[32] Chương Xi Tương Ưng Thần Mây

11 Tháng Năm 201000:00(Xem: 17113)

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Samyutta Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993

TẬP III - THIÊN UẨN

[32] Chương XI
Tương Ưng Thần Mây

I. Chủng Loại (S.iii,254)

1-2) Trú ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chư Thiên thuộc loại thần mây. Hãy lắng nghe.

4) -- Này các Tỷ-kheo, thế nào là chư Thiên thuộc loại thần mây? Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây lạnh. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây nóng. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây sấm. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây gió. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây mưa.

5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, họ được gọi là chư Thiên thuộc loại thần mây.

II. Thiện Hành (S.iii,254)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây?

4) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ được nghe như sau: "Chư Thiên thuộc loại thần mây được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc".

5) Họ suy nghĩ như sau: "Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây!" Sau khi thân hoại mạng chung, loại (chúng sanh) ấy được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây.

6) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây.

III. Ủng Hộ Bố Thí (S.iii,254)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh?

4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ được nghe như sau: "Chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc".

5) Họ suy nghĩ như sau: "Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh!"

Họ bố thí đồ ăn... Họ bố thí đèn dầu. Sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh.

6) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh.

IV-VII. Ủng Hộ Bố Thí (2-5) (S.iii,256)

(Như kinh trên, chỉ khác là "chư Thiên thuộc loại thần mây khác như thần mây nóng" ... "thần mây mưa").

VIII. Lạnh

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, có khi trời lạnh?

4) -- Này Tỷ-kheo, có chư Thiên được gọi là thần mây lạnh. Khi chư Thiên ấy suy nghĩ: "Chúng ta hãy sống, hoan hỉ với tự thân". Tùy theo tâm nguyện của họ, trời lạnh.

5) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, có khi trời lạnh.

IX. Trời Nóng (S.iii,256)

(Như kinh trên, chỉ khác .... "ở đây là trời nóng và thuộc chư Thiên thuộc loại mây nóng").

X. Trời Sấm

(Như kinh trên, chỉ khác ... "ở đây là trời sấm và thuộc chư Thiên loại mây sấm").

XI. Trời Gió

(Như kinh trên, chỉ khác ... "ở đây trời gió và thuộc chư Thiên loại mây gió").

XII. Trời Mưa

(Như kinh trên, chỉ khác ... "ở đây trời mưa và thuộc chư Thiên loại mây mưa").

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 10250)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời. Ananda là đệ tử thông minh nhất, đa văn nhất của Phật. Tên ngài thơm trong kinh. Chuyện về ngài làm đẹp sử Phật. Ngài lại là người có dung mạo đẹp đẽ không ai bằng. Vì vậy mà có chuyện sau đây.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 7643)
Một lần kia, Vacchagotta, một du tăng (là nhà tu khổ hạnh lang thang, không có nơi ở ổn định), đến gần Đức Phật và nói với ngài:
18 Tháng Ba 2015(Xem: 7729)
Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si).
14 Tháng Ba 2015(Xem: 5929)
Nầy các Tỳ Kheo, trong tất cả các sự vật có điều kiện hoặc không có điều kiện, sự không dính mắc được xem là cao quý nhất, đó là: sự đập nát mọi sự say mê, sự loại bỏ mọi sự khao khát, sự bứng bỏ gốc rễ của sự dính mắc, sự cắt đứt vòng sinh tử, sự hủy diệt ái dục, sự từ bỏ thú đau thương, và Niết Bàn.