Lời phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội

25 Tháng Tư 201813:27(Xem: 6882)

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG 
CỘNG ĐỒNGXÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI

The Buddha’s Teachings on Social
and Communal Harmony
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon

by

BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016

Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 

Buddhist Association of the United States
Chuang Yen Monastery
2020 Route 301
Carmel, NY 10512–3426 – U.S.A.

October 17, 2017

To Whom It May Concern,

This is to confirm that I have given permission to Ms Nguyen Nhat Tran Nhu Mai to translate my book, The Buddha’s Teachings on Social and Communal Harmony, into the Vietnamese language on a strictly free distribution basis. The original English-language edition of the book is published by Wisdom Publications, Boston, Massachusetts (2016).

Sincerely yours,

sig



Ven. Bhikkhu Bodhi

blank

 

Tác phẩm này được phiên dịch với giấy phép của Bhikkhu Bodhi. Dịch giả giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt. Mọi việc in ấn, phát hành phải có sự đồng ý của dịch giả.

Mục Lục
ĐÔI NÉT TIỂU SỬ BHIKKHU BODHI 13
LỜI GIỚI THIỆU của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA THỨ 14 17
LỜI MỞ ĐẦU của Hozan Alan Senauke 21
LỜI CẢM TẠ của BHIKKHU BODHI 25
LỜI GIỚI THIỆU của người dịch 27
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
NGUỒN GỐC LỜI PHẬT DẠY VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG XÃ HỘI 31
Chương I. CHÁNH KIẾNGiới thiệu 43
I. CHÁNH KIẾN 50
1. CHÁNH KIẾN DẪN ĐẦU 50
2. HIỂU RÕ BẤT THIỆN PHÁP VÀ THIỆN PHÁP 51
3. TÍNH ĐA DẠNG CỦA NGHIỆP 52
4. CHÚNG SANH SỐNG CHẾT THEO NGHIỆP CỦA HỌ 53
5. KHI TỰ MÌNH BIẾT RÕ 54
6. GIÁO PHÁP CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO BẢN THÂN 57
Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂNGiới thiệu 63
II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN 69
1. BỐ THÍ 69
(1) Keo kiệt 69
(2) Thành tựu bố thí 69
(3) Lý do để bố thí 69
(4) Bố thí của bậc chân nhân 70
(5) Bố thí thực phẩm (1) 71
(6) Bố thí thực phẩm (2) 71
(7) Bố thí Pháp 72
2. GIỚI HẠNH 72
(1) Quan sát nội tâm về đạo đức 72
(2) Thành tựu giới hạnh 74
(3) Bảo vệ vô lượng chúng sinh 74
(4) Bất thiện và thiện 75
(5) Cấu uếthanh tịnh 76
3. LOẠI TRỪ NHỮNG CẤU UẾ CỦA TÂM/THANH LỌC TÂM 79
(1) Mười sáu loại cấu uế của tâm. 79
(2) Hai loại ý niệm 79
(3) Thực hành đoạn trừ phiền não 81
4. TỪ BI 85
(1) Tứ Vô Lượng Tâm 85
(2) Tâm Từ tỏa sáng như vầng trăng 86
(3) Lợi ích của Tâm Từ 87
(4) Còn nhiều lợi ích nữa 87
(5) Tâm TừChánh Niệm 88
(6) Đoạn trừ các lậu hoặc (/cấu uế) 88
Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬNGiới thiệu 93
III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN 96
1. GIẾT SÂN HẬN 96
2. BA HẠNG NGƯỜI 96
3. HẠNG NGƯỜI GIỐNG CÁC LOÀI RẮN 97
4. NHỮNG LÝ DO ĐỂ OÁN HẬN 99
5. NHỮNG NGUY HẠI CỦA SÂN HẬN VÀ 
    LỢI ÍCH CỦA NHẪN NHỤC 99
(1) Năm mối nguy hại 99
(2) Năm mối nguy hại khác nữa 100
(3) Bảy mối nguy hại 100
(4) Bị người khác tránh xa 103
6. LOẠI TRỪ SÂN HẬN 103
(1) Mười cách loại trừ sân sận 103
(2) Đức Phật dạy năm phương cách 104
(3) Tôn giả Sāriputta (Xá-Lợi-Phất) dạy năm phương cách 105
7. NHẪN NHỤC TRƯỚC SỰ KHIÊU KHÍCH 108
(1) Nhẫn nhục khi bị chỉ trích 108
(2) Không trả đũa 110
(3) Nhẫn nhục khi bị trừng phạt 111
8. NHỮNG TẤM GƯƠNG NHẪN NHỤC 114
(1) Đức Phật bác bỏ sự phỉ báng 114
(2) Tinh thần can đảm của Tôn giả Punna (Phú-lâu-na) 115
(3)Tiếng rống sư tử của Tôn Giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) 117
(4) Sakka Thiên Chủ và Quỷ Dạ-Xoa-Ăn-Phẫn-Nộ 120
Chương IV. CHÁNH NGỮ - Giới thiệu 125
IV. CHÁNH NGỮ 129
1. LỜI KHÉO NÓI 129
(1) Sở hữu bốn yếu tố 129
(2) Sở hữu năm yếu tố 129
2. TỔ CHỨC CÁC CUỘC THẢO LUẬN 130
3. NÓI ĐÚNG PHÁP/ ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG 133
4. ĐỪNG TẠO TRANH CÃI 136
5. NÓI LỜI KHEN CHÊ 136
6. BIẾT KHEN ĐÚNG LÚC 137
7. BIẾT NÊN NÓI GÌ VÀ NÓI NHƯ THẾ NÀO 138
8. KHIỂN TRÁCH NGƯỜI KHÁC 139
Chương V. TÌNH BẠN TỐT ĐẸPGiới thiệu 143
V. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP 146
1. ĐỨC TÁNH CỦA MỘT NGƯỜI BẠN ĐÍCH THỰC 146
(1) Bảy đức tánh 146
(2) Bảy đức tánh khác 147
2. BỐN LOẠI BẠN TỐT
3. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH 148
4. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG XUẤT GIA 149
(1) Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda 149
(2) Khi một Tỷ-kheo có những bạn tốt 150
Chương VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và LỢI LẠC CHO 
NGƯỜI KHÁC - Giới thiệu 155
VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC 158
1. NGƯỜI NGU và NGƯỜI TRÍ 158
2. NGƯỜI BẤT CHÁNH và NGƯỜI CHƠN CHÁNH 159
3. GỐC RỄ CỦA TỔN HẠILỢI LẠC CHO MÌNH và CHO
    NGƯỜI KHÁC 163
4. BỐN HẠNG NGƯỜI TRONG ĐỜI 164
(1) Hạng người tối thắng 164
(2) Đoạn trừ tham dục, sân hận và si Mm 165
(3) Năm quy luật tu học 167
5. TỶ-KHEO 168
6. CƯ SĨ / PHẬT TỬ TẠI GIA 169
7. BẬC ĐẠI TRÍ TUỆ 169
Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬPCHỦ ĐÍCH - Giới thiệu 173
VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬPCHỦ ĐÍCH 181
1. CÁC LOẠI HỘI CHÚNG 181
(1) Hội chúng nông nổi và hội chúng sâu sắc 181
(2) Hội chúng chia rẽ và hội chúng hòa hợp 181
(3) Hội chúng thấp kémhội chúng cao thượng 182
(4) Hội chúng phàm phuhội chúng bậc Thánh 183
(5) Hội chúng không nghiêm minhhội chúng nghiêm minh 183
2. THÀNH LẬP CỘNG ĐỒNG 184
(1) Chúng sinh đến với nhaukết hợp như thế nào 184
(2) Những người giống nhau thường tìm đến với nhau
 / Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã 185
(3) Tứ Nhiếp Pháp (Bốn phương cách thu phục nhân tâm) 186
3. DUY TRÌ CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG 187
(1) Tiêu chuẩn thẩm quyền 187
(2) Lý do để thiết lập các học pháp 188
(3) Sáu nguyên tắc hòa hợp 189
(4) Mười nguyên tắc hòa hợp 190
(5) Bảy điều kiện để hòa hợp xã hội 193
(6) Bảy điều kiện để hòa hợp Tăng chúng 195
(7) Chăm sóc người bệnh 196
4. GIAI CẤP KHÔNG QUAN TRỌNG 197
(1) Hòa nhập như sông chảy vào biển lớn 197
(2) Mọi người đều có thể chứng đắc mục tiêu tối thượng 197
(3) Tiêu chuẩn giá trị tâm linh 198
5. MỘT MẪU MỰC HÒA HỢP TĂNG 200
6. TĂNG SĨ và CƯ SĨ 201
(1) Hỗ trợ lẫn nhau 201
(2) Một vị khách của các gia đình 202
(3) Bày tỏ lòng từ bi đối với cư sĩ 203
(4) Các gia đình xứng đáng đến thăm viếng 203
Chương VIII. TRANH CHẤPGiới thiệu 207
VIII. TRANH CHẤP 210
1. TẠI SAO CHÚNG SINH SỐNG TRONG THÙ HẬN? 210
2. TRANH CHẤP GIỮA CƯ SĨ
    TRANH CHẤP GIỮA  SA-MÔN 211
3. TRANH CHẤP DO DỤC LẠC GIÁC QUAN 212
4. BẮT NGUỒN TỪ THAM ÁI 213
5. NHỮNG NGƯỜI MÙ VÀ CON VOI 214
6. NHỮNG TRANH LUẬN GIỮA CÁC TỶ-KHEO 215
7. VỤ TRANH CÃI Ở KOSAMBĪ 216
8. GỐC RỄ CỦA TRANH CHẤP 218
9. CHIA RẼ TĂNG ĐOÀN / PHÁ HÒA HỢP TĂNG 220
Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤPGiới thiệu 225
IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 229
1. SÁM HỐITHA THỨ 229
2. GIẢI QUYẾT CÁC Ý KIẾN KHÁC BIỆT 229
3. GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG TĂNG ĐOÀN 235
4. TRANH CHẤP VỀ GIỚI LUẬT 238
(1) Nhu cầu tự quán sát mình 238
(2) Tránh hiềm khích 239
5. CÙNG SỬA SAI CHO NHAU 240
6. CHẤP NHẬN SỬA SAI TỪ NGƯỜI KHÁC 241
7. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA CƯ SĨ và 
    TĂNG CHÚNG 245
(1) Lật úp bình bát 245
(2) Mất niềm tin 246
(3) Biểu quyết luận tội (tác pháp Yết-Ma) 246
8. KHAI TRỪ NHỮNG NGƯỜI PHẠM TỘI 247
(1) Quét sạch rơm rạ! 247
(2) Trục xuất bằng vũ lực 249
Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNGGiới thiệu 255
X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG 262
I. TRÁCH NHIỆM HỖ TƯƠNG 262
2. CHA MẸ VÀ CON CÁI 264
(1) Công ơn cha mẹ thật vĩ đại 264
(2) Đền đáp công ơn cha mẹ 265
3. VỢ CHỒNG 265
4. ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH 267
(1) Vì lợi lạc của nhiều người 267
(2) Giống như núi Hy-mã-lạp-sơn 267
(3) Những phương cách tìm kiếm tài sản 268
(4) Tránh làm các nghề bất chánh 269
(5) Sử dụng tài sản đúng đắn 269
5. ĐỊA VỊ XÃ HỘI 270
(1) Không có đặc quyền theo đẳng cấp cố định 270
(2) Giai cấp chỉ là ước lệ xã hội 274
(3) Địa vị được xác định bằng hành động 279
(4) Hành động tạo ra kẻ bần cùng 283
6. ĐẤT NƯỚC 285
(1) Khi các quốc vương không chơn chánh 285
(2) Chiến tranh nuôi dưỡng hận thù 287
(3) Chuyển Luân Thánh Vương 288
(4) Vị Chuyển Luân Thánh Vương chinh phục như thế nào 289
(5) Nhiệm vụ của nhà vua 290
(6) Giúp cho dân chúng được an cư lạc nghiệp 293
LỜI KẾT 295
CHÚ  THÍCH 309
MỤC LỤC SÁCH THAM KHẢO 317

 

 

ĐÔI NÉT TIỂU SỬ BHIKKHU BODHI

 

Bhikkhu_Bodhi2Tỷ-kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, sinh năm 1944 tại Brooklyn, New York. Ngài là một tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Theravāda.

Từ những năm ở lứa tuổi đôi mươi, Phật giáo đã có sức thu hút mãnh liệt đối với sư. Năm 1972, sau khi hoàn tất học vị Tiến sĩ Triết học tại Đại học Claremont Graduate School, sư du hành đến Sri Lanka (Tích Lan) và thọ giới Sa-di. Năm 1973, sư thọ giới Tỷ-kheo với giới sư là ngài Ānanda Maitreya, một vị sư học giả Phật giáo thuộc hàng ngũ lãnh đạo của Sri Lanka thời bấy giờ.

Năm 1984, Tỷ-kheo Bodhi được bổ nhiệm làm Chủ biên Hội Xuất bản kinh sách Phật giáo ở Kandy, Sri Lanka, sau đó ngài được bầu làm Chủ tịch Hội này. Ngài đã sinh sống và làm việc tại Sri Lanka hơn 20 năm.

Năm 2002, Tỷ-kheo Bodhi trở về New York. Hiện nay, ngài cư ngụ tại Tu viện Chuang Yen, New York và giảng dạy Phật pháp tại đây và tại Bodhi Monastery ở New Jersey. Ngài cũng là Chủ tịch Hội Phật giáo Hoa Kỳ (Buddhist Association of the United States – BAUS), Hội Yin Shun, và Chủ tịch sáng lập Quỹ Phật giáo Cứu trợ toàn cầu (Buddhist Global Relief), đặt trụ sở tại New York, nhằm mục đích cứu trợ nạn đói và nạn thất học toàn cầu.

Tỷ-kheo Bodhi vừa là tác giả, dịch giả và chủ biên của nhiều tác phẩm Phật học giá trị, gồm có:

-   Kinh Tập Nipata: Bộ Sưu Tập Cổ Sơ về Kinh Phật Cùng với Các Bài Luận Giải (The Suttanipata: An Ancient Collection of the Buddha’s Discourses Together with Its Commentaries). Bhikkhu Bodhi dịch và chú giải (2017).

-    Lời Phật Dạy về sự Hòa Hợp trong Cộng ĐồngXã Hội (The Buddha’s Teachings on social and Communal Harmony) Bhikkhu Bodhi tuyển chọn và giới thiệu (2016).

-      Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pāli (In the Buddha’s Words: An Anthology of Discourses from the Pāli Canon), Bhikkhu Bodhi tuyển chọn và giới thiệu (2005).

-      Tăng Chi Bộ Kinh: Bản Dịch Mới (Numerical Discourses of the Buddha: A New Translation of the Aṅguttara Nikāya) (2012) Bhikkhu Bodhi dịch.

-      Trung Bộ Kinh, Bhikkhu Bodhi đồng dịch giả với Tỷ-kheo Nānamoli (The Middle Length Discourses of the Buddha: A translation from the Majjhima Nikāya (2001).

-       Tương Ưng Bộ Kinh (The Connected Discourses of the Buddha: A Translation from the Saṃyutta Nikāya), Bhikkhu Bodhi dịch(2000).

-      Tăng Chi Bộ Kinh (Numerical Discourses of the Buddha: An Anthology of Suttas from the Aṅguttara Nikāya), Nyanaponika Thera dịch (1999) Bhikkhu Bodhi biên tập.

-      Cẩm Nang Tổng Hợp Vi Diệu Pháp (A Comprehensive Manual of the Abhidhamma) (2000), Bhikkhu Bodhi biên soạn.

-      Bát Thánh đạo: Con Đường Chấm Dứt Khổ Đau (The Noble Eigthfold Path: Way to the End of Suffering) (2000), Bhikkhu Bodhi biên soạn.

 

* Các Khóa Giảng Kinh trên mạng Internet:

1. Giáo Lý Như Thật Của Đức Phật (The Buddhda’s Teachings as It Is (1981).

2. Kinh Tập Nipāta (Sutta Nipāta) (2004).

3. Nghiên CứuHệ Thống Kinh Trung Bộ (A Systematic Study of the Majjhima Nikāya) (2003-2008).

4. Nghiên Cứu Các Hạnh Ba-la-mật (A Study of the Pāramis) (2008).

5. Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pāli (In the Buddha’s Words: An Anthology of Discourses from the Pāli Canon (2006-2008).

* Và rất nhiều bài viết về những vấn đề Phật giáo hiện đại, đăng trên các báo chí Phật giáo thế giới.

 

***

LỜI GIỚI THIỆU
Của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA THỨ 14

Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni, đã sinh sống, chứng đắc giác ngộ, và giảng dạy ở Ấn Độ hơn 2500 năm về trước. Tuy nhiên, tôi tin rằng phần lớn những gì ngài dạy cách đây rất lâu vẫn còn giá trị và hữu ích cho đời sống con người ngày nay. Đức Phật thấy rằng con người có thể sống chung tự do như những cá nhân, trên nguyên tắc bình đẳngvì vậytrách nhiệm đối với nhau.

Ngài thấy rằng mục đích chính của đời sống là được hạnh phúc. Ngài nói đến đau khổ trong bối cảnh của những phương cách để vượt qua đau khổ. Ngài công nhận rằng trong lúc vô minh đã trói buộc chúng sinh trong nỗi khổ đau và phiền não triền miên vô tận, thì tu tập phát triển sự hiểu biết chơn chánh sẽ giải thoát con người khỏi đau khổ. Đức Phật thấy rằng mỗi thành viên của gia đình nhân loại, nam cũng như nữ, đều có quyền bình đẳng để được tự do, không chỉ về phương diện xã hội hoặc ngay cả tự do về mặt tâm linh, nhưng còn là một sự tự do cơ bản được thoát khỏi sợ hãithiếu thốn. Ngài công nhận rằng mỗi chúng ta chỉ là một con người như bao nhiêu người khác. Không những tất cả chúng ta đều ước muốn được hạnh phúctìm cách tránh đau khổ, mà chúng ta còn có quyền bình đẳng để theo đuổi những mục đích ấy.

Trong nội bộ cộng đồng tu sĩĐức Phật đã thiết lập, mọi cá nhân đều bình đẳng, cho dù họ thuộc về tầng lớp nào trong xã hội hoặc có nguồn gốc nào từ hệ thống giai cấp. Tập quán đi khất thực nhằm mục đích củng cố nhận thức của tu sĩ về sự lệ thuộc của họ vào người khác. Bên trong cộng đồng tăng chúng, mọi quyết định đều là kết quả của bỏ phiếu và những khác biệt được giải quyết bằng sự đồng thuận chung.

Đức Phật đã dùng một phương pháp thực tiễn để kiến tạo ra một thế giới hòa bình và hạnh phúc hơn. Dĩ nhiên là ngài đã đặt nền tảng cho con đường đưa đến giải thoátgiác ngộPhật tử khắp thế giới vẫn tiếp tục đi theo cho đến ngày nay, nhưng ngài cũng luôn nhất quán trong việc đưa ra những lời khuyên mà bất cứ người nào cũng có thể quan tâm để sống hạnh phúc hơn ngay bây giờ và ở đây.

Các bài kinh được tuyển chọn từ những lời khuyên bảo và chỉ dạy của đức Phật trong tập sách này – về các đề tài liên quan đến tính thực tiễn, giữ đúng Giới luậtlời nóicân nhắc, nhẫn nhục hơn là tức giận, quan tâm đến điều tốt đẹp cho người khác – tất cả đều liên quan đến việc tạo lập tình bằng hữu và duy trì sự an vui trong cộng đồng.

Con người chúng ta là những sinh vật xã hội. Vì tương lai chúng ta tùy thuộc vào người khác nên chúng ta cần bạn bè để đáp ứng những lợi ích của chúng ta. Chúng ta không kết bạn bằng cách gây gỗ, ghen ghét và tức giận, nhưng bằng cách thành thật trong mối quan tâm của chúng ta đối với người khác, bảo vệ đời sống của họ, và tôn trọng quyền lợi của họ. Kết bạnthiết lập lòng tin là nền tảng để xây dựng xã hội vững vàng. Giống như những bậc thầy vĩ đại khác, Đức Phật ca ngợi lòng bao dungtha thứ để lấy lại niềm tingiải quyết những tranh chấp phát sinh, bởi vì khuynh hướng của chúng ta thường xem kẻ khác như là ‘chúng nó’ đối lập với ‘chúng ta’.

Trong quyển sách xuất sắc này, Bhikkhu Bodhi, là một nhà sư học giả Phật giáo đầy kinh nghiệm, đã trích dẫn từ kinh điển thuộc truyền thống Pāli, một trong những tài liệu cổ xưa nhất về những lời Phật dạy, còn được gìn giữ đến ngày nay, để chứng minh mối quan tâm của Đức Phật về việc duy trì sự hòa hợp trong cộng đồngxã hội. Tôi chắc chắn rằng các Phật tử sẽ tìm thấy tuyển tập này rất giá trị, nhưng tôi hy vọng là một số độc giả khác rộng lớn hơn cũng thấy tuyển tập này rất hấp dẫn. Những tài liệu được sưu tập trong sách này chứng tỏ rõ ràng rằng mục đích tối hậu của Phật giáo là để phục vụ và làm lợi ích cho nhân loại. Bởi vì những gì làm tôi thích thú không phải là để cải đạo người khác theo đạo Phật, nhưng là làm thế nào để Phật tử chúng ta có thể đóng góp cho xã hội loài người bằng những tư tưởng Phật giáo của chính chúng ta. Tôi tin chắc rằng những độc giả quan tâm đến việc kiến tạo một thế giới hạnh phúc hơn, an bình hơn cũng tìm thấy sách này rất hấp dẫn.

Ngài Tenzin Gyatso

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ 14



LỜI MỞ ĐẦU
của Hozan Alan Senauke

Đức Phật Gotama trưởng thành trong một đất nước có nhiều vương quốc, bộ lạc và các giai cấp xã hội (varma). Đó là một thời kỳ và đất nước vừa khác vừa giống với chúng ta, trong đó địa vị xã hội, nghề nghiệp gia đình, bản sắc văn hóa và phái tính, là những yếu tố quyết định đời sống của một người. Trước khi Đức Phật giác ngộ, bản sắc cá nhânyếu tố xác định con người. Nếu một người được sinh ra trong giai cấp chiến binh, hay lái buôn, hay nông dân hay giai cấp bần cùng, người đó phải hoàn toàn sống cuộc đời như thế, và hầu như là sẽ kết hôn với một người nào đó trong cùng một giai cấp. Con cái của họ cũng làm như vậy. Không có ý thức gì về quyền cá nhân hay số phận riêng tư, không còn cách nào để biểu lộ khả năng khác của con người ngoài vị trí xã hội mà người đó được gán cho từ lúc mới ra đời. Vì vậy, lời Phật dạy có thể xem như là một sự khẳng định cấp tiến về tiềm năng của mỗi cá nhân. Chỉ bằng nỗ lực của con người mới có thể đạt được giác ngộ, vượt ra ngoài giới hạn của giai cấp, địa vị lúc mới sinh, hay thực tại qui ước. Trong bài kệ số 396 của Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:

   Ta không gọi một người là Bà-la-môn chỉ vì họ được sinh ra bởi bà mẹ  Bà-la-môn. Nếu người ấy có chấp thủ, người ấy sẽ chỉ được gọi là “người tự cao tự đại”. Một người không còn dính mắc, không còn chấp thủ - thì ta gọi người ấy là Bà-la-môn.

Cùng lúc đó, Đức Phật và các đệ tử của Ngài đang sống giữa xã hội. Các vị ấy không thiết lập tu viện của họ trên các đỉnh núi, nhưng là ở những vùng ngoại ô của các thành phố lớn như là thành Sāvatthī (Xá-vệ), Rājagaha (Vương Xá), Vesālī (Tỳ-xá-ly) và Kosambī (Kiều-thưởng-di). Các ngài lệ thuộc vào nam nữ cư sĩ (cận sự nam (upāsikā) và cận sự nữ (upāsaka)) để có được những nhu cầu căn bản của cuộc sống. Ngay cả ngày nay, Tăng ni theo truyền thống Nguyên thủy ở Miến Điện (Myanmar), Thái Lan,(Thailand), Tích Lan (Sri-Lanka), Cam-bốt (Cambodia) và Lào (Laos) đều đi khất thực vào buổi sáng để có thức ăn trưa. Mặc dù các vị ấy đã giữ Giới luật tu hành rất nghiêm minh, thật là điều lầm lẫn nếu chúng ta tưởng rằng các tu viện ở Đông Nam Á đều qui tụ ở những nơi xa cách với quần chúng trong đời thường. Các tu việncộng đồng thế tục đều lệ thuộc lẫn nhau, theo một truyền thống thật ngọt ngào và sống động.

Vào mùa thu năm 2007, dân chúng khắp thế giới đã được khơi nguồn cảm hứng bởi cuộc “Cách Mạng Y Vàng” (Saffron Revolution) rất ôn hòa nhưng cũng rất cương quyết của Miến Điện – dẫn đầu bởi cuộc phản đối bất bạo động của các vị sư Miến Điện chống lại sự đàn áp của chính quyền quân sự.

Những cuộc phản đối được châm ngòi do việc tăng giá xăng bất ngờ và táo bạo, gây ảnh hưởng mạnh đến khả năng đi lại của dân chúng đến nơi làm việc hoặc khả năng chi trả tiền nhiên liệu để nấu ăn, và thậm chí ảnh hưởng đến cả các thức ăn cơ bản. Mối tương quan mật thiết giữa Tăng nicư sĩ đã mang ý nghĩa lịch sử: Khi một bộ phận bị khổ đau thì bộ phận kia sẽ có đáp ứng. Các Tăng ni đã mạnh dạn phản đối chính sách thuộc địa của Anh, chế độ độc tài, và hai thập niên cai trị của chính quyền quân sự.

Ở Miến Điện, các tăng sĩ Phật giáo đã là tác nhân của thay đổi trong một xã hội đang đứng trên bờ chuyển hóa thật sự. Trong lúc sự thay đổi này là không thể đảo ngược, chính quyền quân sự trước đây đã chống trả một cách quyết liệt. Sự phối hợp nhiều tình huống khác nhau đã tạo ra một lối thoát: Việc bầu cử một chính quyền dân sự (tuy người ta có thể chất vấn về tiến trình bầu cử), việc thả các tù nhân chính trị (bao gồm cả nhà lãnh đạo được giải Nobel là Bà Aung San Suu Kyi sau nhiều năm bị quản thúc tại gia), phong trào bất bạo động trên toàn thế giới được khích lệ bởi “Mùa Xuân Ả Rập” (Arap Spring) năm 2011, và một cuộc đối thoại mới giữa các nhà lãnh đạo Miến Điện và các đại diện từ Âu Châu, Hoa Kỳ và nhiều cường quốc kinh tế khác. Bầu không khí đã cho mọi người niềm hy vọng và khả năng có thể thực hiện sự thay đổi.

Hợp tuyển này nhấn mạnh đến việc sống theo Giáo pháp trong một xã hội tự do, hòa hợp, sử dụng lời Phật dạy đã được chứng nghiệm qua thời gian. Trở về từ Miến Điện năm 2011, tôi đã suy nghĩ về nhu cầu ở đất nước ấy và những nơi khác về một bộ sưu tập kinh điển Pāli theo kiểu này. Năm 2012, một cuộc bạo động của quần chúng đã bùng nổ ở tiểu bang Rakhine của Miến Điện và một vài nơi khácquốc gia này. Nhu cầu cần hiểu sâu hơn về những lời Phật dạy về sự hòa hợp xã hội đã trở nên cấp thiết. Tôi không phải là một học giả hay một  dịch giả, vì thế tôi đã liên lạc với nhiều bạn bè trong giới trí thức để tìm hiểu. Từ đó mới biết rằng nhiều năm trước, Bhikkhu Bodhi, một trong những dịch giả đáng kính đã có rất nhiều dịch phẩm giá trị về Phật giáo Nguyên thủy, đã thực hiện một bộ sưu tập như thế để làm tài liệu bổ sung cho một chương trình học tập về sự hòa hợp xã hộiTích Lan (Sri-Lanka) do Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội của Đại học Columbia tổ chức.

Ở đây là lời khuyên của Đức Phật về việc làm thế nào để sống hài hòa trong một xã hội có nhiều nguồn gốc sắc tộc và tôn giáo khác nhau, và không làm tổn hại chính họ hay người khác. Trong lúc hoàn cảnh ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Ấn Độ hay Hoa Kỳ đều khác nhau, những lời Phật dạy về hòa hợp xã hội đã cho chúng ta một thứ trí tuệ vượt thoát những dị biệt về thời gian và nơi chốn. Những lời dạy của Ngài cung cấp một nền tảng để giải phóng mà theo đó mỗi quốc gia và dân tộc có thể xây dựng tùy theo nhu cầu của chính họ.

Tôi xin tri ân Bhikkhu Bodhi về trí tuệ và tấm lòng hào phóng của ngài. Trong tất cả mọi truyền thống tín ngưỡngđức tin ở mọi đất nước, con người đều mong ước được hạnh phúcgiải phóng. Tôi xin vinh danh những người muốn tiến tới tự do, và hy vọng rằng những lời Phật dạy về sự hòa hợp xã hội sẽ dẫn dắt chúng ta vững tiến trên con đường chúng ta đã lựa chọn mà không còn sợ hãi.

 

Berkeley, California

LỜI CẢM TẠ
của BHIKKHU BODHI

 

Vào năm 2011 Tỷ-kheo Khemaratana đã chia sẻ với tôi một dàn bài về các kinh văn tuyển chọn từ Kinh tạng Pāli mà sư đã soạn thảo về đề tài hòa hợp tăng chúng, một đề tài sư rất đặc biệt quan tâm. Những kinh văn tôi đã chọn cho nhiều phần trong hợp tuyển này đã được Tỷ-kheo Khemaratana gợi ý trong dàn bài của sư, mặc dù cách thức tôi trình bày các đề tài lại chịu ảnh hưởng của mục đích hợp tuyển này, và như vậy khác với dàn bài của Tỷ-kheo Khemaratana. Tôi cũng xin cảm tạ bạn tôi là Alan Senauke đã viết lời mở đầu và lời kết cho sách này, rút ra từ kinh nghiệm của chính bạn khi đã sử dụng phiên bản đầu tiên của hợp tuyển này trong công tác của bạn nhằm mục đích duy trì sự hòa hợphòa giảiẤn Độ và Miến Điện.

 

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NGƯỜI DỊCH

 

Trước một thế giới đầy biến động, bất ổn và nhiều chia rẽ như hiện nay, là những người con Phật, chắc hẳn chúng ta cũng đã hơn một lần tự hỏi: “Tại sao tất cả mọi người trên thế giới đều mong muốn được sống trong hòa bình để được an cư lạc nghiệp, nhưng con người vẫn tiếp tục dấn thân vào các cuộc tranh chấp, bạo động và chiến tranh… để tạo ra muôn ngàn đau khổ cho vô số chúng sinh? Đâu là nguyên nhân, và làm thế nào để giải quyết vấn đề này của con người?”

Phật tử, chắc hẳn chúng ta cũng muốn tìm đến bậc Đạo sư của chúng taĐức Phật để mong nhận được lời giải đáp và chỉ dạy của Ngài cho vấn nạn muôn thuở này của con người. Vì thế, vào năm 2011, Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội thuộc Đại học Columbia của Hoa Kỳ đã yêu cầu Bhikkhu Bodhi biên soạn một giáo trình về đề tài “Lời Phật dạy về vấn đề hòa hợp trong cộng đồng và xã hội” để giảng dạy cho Tăng ni Phật tử ở Sri-Lanka.

Gần đây, các bậc thức giả đã yêu cầu Bhikkhu Bodhi biên soạn lại giáo trình này thành sách và xuất bản để độc giả khắp thế giới có thể học tập và nghiên cứu lời Phật dạy, hầu tìm ra lời giải đáp cho đề tài nóng bỏng này. Do đó, Bhikkhu Bodhi đã biên soạn lại và sách này được ra mắt độc giả vào cuối năm 2016.

Đây được xem như là quyển sách cần đọc tiếp theo quyển “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi, mà tôi đã dịch sang tiếng Việt với nhan đề “Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pāli” và đã xuất bản vào giữa năm 2016.

Trong sách này, Bhikkhu Bodhi đã triển khai sâu rộng và thấu suốt về một đề tài đã được đề cập sơ lược trong “Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pāli.” (HTLPDTKTP) Do đó, độc giả nào đã đọc HTLPDTKTP sẽ thấy bố cục, và cách trình bày sách này theo cùng một khuôn mẫu với HTLPDTKTP.

Tôi đã phiên dịch quyển “In the Buddha’s Words” (Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pāli) và đã được độc giả Việt Nam trong và ngoài nước hoan hỷ đón nhận Pháp bảo này, nên Bhikkhu Bodhi đã đề nghị tôi tiếp tục phiên dịch quyển sách này để phục vụ độc giả Việt Nam. Nhờ vậy, tôi đã có duyên lành để phiên dịch tác phẩm mới nhất này của Bhikkhu Bodhi.

Trong sách này, Bhikku Bodhi đã tuyển chọn những bài kinh tiêu biểu từ Kinh tạng Pāli liên quan đến đề tài này, sắp xếp lại theo từng chủ đề, với lời giới thiệunhận định sâu sắc trước mỗi chương, nhằm mục đích giúp độc giả nắm vững các điểm chính để hiểu rõ hơn các bài kinh được trích dẫn tiếp theo sau.

Trong lúc phiên dịch, tôi đã nghĩ đến các bạn trẻ, nên đã cố gắng diễn đạt bằng thứ tiếng Việt trong sáng dễ hiểu. Tôi cũng cố gắng Việt hóa một số thuật ngữ Phật học Hán Việt khó hiểu, hoặc chú thích thêm từ ngữ thuần Việt bên cạnh thuật ngữ Hán Việt hoặc ngược lại, để độc giả có thể nhận biếthọc hỏi thêm. Tuy nhiên, có một số thuật ngữ Phật học Hán Việt vốn đã rất phổ biến trong giới Phật tử thì tôi vẫn tiếp tục sử dụng.

Trong phần kinh trích dẫn, tôi dịch theo bản tiếng Anh của Tỷ-kheo Bodhi, trong đó ngài Bodhi đã lược bớt các phần lặp lại để giúp độc giả khỏi chán nản khi phải đọc phần lặp lại nhiều lần. Dưới mỗi phần kinh trích dẫn, tôi có ghi chú thêm nguồn gốc bài kinh ấy theo bản dịch của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu để độc giảthể tham khảo thêm.

Mặc dù đã cố gắng hết sức để diễn dịch kinh văn bằng một văn phong dễ hiểu, chắc chắn tôi cũng không tránh khỏi vụng về sai sót do kiến thức còn giới hạn, kính mong các bậc thầy cùng quý vị thiện tri thức vui lòng chỉ giáo, để lần sau in lại, cuốn sách sẽ hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm tạ.

Để cuốn sách này có thể đến tay người đọc, trước tiên, tôi xin thành kính tri ânđảnh lễ Giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, vị thầy đầu tiên của tôi, người đã cống hiến trọn đờisự nghiệp giáo dục Tăng niPhật tử, người đã phiên dịch bộ kinh Nikaya từ Pāli sang tiếng Việt, để lại cho hậu thế một kho tàng Phật học đồ sộ. Nhờ công đức của ngài mà tôi đã được soi sáng trí tuệ, và có một kho tài liệu tham khảo vô giá giúp tôi có đủ duyên lành để phiên dịch sách này, trong nỗ lực noi gương Hòa thượng bổn sư, góp phần truyền bá Chánh pháp.

Tiếp đến, tôi xin thành kính tri ân Bhikkhu Bodhi, vị thầy đã dày công phiên dịch bộ kinh Nikayas từ Pāli sang tiếng Anh và giảng dạy qua mạng Internet, để Phật tử khắp thế giới có thể lắng nghe và học tập rất thuận tiện.

Tôi rất cảm kích tấm lòng ưu ái của Bhikkhu Bodhi đối với Phật tử Việt Nam, vì ngài rất quan tâm đến việc phiên dịch sách của ngài ra tiếng Việt để tặng cho Phật tử Việt Nam ở hải ngoại cũng như ở trong nước. Có lẽ vì ngài có mối duyên kỳ ngộ với cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu khi ngài còn là một sinh viên đại học ở Mỹ. Sau đó, ngài đã xuất giatu tập theo cùng một truyền thống với Hòa thượng Thích Minh Châu và cũng theo đuổi sự nghiệp phiên dịch Kinh tạng Pāli giống Hòa thượng Thích Minh Châu. (Độc giả muốn biết thêm chuyện này xin vào mạng Internet, gõ vào Google: ‘My first encounter with a Buddhist Monk’ by Bhikkhu Bodhi, sẽ đọc được bài viết của Bhikkhu Bodhi về cuộc gặp gỡ của ngài với Hòa thượng Thích Minh Châu ở Mỹ. Bài này cũng đã được dịch ra tiếng Việt: “Cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với một vị sư Phật giáo”).

Cuối cùng, nếu độc giả Việt Nam nào sau khi đọc sách này cảm thấy những lời Phật dạy giúp họ có được kim chỉ nam để giải quyết những vấn đề của bản thân, cộng đồngxã hội, góp phần xây dựng một cuộc sống hài hòa trong một thế giới an bình tốt đẹp hơn; thì xin hồi hướng chút công đức này đến tất cả pháp giới chúng sinh. Nguyện cầu tất cả chúng sinh đều được thấm nhuần Chánh pháp, tinh tấn áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống để đạt được an vui hạnh phúc, và vững tiến trên con đường đi đến giác ngộ, giải thoát.

 

Melbourne, mùa Xuân, tháng 9 năm 2017

Nguyên Nhật Trần Như Mai


GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
 
NGUỒN GỐC LỜI PHẬT DẠY VỀ
SỰ HÒA HỢP TRONG XÃ HỘI

 

Xung độtbạo động đã gây ra nhiều vấn nạn đau khổ cho con người kể từ thời xa xưa, và đã làm vấy máu các biên niên sử của nhân loại. Trong lúc lòng người luôn luôn thao thức với mong ước được sống trong an bình, hòa hợpthương yêu đồng loại, thì các phương tiện để thỏa mãn mong ước này đã từng chứng minh là xa vời khó đạt được. Trong các quan hệ quốc tế, chiến tranh lần lượt tiếp nối nhau như các màn diễn trong phim, chỉ có những khoảng tạm ngưng ngắn ngủi trong đó các thế lực hiếu chiến bắt đầu thành lập các liên minh mới và âm thầm chiếm đoạt lãnh thổ. Các hệ thống xã hội vẫn triền miên bị xâu xé bởi các cuộc đấu tranh giai cấp, trong đó giai cấp thượng lưu tìm cách thâu tóm nhiều đặc quyềngiai cấp lệ thuộc đạt được nhiều quyền lợian ninh hơn. Dù đó là sự xung đột giữa chủ nhân và nô lệ, giữa các lãnh chúa phong kiến và các tá điền, giữa giai cấp quý tộcthường dân, giữa tư bản và thợ thuyền, có vẻ như chỉ có các bộ mặt là thay đổi còn động lực bên dưới của cuộc tranh chấp quyền lực vẫn như cũ. Các cộng đồng cũng vậy, vẫn liên tục bị đe dọa bởi những xung đột nội bộ. Những cuộc tranh chấp quyền lực giữa các đối thủ, những ý kiến khác biệt, và những tranh giành quyền lợi giữa các thành viên có thể làm phân hóa họ, để cho ra đời những vòng đối nghịch mới. Khi mỗi cuộc chiến tranh, chia rẽ, hoặc tranh chấp đạt cao điểm, niềm hy vọng lại khởi lên rằng hòa giải sẽ theo sau, rằng hòa bình và đoàn kết cuối cùng sẽ thắng. Tuy nhiên, những hy vọng ấy đã nhanh chóng trở thành thất vọng, sự kiện này vẫn lặp đi lặp lại như vậy.

Một đoạn kinh thật cảm động trong các kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy đã chứng minh cho sự khác biệt giữa nguyện vọng của con người mong muốn được hòa bình và thực tế ảm đạm của sự xung đột triền miên bất tận. Kinh kể rằng, có một thời Sakka Thiên chủ, vị vua cai trị cõi trời, đến thăm Đức Phật và hỏi Ngài câu hỏi nhức nhối: “Bạch Thế Tôn, tại sao trong lúc con người mong ước được sống trong hòa bình, không oán ghét hận thù, mà họ lại vướng vào vòng thù hận khắp mọi nơi?” (xem Kinh văn VIII,1). Câu hỏi đó vẫn vang vọng qua các thời đại, và chúng ta cũng có thể hỏi với sự cấp thiết như vậy về nhiều khu vực bất ổn trong thế giới ngày nay: Iraq và Syria, Dải Gaza, Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan, Miến Điện và Sri-Lanka, Charleston và Baltimore…

Vấn đề này ắt hẳn cũng đã làm nặng trĩu tâm tư của Đức Phật khi Ngài du hành qua bình nguyên sông Hằng để giáo hóa chúng sinh. Xã hội dưới thời Ngài đã phân chia thành nhiều giai cấp được phân biệt bởi những đặc quyền của giới thượng lưuđịa vị thấp hèn của những người ở dưới đáy xã hội. Những người sống bên ngoài hệ thống giai cấp, những kẻ bần cùng, thậm chí còn bị đối xử tệ hại hơn, họ là đối tượng của sự sỉ nhục mất nhân phẩm hèn hạ nhất. Khung cảnh chính trị thời đó cũng đang thay đổi, khi các vương triều do các vị vua đầy tham vọng vươn lên từ những đống tro tàn của các tiểu quốc kiểu bộ lạc cũ, nay lại bắt đầu những chiến dịch quân sự nhắm mục đích mở rộng bờ cõi của họ. Bên trong triều đình, những tranh chấp gay gắt giữa các đối thủ khao khát quyền lực. Ngay cả những cộng đồng tâm linh thời đó cũng không tránh khỏi các cuộc xung đột. Các triết gia và Sa-môn tự hào về những lý thuyết của họ đã đấu lý với nhau trong các cuộc tranh luận sôi nổi, mỗi bên tìm cách hạ đối thủ để thu nhận thêm tín đồ vào hàng ngũ của họ.

Trong một bài thi kệ thật cảm động trong Kinh Tập Nipata (kệ số 935-37), Đức Phật đã lên tiếng nói về cảm giác chóng mặt của Ngài trước những bạo lực đó, có lẽ ngay sau khi Ngài rời thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) và lần đầu tiên chứng kiến thế giới bên ngoài đất nước của Ngài:

Sợ hãi đã khởi sinh từ những kẻ dùng bạo lực:
Hãy nhìn những người đang dấn thân vào xung đột.
Ta sẽ nói cho các người biết về cảm giác cấp thiết của Ta,
Ta đã bị cảm giác cấp thiết khuấy động như thế nào.

Đã thấy những con người đang run rẩy
Như cá trong dòng suối cạn nước,
Khi Ta thấy họ xung đột với nhau
Tâm Ta đã khởi lên sự sợ hãi.

Thế giới quanh Ta không lớn lắm,
Mọi hướng đều đang biến động.
Mong muốn có một nơi an trú cho Ta,
Ta không thấy có chỗ nào không bị chiếm đóng.

Một khi bắt đầu giảng dạy, sứ mạng đầu tiên của Đức Phật là làm sáng tỏ con đường đưa đến đỉnh cao là an tịnh nội tâm, trong sự an ổn tuyệt đối của Niết-bàn, giải thoát khỏi vòng sanh, già và chết. Nhưng Đức Phật đã không quay lưng với thân phận con người để chỉ dành ưu tiên cho cuộc tìm cầu giải thoát hoàn toàn hướng đến nội tâm thanh tịnh của bậc tu hành khổ hạnh. Từ địa vị của Ngài là một bậc xuất gia đứng ngoài trật tự thông thường của xã hội, Ngài đã nhìn với lòng quan tâm sâu sắc đến nhân loại đang vật lộn, vướng mắc trong vòng tranh chấp trong lúc vẫn khao khát hòa bình, và với tâm từ bi Ngài đã tìm cách đem sự hòa hợp đến những nơi đang có xung đột về quan hệ giữa con người, để cổ xúy cho một lối sống đặt nền tảng trên sự bao dung, hài hòa và tử tế.

Nhưng Ngài còn làm nhiều hơn thế nữa. Ngài đã thiết lập một cộng đồngmục đích cổ vũ cho việc phát triển sự an bình nội tâmngoại cảnh. Nhiệm vụ này đã đặt vào tay Ngài ngay từ bước khởi đầu, vì Đức Phật không phải là một vị du tăng đơn độc, giảng dạy cho những ai tìm đến Ngài để xin hướng dẫn, rồi để mặc cho họ tự xoay xở. Ngài là người đã sáng lập một phong trào tâm linh mới mà ngay từ lúc đầu đã không tránh khỏi tính chất cộng đồng. Ngay sau khi Ngài kết thúc bài thuyết pháp đầu tiên, năm vị tu sĩ khổ hạnh đã được nghe Ngài giảng pháp liền xin được làm đệ tử của Ngài. Thời gian trôi qua, lời giảng dạy của Ngài đã thu hút ngày càng nhiều số thiện nam tín nữ xin được theo Ngài để sống cuộc đời không gia đình và nhận lãnh toàn bộ sự rèn luyện của Ngài. Như vậy, Giáo đoàn – là một cộng đồng Tăng ni sống theo từng nhóm, du hành theo từng nhóm, được rèn luyện theo từng nhóm, dần dần đã hình thành và phát triển chung quanh Ngài.

Tuy nhiên, thay đổi từ y phục đời thường thành y vàng nâu chưa phải là tấm thông hành tức khắc đưa đến thánh thiện. Mặc dù lối sống đã thay đổi, các Tăng ni gia nhập Giáo đoàn của Đức Phật vẫn còn mang theo họ những khuynh hướng bẩm sinh về sân hận, kiêu ngạo, tham vọng, đố kỵ, tự tôn và bướng bỉnh. Như vậy, sẽ không tránh khỏi nảy sinh những căng thẳng trong nội bộ cộng đồng Tăng chúng, đôi lúc phát triển thành sự chống đối nhau trực tiếp, tạo ra phe nhóm, tranh chấp nhau và thậm chí xung đột gay gắt. Để Giáo đoàn được phát triển, quả thật Đức Phật phải trở thành “một nhà tổ chức”. Trong lúc Ngài có thể tuyên thuyết về những lý tưởng tâm linh cao thượng theo đó các đệ tử của Ngài có thể nỗ lực vươn tới, điều này không bảo đảm có được sự hòa hợp trong Giáo đoàn. Ngài cũng cần thiết lập một bộ quy luật chi tiết để vận hành đồng nhất những công việc trong cộng đồng Tăng chúngban hành những điều lệ để giới hạn nếu không phải là loại bỏ hoàn toàn các khuynh hướng chia rẽ nội bộ. Những điều lệ này đã trở thành Luật tạng (Vinaya), là bộ Giới luật của Tăng ni.

Đức Phật cũng đã dạy và hướng dẫn những người tại gia tuân theo giáo lý của Ngài, như là những cư sĩ, sống trong gia đình và làm việc bình thường theo nghề nghiệp của họ. Như vậy, Ngài phải đối diện thêm với nhiệm vụ đặt ra đường lối hướng dẫn cho xã hội nói chung. Ngoài một bộ Giới luật căn bản cho cư sĩ, Ngài phải đưa ra những nguyên tắc để bảo đảm rằng cha mẹ và con cái, vợ chồng, chủ nhân và công nhân, và những người có nhiều nguồn gốc và giai cấp xã hội rất khác nhau có thể sống chung hài hòa thân thiện. Đứng trước những thách thức đó, phạm vi của Giáo pháp được mở rộng. Từ đặc tính ban đầu là một con đường giải thoát tâm linh, xoay quanh trọng tâm là những thực hành thiền địnhquán chiếu triết lý, Giáo pháp ấy đã đưa đến những hướng dẫn đạo đức không những chỉ áp dụng cho cách hành xử cá nhân, mà còn cho những quan hệ giữa những người sống trong các hoàn cảnh khác nhau, dù là ở trong các tu viện hay tại gia, dù là người đang mưu sinh trong phố chợ, công xưởng hay trong dịch vụ hành chánh của đất nước họ. Trong tất cả mọi hoàn cảnh, đòi hỏi đạo đức chính yếu là tránh làm tổn hại người khác: Tổn hại do hành hung, tổn hại do chà đạp quyền lợi của người khác, tổn hại do xung độtbạo động. Mục đích lý tưởng là để cổ xúy cho thiện chí và sự hài hòa trong hành động, lời nóiý nghĩ.

CẤU TRÚC CỦA SÁCH NÀY

Hợp tuyển này có ý định làm hiển lộ những lời dạy của Đức Phật về sự hòa hợp trong cộng đồngxã hội. Sách này dựa trên một số kinh văn mà tôi đã tuyển chọn năm 2011 theo lời yêu cầu của Chương trình Xây dựng Hòa bình và Nhân quyền của Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội thuộc Đại học Columbia, dự định được sử dụng cho các Tăng niTích Lan (Sri-Lanka) sau khi cuộc xung đột sắc tộc dai dẳng của đất nước này chấm dứt vào năm 2009. Phiên bản mở rộng này bao gồm thêm nhiều kinh văn mới và những thay đổi trong cách sắp xếp.

Các kinh văn được chọn từ Kinh tạng Pāli, là những bộ kinh được xem là có thẩm quyền về “Lời Dạy của Đức Phật” (Buddha-vacana) của các tín đồ theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, là truyền thống Phật giáo nổi bật ở các quốc gia Nam Á – nhất là Tích Lan (Sri-Lanka), Miến Điện (Burma), Thái Lan (Thailand), Cam-bốt (Cambodia), và Lào (Laos). Những đoạn kinh văn tôi trích dẫn được rút ra đặc biệt từ Kinh Tạng (Sutta Pitaka), gồm những bài thuyết giảng của Đức Phật và những đệ tử xuất chúng của Ngài. Tôi không đưa vào những kinh văn từ hai tạng kia, Luật Tạng (Vinaya Pitaka), là bộ Giới luật của Tăng ni, và Luận Tạng (Abhidhamma Pitaka), là bộ sưu tập các bài luận giải về Giáo lý. Trong lúc một vài phần của Luật Tạng có thể liên hệ đến dự án này, đa số tài liệu trong bộ Luật ấy nói về các điều lệ và qui định của Tăng ni và như vậy chỉ liên quan đến một số độc giả nhất định. Hơn nữa, những đoạn văn trong Luật Tạng liên quan đến sự hòa hợp trong cộng đồng cũng có những đoạn tương đương trong Kinh Tạng mà tôi đã đưa vào sách này.

Mặc dù Kinh tạng Pāli là bộ sưu tập kinh điểnthẩm quyền của Phật giáo Nguyên thủy, những kinh văn trong hợp tuyển này không nên được xem một cách hạn hẹp như là gắn liền với một truyền thống Phật giáo đặc biệt nào, vì những kinh văn này được trích dẫn từ tầng lớp văn học Phật giáo cổ xưa nhất, là những bộ sưu tập kinh điển xuất phát từ nguồn gốc đầu tiên của Phật giáo. Những lời dạy này cũng không cần thiết gắn liền với bất cứ đức tin hay hệ thống tín ngưỡng tôn giáo nào. Với sự trong sáng rõ ràng mang tính thuyết phục cao và hiểu biết sâu sắc về bản tính con người, những kinh văn này có thể nói với bất cứ ai, không kể đến khuynh hướng tôn giáo của họ. Các bài kinh mang một thông điệp bao quát có thể áp dụng cho tất cả mọi nỗ lực cổ vũ cho mối quan hệ thân hữu giữa con người. Những kinh văn này cung cấp các chẩn đoán thuộc nhận thức về gốc rễ bên dưới của mọi xung đột, được diễn tả thật đơn giảnrõ ràng, và đưa ra những chiến lược thực tiễn để giải quyết các tranh chấp, cổ vũ cho sự hòa giảithiết lập sự hòa hợp trong xã hội.

Tôi đã sắp xếp các bài tuyển chọn theo một cấu trúc có dụng ý phản ảnh những khuôn mẫu mà chính Đức Phật đã áp dụng trong lúc diễn giảng giáo lý của Ngài trong một vài phương diện nào đó. Trong phần còn lại của bài giới thiệu tổng quát này, tôi sẽ giải thích tính luận lý bên dưới sự sắp xếp này. Mỗi phần bắt đầu bằng một bài giới thiệu về phần đó, có dụng ý gắn kết các kinh văn với nhau trong mỗi chương và trình bày rõ ràng sự liên hệ của chúng với chủ đề của chương ấy.

Phần I gồm các kinh văn về chánh kiến hay là hiểu biết chơn chánh. Đức Phật đã đặt chánh kiến như là chi phần đầu tiên của Bát Thánh Đạo và ở đâu đó Ngài đã nhấn mạnh vai trò của chánh kiến như là nguồn hướng dẫn cho đời sống đạo đứctâm linh. Vì mục đích của hợp tuyển này là cung cấp tầm nhìn của Phật giáo về sự hòa hợp trong cộng đồngxã hội hơn là trình bày con đường giải thoát tối hậu, những kinh văn tôi đem vào đây làm nổi bật kiểu chánh kiến giúp nuôi dưỡng cách hành xử đạo đức. Điều này đôi lúc được gọi là “chánh kiến thuộc thế gian” - ngược lại với “chánh kiến siêu xuất thế gian”, là tuệ giác sâu sắc về bản chất trống không và vô ngã của mọi pháp hữu vi, vốn sẽ chặt đứt gốc rễ của sợi dây ràng buộc con người với vòng luân hồi.

Hiểu biết chơn chánh về nguyên lý nghiệp quả có một tác dụng quyết định trên cách hành xử của con người. Khi chúng ta nhận thức được rằng hành động của chúng ta cuối cùng sẽ dội ngược trở lại vào chúng ta và xác định số phận của chúng ta trong các đời sống tương lai, chúng ta sẽ có động lực để từ bỏ những tâm hành cấu uế và tránh xa cách hành xử bất thiện. Thay vào đó, chúng ta sẽ được khơi nguồn cảm hứng để dấn thân vào những cách hành xử tốt đẹp và phát triển các đức tánh thiện lành. Khuôn mẫu này được phản ảnh ngay trong cấu trúc của Bát Thánh Đạo, ở đó chánh kiến đưa đến chánh tư duy, từ đó sẽ biểu hiện trong chánh ngữ, chánh nghiệpchánh mạng.

Trong phần II, tôi bàn về tác dụng của chánh kiến trên mỗi cá nhân dưới chủ đề “rèn luyện cá nhân”. Phật giáo Nguyên thủy thấy sự chuyển hóa của mỗi người là chìa khóa đưa đến sự chuyển hóa của xã hội. Một xã hội an bình hài hòa không thể do bên ngoài áp đặt bởi những sắc lệnh của một cơ quan quyền lực, nhưng chỉ có thể xuất hiện khi con người tự sửa đổi tâm tánhchấp nhận những tiêu chuẩn hành xử xứng đáng. Như vậy, nhiệm vụ cổ động cho việc phát triển sự hòa hợp trong cộng đồng phải bắt đầu từ việc chuyển hóa cá nhân. Chuyển hóa cá nhân xảy ra qua một tiến trình rèn luyện liên quan đến việc biểu lộ cách hành xử tốt đẹp bên ngoài và thanh tịnh tâm bên trong. Theo kế hoạch của truyền thống Phật giáo, tôi xếp vào giáo trình rèn luyện cá nhân này dưới ba tiêu đề về bố thí, đạo đức tự giáctu tập tâm.

Chướng ngại chính của sự hòa hợp xã hội là lòng sân hậnbất mãn. Sân là hạt giống phát sinh thù hận, và như vậy, trong tiến trình rèn luyện cá nhân, Đức Phật đã chú tâm đặc biệt đến việc chế ngựloại bỏ sân hận. Vì thế, tôi dành Phần III để nói về “Đối trị Sân hận”. Những kinh văn được đưa vào hé lộ cho ta thấy những cơ sở nào khiến sân hận khởi sinh, những bất lợi và nguy hiểm khi ta bị sân hận làm chủ, và những liều thuốc thực tiễn có thể dùng để loại bỏ sân hận. Liều thuốc chính để loại bỏ sân hậnnhẫn nhục, mà Đức Phật mạnh mẽ khuyên dạy đệ tử ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Như vậy, hai phần cuối trong chương này gồm có các kinh văn nói về hạnh nhẫn nhục như những mệnh lệnh, và qua những câu chuyện về các nhân vật tiêu biểu của hạnh nhẫn nhục.

Phần IV dành cho lời nói. Lời nói là một mặt hành xử của con người, đóng một vai trò quan trọng liên quan đến hòa hợp xã hội đến nỗi Đức Phật đã dành cho chánh ngữ một vị trí rõ ràng trong Bát Thánh Đạo. Tôi đã theo gương Đức Phật bằng cách tuyển chọn rộng rãi các kinh văn dành cho đề tài về lời nói. Những kinh văn này không những nói về chánh ngữ như thường được hiểu, mà còn là cách thức tham gia các cuộc tranh luận một cách đúng đắn, khi nào nên khen và khi nào nên chỉ trích kẻ khác, làm thế nào để sửa sai một kẻ làm điều ác khi cần thiết.

Với Phần V, chúng ta chuyển hướng trực tiếp từ lãnh vực tu luyện cá nhân đến các mối quan hệ với người khác. Các mối quan hệ ấy bắt đầu bằng tình bạn tốt đẹp, một đức tính mà Đức Phật đã nhấn mạnh như là nền tảng của một đời sống tốt đẹp. Trong những kinh văn tôi tuyển chọn, chúng ta thấy Đức Phật giải thích cho cả đệ tử xuất gia lẫn tại gia của Ngài về giá trị của việc kết bạn với những người bạn tốt, Ngài phân tích phẩm chất của một người bạn đích thực, và mô tả cách thức bạn bè nên đối xử với nhau như thế nào. Ngài dạy rằng tình bạn tốt đẹp đem lại thành công trong đời sống của cư sĩ tại gia cũng như việc phát triển tâm linh của người xuất gia.

Phần VI mở rộng lãnh vực tìm hiểu, từ tình bạn cá nhân đến các lãnh vực có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn. Tôi đưa vào một số kinh văn tuyển chọn trong đó Đức Phật nhấn mạnh đến hàm ý xã hội trong cách hành xử cá nhân. Chương này bắt đầu với các trích đoạn so sánh đối nghịch giữa kẻ ngu và người trí, kẻ ác và người thiện. Chương này tiếp tục so sánh những người chỉ biết hết lòng làm lợi ích cho bản thân mà thôi, với những người hết lòng làm lợi ích cho người khác. Các kinh văn xem xét sự khác biệt đối nghịch này theo tầm nhìn của người xuất gia lẫn người tại gia. Những gì được tìm thấy là sự xác nhận rõ ràng rằng cách thực hành tốt nhất là người hết lòng làm điều tốt cho cả hai: Vừa lợi ích cho mình, vừa lợi ích cho người khác.

Phần VII đưa chúng ta đến việc thiết lập một cộng đồngmục đích chung. Vì Đức Phật là vị sáng lập Giáo đoàn, không phải là một người lãnh đạo thế tục, đương nhiên những đường lối Ngài đề nghị để thiết lập một cộng đồngmục đích chung trước tiên là cho đời sống xuất gia. Nhưng trong những trường hợp Ngài được các nhà lãnh đạo thế tục yêu cầu đưa ra những lời khuyên về việc duy trì sự hòa hợp trong xã hội nói chung, các nguyên tắc Ngài đưa ra đã được bảo tồn trong các bài kinh. Những bài tuyển chọn khác trong chương này liên hệ đến sự hợp tác giữa hai thành phần của cộng đồng Phật giáo, giới xuất giacư sĩ tại gia.

Tuy nhiên, ngay cả khi họ hành động với ý định tốt đẹp nhất, những con người trong cộng đồng ấy đem theo họ những khuynh hướng dẫn đến phe nhóm cục bộ và tranh chấp nhau. Chủ đề của Phần VIIItranh chấp. Các kinh văn bao gồm trong chương này nói đến những tranh chấp nội bộ của cả giới xuất gia lẫn tại gia mà trong một vài phương diện có những nguồn gốc giống nhau, nhưng trong một số mặt khác đã xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Phần này tự nhiên dẫn đến Phần IX, được dành cho những phương tiện giải quyết tranh chấp. Ở đây, chúng ta thấy Đức Phật trong vai trò của một người thiết lập luật lệ cho Giáo đoàn, đặt ra những đường lối hướng dẫn để giải quyết các xung độtđề xuất những phương thức rèn luyện để ngăn cản các vụ tranh chấp có thể bộc phát trong tương lai.

Phần X, là chương cuối trong hợp tuyển này, đi từ cộng cộng đồngmục đích chung mà Giáo đoànđại diện tiêu biểu, đến lãnh vực xã hội rộng lớn hơn. Tôi đưa vào đây những kinh văn được trích từ các bài kinh khám phá những mối quan hệ chồng chéo lên nhau tạo thành cơ cấu xã hội. Các kinh văn bao gồm lời Đức Phật dạy về đời sống gia đình, về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng và sự duy trì một đời sống gia đìnhlợi lạc. Phần cuối của chương này nói về lý tưởng chính trị của Đức Phật, được đại diện bằng hình ảnh của vị “Chuyển luân Thánh vương” (rājācakkavatti), vị vua chơn chánh cai trị vương triều hòa hợp với qui luật đạo đức. Mặc dù những nguyên tắc đặt ra cho vị vua có vẻ như đã lỗi thời trong thời đại của chúng ta, với cam kết dân chủ đã được tuyên bố, với sự nhấn mạnh đến công lý, khoan hồng, và chánh trực như là nền tảng của các thế lực chính trị, những kinh văn xưa cổ của Phật giáo vẫn còn có giá trị liên quan đến thời đại ngày nay.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Ba 2024(Xem: 41)
⛩️ THƯ MỜI ⛩️ 🪷 Lễ Huý Kỵ Lần Thứ VI 🪷 ☸️ Cố Đại Lão Hòa Thượng thượng Viên hạ Thành (1943- 2018) Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Phẩm - kiêm Tổng Vụ Trường Tổng Vụ Nghi Lễ Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại.
09 Tháng Hai 2024(Xem: 359)
28 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 671)
Để trưởng dưỡng đạo tâm nhằm có đời sống an lạc chúng tôi xin trân trọng kính mời Quý Đồng hương, Phật tử cùng tham dự ngày Hành Hương Lễ Phật Đầu Xuân.