[34] Chương Xiii Tương Ưng Thiền

11 Tháng Năm 201000:00(Xem: 17764)

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Samyutta Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993

TẬP III - THIÊN UẨN

[34] Chương XIII
Tương Ưng Thiền

I. Thiền Định Thiền Chứng (Tạp 31, Đại 2,222c) (S,iii,263)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền này. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định.

6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.

8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.

9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, được sữa; từ sữa được lạc; từ lạc được sanh tô; từ sanh tô được thục tô; từ thục tô được đề hồ. Đề hồ này được gọi là tối tôn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về Thiền định trong Thiền định và cũng thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.

II. Chỉ Trú (S.iii,264)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có bốn vị tu Thiền này. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định.

6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, không thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.

8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền, thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.

9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái nên có sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có đề hồ. Đề hồ được gọi là tối tôn.

10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về Thiền định trong Thiền định, cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là vị tối tôn, tối thắng, là vị thượng thủ, tối thượng, tối diệu.

III. Xuất Khởi (Vutthàna)

(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về xuất khởi" cho "thiện xảo về chỉ trú ").

IV. Thuần Thục (Kallavà)

(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về thuần thục" cho "thiện xảo về xuất khởi").

V. Sở Duyên (Arammana)

(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về sở duyên").

VI. Hành Cảnh (Gocara)

(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về hành cảnh").

VII. Sở Nguyện (Abhinnara)

(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về sở nguyện").

VIII. Thận Trọng (Sakkaccakàrii)

(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về thận trọng").

IX. Kiên Trì (Sàtacca)

(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về kiên trì").

X. Thích ứng (Sappàyam)

(Như kinh trên, chỉ đổi "thiện xảo về thích ứng").

XI. Chỉ Trú Trong Thiền Chứng (S.iii,269)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Có bốn hạng tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định.

6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, cũng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định, và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.

8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, người tu Thiền thiện xảo về Thiền chứng trong Thiền định và cũng thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, tối thượng, tối diệu.

XII. Xuất Khởi Từ Thiền Chứng

((Như kinh trên, chỉ thế "thiện xảo về xuất khởi" thay cho "thiện xảo về chỉ trú"). 

XIII. Thuần Thục Trong Thiền Chứng

(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về thuần thục").

XIV. Sở Duyên Trong Thiền Chứng

(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về sở duyên").

XV. Hành Cảnh Trong Thiền Chứng

(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về hành cảnh").

XVI. Sở Nguyện Trong Thiền Chứng

(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về sở nguyện").

XVII. Thận Trọng Trong Thiền Chứng

(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về thận trọng").

XVIII. Kiên Trì Trong Thiền Chứng

(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về kiên trì").

XIX. Thích ứng Trong Thiền Chứng

(Như kinh trên, chỉ thế vào "thiện xảo về thích ứng").

XX. Chỉ Trú - Xuất Khởi ( S.iii,272)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Có bốn hạng tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định.

6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, cũng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định, và cũng thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.

8-9) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về chỉ trú trong Thiền định và cũng thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, bậc tối thượng, tối diệu.

XXI - XXVII. Thuần Thục Cho Đến Thích ứng

(Như kinh trên, chỉ thế vào "thuần thục, sở duyên, hành cảnh, sở nguyện, thận trọng, kiên trì, thích ứng trong chỉ trú").

XXVIII. Xuất Khởi - Thuần Thục (S.iii,272)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Có bốn hạng người tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định.

6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, cũng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định, và cũng thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.

8-9) Tại đây, vị tu Thiền thiện xảo về xuất khởi trong Thiền định và cũng thiện xảo về thuần thục trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, tối thượng và tối diệu.

XXIX - XXXIV. Sở Duyên - Thích ứng

(Như kinh trên, chỉ thế vào "sở duyên" ... cho đến "thích ứng").

XXXV. Thuần Thục - Sở Duyên

1-4) Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Có bốn hạng người tu Thiền này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định.

6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, cũng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, và cũng thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.

8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền thiện xảo về thuần thục trong Thiền định và cũng thiện xảo về sở duyên trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, vị tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là vị tối thượng, tối diệu.

XXXVI - XL. Thuần Thục (S.iii,275)

(Vị ấy thiện xảo về thuần thục trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về hành cảnh... (b) không thiện xảo về sở nguyện, (c) không thiện xảo về thận trọng, (d) không thiện xảo về kiên trì, (e) không thiện xảo về thích ứng).

XLI. Sở Duyên - Hành Cảnh

1-7) Nhân duyên ở Sàvatthi...

... thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.

... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định.

... không thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, cũng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.

... thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, cũng thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.

XL.II-XL.V. Sở Duyên

... vị ấy thiện xảo về sở duyên trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về sở nguyện, (b) không thiện xảo về thận trọng, (c) không thiện xảo về kiên trì, (d) không thiện xảo về thích ứng.

XL.VI. Hành Cảnh - Sở Nguyện

... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.. .. thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định.. .. không thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, và cũng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.

... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định và cũng thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.

XLVII-XLIX. Hành Cảnh

... thiện xảo về hành cảnh trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, (b) không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, (c) không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.

L. Sỏ Nguyện - Thận Trọng

1-7) Nhân duyên ở Sàvatthi...

... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.

... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định.

... không thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, và cũng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.

... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định và cũng thiện xảo về thận trong trong Thiền định.

LI-LII. Sở Nguyện Và Kiên Trì

... thiện xảo về sở nguyện trong Thiền định, nhưng (a) không thiện xảo về kiên trì, và (b) không thiện xảo về thích ứng.

LIII. Thận Trọng Và Kiên Trì

... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.. .. thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định.

... không thiện xảo về thận trọng trong Thiền định, và cũng thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.

... thiện xảo về thận trọng trong Thiền định và cũng thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.

LIV. Kiên Trì Và Thích ứng (S.iii,277)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tu Thiền này. Thế nào là bốn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về thích ứng trong Thiền định, nhưng không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định.

6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, không thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng không thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu Thiền, thiện xảo về kiên trì trong Thiền định, và cũng thiện xảo về thích ứng trong Thiền định.

8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, người tu Thiền thiện xảo về kiên trì trong Thiền định và cũng thiện xảo về thích ứng trong Thiền định. Trong bốn vị tu Thiền ấy, người tu Thiền này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là tối thượng và tối diệu.

9) Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò cái, có được sữa; từ sữa có lạc; từ lạc có sanh tô; từ sanh tô có thục tô; từ thục tô có đề hồ. Và đề hồ được xem là tối tôn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị tu Thiền này đối với bốn vị tu Thiền ấy, vị này là tối tôn, tối thắng, là bậc thượng thủ, là tối thượng, và tối diệu.

10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

(Như vậy có 55 câu trả lời vắn tắt cần phải giải thích cho rộng)

-- Hết Tập III --

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6366)
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9110)
Khi xưa, vào thời Đức Phật, tại thành Vesali xảy ra ba khổ nạn là bệnh tật, phi nhơn hoành hành và nghèo đói. Ba hiểm nạn lớn đó đã khiến cho dân thành Vesali khốn đốn. Các vị Hòang thân Licchavi khởi lên niềm tin nơi Đức Phật. Họ tin rằng chỉ có Đức Phật, với trí tuệ và uy lực của Ngài, mới có thể giúp người dân trong thành Vesali thoát khỏi khổ nạn và đem đến sự an lành.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12633)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7988)
Thế Tôn thuyết như sau: -- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ. ... The Blessed One said this: "This is the direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the disappearance of pain and distress, for the attainment of the right method, and for the realization of Unbinding -- in other words, the four frames of reference. Which four?
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 8350)
Kinh điển Pali bao gồm hàng ngàn bộ kinh, và đang được phổ biến rộng rãi trên mạng. Đứng trước kho tàng đồ sộ đó, tự nhiên bạn sẽ bối rối: Tại sao tôi nên đọc những kinh này? Đọc kinh nào bây giờ? Đọc như thế nào?
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 19818)
Đây là quyển Kinh Tụng Pāḷi-Việt dành cho Phật tử Nguyên thủy, được dịch và biên soạn bằng văn vần dựa theo Pāḷi. Khá nhiều bài ở đây, đã được tụng đọc trong suốt nhiều năm qua tại một số chùa Phật giáo Nguyên thủy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do sao qua chép lại, và do nơi này nơi kia đã tự ý sửa chữ, đổi lời - nên nhiều câu, nhiều từ bị “biến dạng” đi!
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 13427)
Người mất ngủ thấy đêm dài Đường xa nặng trĩu đôi vai lữ hành Ngu nhân chẳng thấy pháp lành Luân hồi nào biết mối manh nẻo về.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 12039)