Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại tổ chức An Cư Kiết Hạ tại chùa Điều Ngự

27 Tháng Sáu 201708:45(Xem: 8826)

Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại tổ chức An Cư Kiết Hạ tại chùa Điều Ngự

blank

 

 

Ngày 24/6/2017 là ngày đầu tiên của khóa An Cư Kiết Hạ ngắn hạn của Tăng Đoàn tại Chùa Điều Ngự, Thành phố Westminster, California. Dưới đây là vài hình ảnh sinh hoạt của ngày đầu trong khóa An cư.

  

IMG_0119

Số lượng Tăng Ni an cư gồm có 231 vị, trong đó có 37 vị tùng hạ. Ban giáo thọ gồm 18 vị Tôn Đức Tăng Ni đạo cao đức trọng, kiến thức uyên bác, với nhiều kinh nghiệm thực tu, thực học.

    Chương trình tu học bắt đầu 4:30 sáng thức chúng, hô canh toạ thiền và thời công phu sáng trầm hùng thanh thoát. Để sách tấn đại chúng, Hoà thượng Thích Viên Lý đã nhắc lại lời dạy của Đức Phật:

Hương các loài hoa thơm, không ngược bay chiều gió.

Nhưng hương Người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân, tỏa khắp mọi phương trời”.

IMG_0155Hòa thượng Tuyên Luật sư đã thỉnh cầu đại chúng hãy tinh cần hạ thủ công phu để tự toả sáng bằng hương của Giới, đồng thời hãy lấy lời đại thệ nguyện của Tôn giả A Nan làm lời đại thệ nguyện của chính mình nhằm thắp sáng trí giác và góp phần nâng cao khả tính giác ngộ của muôn loài.

    Sau giờ Điểm tâm sáng là khóa thọ trì Lương Hoàng Sám từ 9 đến 10 giờ.  Đặc biệt là pháp thoại của Đại Lão Hòa Thượng Thích Chánh Lạc với đề tài “Tam Bảo”. Buổi chiều là pháp thoại của Hòa thượng Sám Chủ với đề tài “Nghi Lễ Phật Giáo” và buổi tối với Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân và thời sám hối và sau lễ sám hối là thời thuyết pháp của Đại lão Hoà thượng Thiền chủ.

     Trong đề Tài “Tam Bảo”, Đại lão Hòa Thượng đã phân tích rõ Ý nghĩa và tầm quan trọng của Tam Bảo trong việc tu học của hành giả. Tất cả giáo lý của Phật không ngoài ý nghĩa “Tam Bảo”. Trong phần “Phật Bảo” ngài nhấn mạnh là tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật, nhưng phải trải qua nhiều đời kiếp tu tập Bồ tát hạnh, đầy đủ Tự Giác, Giác tha và Giác hạnh Viên mãn. Ngài nói có những người được chút ít thần thông hoặc danh vọng kiền tự xưng Phật. Ví dụ như trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa, có giai đoạn Vua được gọi là “Phật gia”, còn Thái Hậu thì gọi “Lão Phật gia” là không đúng.

IMG_0726 (1)    Trong đề tài Nghi Lễ Phật giáo, Hòa thượng Thích Viên Thành trình bày tầm quan trong của nghi lễ trong cuộc sống và trong Phật giáo. Phật giáo có nhiều tông phái mỗi tông phái đều có nghi lễ riêng và nghi lễ còn mang đậm sắc thái văn hóa tính ngưỡng địa phương mà Phật giáo đi qua. Đó là phương tiện Phật giáo đưa đạo vào đời bằng cách tiếp cận với văn hóa tín ngưỡng của người dân. Hòa thượng trình bày lý thuyết và thực hành các cách tán, tụng khác nhau nghi lễ Miền Trung. Trong buổi học có nhiều câu hỏi đưa ra xung quanh việc có nên sử dụng Hán Việt hay Pali trong nghi lễ hay nên dịch ra Việt Ngữ cho dể hiểu. Hòa thượng thừa nhận nghi lễ Hán Việt, khó hiểu cho người thường, nhưng ngôn từ rất hay và ý nghĩa thâm sâu mà dịch ra Việt ngữ thì không được như vậy. Hòa thượng mong thế hệ sau này Phải nên Việt Hóa nghi lễ và còn phải dịch ra Anh ngữ cho phù hợp quốc độ Hoa Kỳ.

     Sau một ngày tinh tấn hành trì, trước khi an tức, các hành giả của khoá An cư đã vân tập nơi Chánh điện để thiền toạ hầu trưởng dưỡng năng lực thanh tịnh và phát huy hạnh nguyện hoằng pháp lợi sanh của những bậc xuất trần thượng sĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn