Kinh Từ Bi (Metta Sutta) - Song Ngữ Việt Và Anh

20 Tháng Mười 201100:00(Xem: 39436)

KINH TỪ BI
(Kinh Tập, 143-152)
Ai khôn ngoan muốn cầu hạnh phúc
Và ước mong sống với an lành
Phải tài năng, ngay thẳng, công minh
Nghe lời phải dịu dàng khiêm tốn
METTA SUTTA
(Sutta Nipata, 143-152)
He who is skilled in doing good and
who wishes to attain that state of calm
should be able, upright, perfectly upright
obedient, gentle, and humble
Ưa thanh bần, dễ dàng chịu đựng
Ít bận rộn, vui đời giản dị
Chế ngự giác quan và thận trọng
Không liều lĩnh, chẳng mê tục lụy
Contented, easily looked after,
with few duties, simple in livelihood,
controlled in senses, discreet, not impudent,
not greedily attached to families
Không chạy theo điều quấy nhỏ nhoi
Mà thánh hiền có thể chê bai
Đem an vui đến cho muôn loài
Cầu chúng sinh thảy đều an lạc
He should not commit any slight wrong,
so that other wise men might find fault in him.
May all beings be happy and safe,
may their hearts be wholesome
Không bỏ sót một hữu tình nào
Kẻ ốm yếu hoặc người khỏe mạnh
Giống lớn to hoặc loại dài cao
Cỡ trung bình, hoặc ngắn, nhỏ, thô
Có hình tướng hay không hình tướng
Ở gần ta hoặc ở nơi xa
Đã sinh rồi hoặc sắp sinh ra
Cầu cho tất cả đều an lạc
Whatsoever living beings there are;
feeble or strong, long, stout or medium,
short, small or large, seen or unseen.
Those dwelling far or near,
those who are born and those
who are to be born.
May all beings, without exception,
be happy minded.
Với ai và bất luận ở đâu
Không lừa dối, chẳng nên khinh dễ
Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ
Đừng mưu toan gây khổ cho nhau
Let not one deceive another nor despise any
person whatsoever in any place.
In anger or ill-will,
let him not wish any harm to another.
Như mẹ hiền thương yêu con một
Dám hy sinh bảo vệ cho con
Với muôn loài ân cần không khác
Lòng ái từ như biển như non
Just as a mother would protect her
only child at the risk of her own life,
even so let him cultivate a boundless heart
towards all beings.
Tung rải từ tâm khắp vũ trụ
mở rộng lòng thương không giới hạn
Tầng trên, phía dưới, và khoảng giữa
Không vướng mắc, oán thù, ghét bỏ
Let thoughts of boundless love pervade the
whole world; above, below and across
without any obstruction,
without any hatred, without any enmity.
Khi đi, khi đứng hoặc nằm ngồi
Những lúc tinh thần được tỉnh táo
Phát triển luôn dòng chính niệm nầy
Là lối sống cao đẹp nhất đời
Whether he stands, walks, sits or lies down,
as long as he is awake,
he should develop this mindfulness.
This, they say is the highest conduct here.
Đừng để lạc vào nơi mê tối
Đủ giới đức trí tuệ cao vời
Và dứt bỏ lòng tham dục lạc
Được như thế thoát khỏi luân hồi
Not falling into error,
virtuous and endowed with insight,
he discards attachment to sensuous desires.
Truly, he does not come again; to be conceived in a womb.
(bản dịch Việt ngữ của HT Thiện Châu) (English translation by Mahathera Dhammananda)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7060)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5715)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6710)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5647)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6797)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7506)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7880)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7805)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6514)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.