoa, văn chương/ngữ pháp, luận lý, Phật học/thiền học). Ngoài ra tại Larung Gar, chúng tôi còn có thêm hai nhánh nhỏ nữa dành cho các môn sinh muốn học y khoa Tây Tạngthiên văn.

Milam: Chúng con cũng có nghe nói nhiều về sự việc Larung Gar bị buộc phải thu hẹp lại trong thời gian vừa qua. Thầy có thể nói gì thêm về việc này không?

Khenpo Tsultrim Lodro: Xin hãy thông cảm là tôi không thể nói gì hơn. Trong tận cùng tâm khảm, tôi chỉ biết cầu nguyệnmong mỏi truyền thống tu học tại Larung Gar sẽ tiếp tục trường tồn không gián đoạn.

Milam: Theo chúng con được biết thì Thầy có thể giảng dạy Phật Pháp trực tiếp bằng Hoa ngữ cho thính chúng thông thạo tiếng Hoa. Chúng con cũng nghe nói là có một số người không mấy vui do bởi họ cảm thấy Thầy nên tiếp tục sử dụng tiếng Tạng để giảng dạy Phật Pháp. Ngài có điều gì muốn chia sẻ về điều này không, và việc giảng dạy bằng Hoa ngữ có bất kỳ ảnh hưởng gì đến nỗ lực không ngưng nghỉ của Thầy trong việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng hay không?

Khenpo Tsultrim Lodro: Giảng pháp bằng tiếng Hoa thực sự là rất tiện lợi và dễ dàng để cho người Hoa có thể thấu hiểu.  Nếu tôi giảng bằng tiếng Tạng cho họ nghe thì họ chẳng thể hiểu, và nếu phải dựa vào một phiên dịch viên thì lại mất rất nhiều thời gian. Bởi thế cho nên tôi dùng tiếng Tạng để dạy cho người Tạng và dùng tiếng Hoa để dạy cho người Hoa. Tôi không nghĩ rằng điều này gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng.

Milam: Chúng con cũng nghe nói rằng từ năm 2013 cho đến nay, Thầy đã được mời đến nói chuyện về Phật Pháp, về khoa học tâm và dạy ve62 thiền tại nhiều đại học danh tiếng ở  phương Tây, như Harvard, Stanford, UC Berkeley, Oxford, Sydney, v.v. và ngay cả tại văn phòng trụ sở Google. Thầy có thể nào chia sẻ cảm giác của Thầy về thính chúng phương Tây tại các môi trường học thuật cao đẳng này không? Thính chúng phương Tây có rất khác so với thính chúng Á đông không? Thầy có mong muốn sẽ giảng dạy trực tiếp bằng Anh ngữ một ngày nào đó trong tương lai không?

Khenpo Tsultrim Lodro: [Bật cười lần nữa] Tôi cũng có thể rất ‘hy vọng’ là mình sẽ có đủ khả năng giảng pháp bằng Anh ngữ một ngày nào đó trong tương lai, nhưng tôi không biết là mong ước ấy có thực tế lắm hay không! Có, tôi có cảm nhận là có một số khác biệt tổng quát giữa thính chúng phương Tây và thính chúng Á đông trong các buổi giảng pháp. Tại các quốc gia Á Châu, các khái niệm về luật nhân quả và sự đầu thai có vẻ được chấp nhận dễ dàng, ngay cả đối với những người mới bước vào đường tu trong đạo Phật. Tại phương Tây, điều này chưa chắc đã là như thế. Tại Châu Á, người ta thường cúng dườngcầu nguyện rất nhiều, và cũng thường tụng niệm rất nhiều. Ở phương Tây thì không thấy nhiều như thế. Ngược lại, thiền là một hình thức phổ thông hơn tại phương Tây để tu tập đạo Phật.

blank

Milam: Chúng con cũng nghe nói là có hai quyển sách của Thầy (“Bạn Đã Sẵn Sàng Để Hạnh Phúc Chưa? Đừng Để Con Cọp Giấy Làm Cho Bạn Sợ Hãi”“Tri Kiến Đúng Đắn: Biến Người Tin Thành Bồ Tát”) hiện đang được dịch qua tiếng Việt lần đầu tiên dưới sự bảo trợ của Dự Án Dịch Thuật Quiet Wisdom do tổ chức Viet Nalanda Foundation khởi xướng. Thầy có thể tóm tắt cho chúng con biết tinh túy cốt lõi của hai tập sách này là gì không?

Khenpo Tsultrim Lodro: Mỗi quyển sách kết tập một số đề mụctiêu đề khác nhau, chứ không theo một chủ đề đặc biệt nào cả. Tôi có bốn động cơ chính yếu đằng sau hai tập sách này, đó là 1) cung cấp các hướng dẫn trong sángdễ hiểu về các khái niệm và thực hành cốt lõi của đạo Phật; 2) hướng dẫn dựa trên các tư tưởngquan điểm thời đại; 3) chỉ ra cho người ta thấy việc tu tập của đạo Phật liên kết với đời sống hằng ngày như thế nào, và 4) chia sẻ các giáo huấn dựa trên các phương pháp thực hành căn bản.

Milam: “Khổ Đau Chỉ Là Con Cọp Giấy” cũng là một tựa đề của buổi pháp thoại của Thầy tại Little Saigon, California vào ngày 27 tháng 7, 2017. Nhưng làm sao đau khổ có thể chỉ là con cọp giấy? Chúng ta có thể thực sự nói “khổ đau chỉ là con cọp giấy” với một người đang bị hành hung hoặc với một người vô tội bị bắt giam và bị bỏ đói đến chết không? Xin hãy cho chúng con lời khai thị.

Khenpo Tsultrim Lodro: Đối với một người không tu tập thì chẳng thể nào là con cọp giấy, vì  với họ thì đau khổsự thật, hết sức thật.  Tuy nhiên với một người có tu tập sâu sắc thì rất có khả năng là tất cả mọi đau khổ đều chỉ hóa hiện như một con cọp giấy. Dù vậy nhưng nếu không có được một nền tảng vững chắc trong khi tu tập thì ngay cả một sự thiệt thòi nhỏ nhoi nhất cũng trở thành là con cọp thật! 

Milam: Chúng con cảm thấy vô cùng trân trọngbiết ơn là Thầy sẽ có mặt tại Little Saigon, California và chúng con sẽ có được một sự kết nối tâm linh với Thầy. Tuy nhiên do bởi không có ít người Việt trong cộng đồng biết về Thầy hay về Larung Gar trong thời điểm này, nên chúng con sẽ hết sức cố gắng trong khả năng tốt nhất để có thể phổ biến  rộng rãi cho cộng đồng biết về chương trình pháp thoại sắp tới.  Thưa Thầy có lời khuyên tâm yếu nào mà Thầy muốn chia sẻ với các anh chị em người Việt là những người chưa từng có duyên gặp Thầy và chưa từng nghe pháp từ Thầy không?

Khenpo Tsultrim Lodro: Nếu không có dịp gặp trong cuộc viếng thăm lần này thì tôi hy vọngchúng ta sẽ có cơ duyên gặp nhau trong tương lai. Điều quan trọng hơn hết là tôi hy vọng các bạn sẽ có thể kết duyên với giáo pháp và thực sự đưa được các giáo lý vào việc tu tập để có thể đem lại lợi ích cho chính tâm thức bạn và cho cuộc đời.

Milam: Một lần nữa, chúng con xin được tri ân lòng từ to lớn của Thầy và cám ơn Thầy đã nhận lời đến Little Saigon vào cuối tháng 7, 2017. Chúng con xin cầu nguyện Thầy luôn có sức khỏe và các Phật sự của Thầy luôn tỏa rộng, lan xa, vượt trên ngôn ngữ, chủng tộc, ranh giới, lục địa, và thời gian. Xin chân thành kính ơn Thầy, Khenpo Rinpoche!

Om mani padme hung.

Pháp ThoạiVấn Đáp của Tiến Sỹ Phật Học Khenpo Tsultrim Lodro
“Khổ Đau Chỉ Là Con Cọp Giấy”
Thứ Năm ngày 27 tháng 7, 2017
Phật Pháp Vấn Đáp (3 g. – 4g.30 chiều)

Pháp Thoại (6 g. – 9 g. tối) 

Tại: Hội Trường Tòa Soạn Người Việt
14771 Moran Street, Westminster, CA 92683

Điện thoại: 714-892-9414

**Vì chỗ ngồi giới hạn và cũng để giúp cho ban tổ chức tiện việc sắp xếp, xin gửi email ghi danh đến  bodetam4all@gmail.com  hoặc gọi 424-558-7914 / 949-923-0039. Ngoài ra, để chuẩn bị cho buổi "Phật Pháp Vấn Đáp," xin vui lòng  gửi trước các câu hỏi qua email. 

**Chỗ đậu xe rất giới hạn! XIN ĐẾN 15-30 PHÚT TRƯỚC GIỜ BẮT ĐẦU ĐỂ TÌM CHỖ ĐẬU, HOẶC ĐẬU XE TẠI BÃI ĐẬU XE PHÍA SAU KHU “PHƯỚC LỘC THỌ” HOẶC TRONG KHU “CHỢ Á ĐÔNG” NẰM TRÊN ĐƯỜNG BOLSA AVENUE. Cách chỗ giảng khoảng 5-7 phút đi bộ.

Chương trình miễn phí được tổ chức bởi Viet Nalanda Foundation (www.vietnalanda.org). 
blank

KHENPO TSTULRIM LODRO Viet flyer July 2017 ver 9
BÀI PHỎNG VẤN KHENPO TSULTRIM LODRO-Vietnamese June 2017
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 2023(Xem: 2034)
Phật pháp tại thế gian thời kỳ mạt pháp xuất hiện nhiều dị giáo làm cho hành giả sơ tâm tu tập dễ vướng các chướng do không biện được chánh, tà. Bởi thiếu phân định nên dễ đi vào con đường thành kiến sai lầm khiến một đời nỗ lực tu tập nhưng cứ mãi lẫn quẩn trong vòng luân chuyển của khổ đau, sanh tử. Với xuất phát điểm nơi tâm hướng đến con đường giải thoát, hành giả tu tập cần nương nhờ vào đoàn thể Tăng già - là những người thừa tự pháp của Phật, chọn đúng đường hướng hầu mong thoát khỏi cái khổ trần thế, thoát khỏi sự thiêu đốt của nhà lửa đang bốc cháy hừng hực nơi Ta Bà uế trược.
12 Tháng Sáu 2023(Xem: 1720)
Đức Phật đã từng dạy, trong mỗi chúng sanh đều có Phật tính và đều là những vị lai Phật. Hy vọng rằng mùa Phật đản về cũng là lúc chúng ta trở về với Phật tính, lắng nghe Pháp âm trong chính mình, để mỗi thời khắc đều là Phật thị hiện và, mỗi tấc đất trong cõi Ta Bà này đều là y báo trang nghiêm của chư Phật Thế Tôn. Có như vậy chúng ta mới thật sự đón mừng một mùa Phật Đản với tất cả tâm thành và ý nghĩa.
12 Tháng Sáu 2023(Xem: 1473)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
29 Tháng Năm 2023(Xem: 3531)
Mùa Phật đản chính là lúc tất cả chúng ta nhớ nghĩ và cảm niệm ân đức cao dày của Đức Từ Phụ Thế Tôn, đồng thời cũng là lúc để quán chiếu tự tâm, phát huy thiện căn, hiển lộ Phật tính để an trú với “vị Phật” trong chính mình, mỗi người là một Pháp thân trang nghiêm pháp giới; nhất là giữa bối cảnh lịch sử có nhiều khủng hoảng, hận thù, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, nhân hoạ… như ngày nay.