PHÁP NGỮ KINH HOA NGHIÊM

17 Tháng Mười 202318:50(Xem: 1030)

PHÁP NGỮ KINH HOA NGHIÊM - TẬP 1
Thích Nữ Giới Hương biên soạn
Giới thiệu Hòa thượng Thích Như Minh
Nhà xuất bản Tôn Giáo

blank


PDF icon (4)

i. Lời giới thiệu của Hòa Thượng Thích Như Minh 7
ii. Lời đầu của soạn giả Thích Nữ Giới Hương 10
01.Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm 15
02.Phẩm Như-Lai Hiện Tướng 29
03. Phẩm Phổ Hiền Tam Muội 49
04. Phẩm Thế Giới Thành Tựu 56
05. Phẩm Hoa Tạng Thế Giới 74
06. Phẩm Tỳ-Lô-Giá-Na 93
07. Phẩm Như-Lai Danh Hiệu 111
08. Phẩm Tứ Thánh Đế 121
09. Phẩm Quang Minh Giác 142
10. Phẩm Bồ Tát Vấn Minh 154
11. Phẩm Tịnh Hạnh 165
12. Phẩm Hiền Thủ 178
13. Phẩm Thăng Tu Di Sơn Đảnh 186
14. Phẩm Tu Di Sơn Đảnh 190
15. Phẩm Thập Trụ 199
16. Phẩm Phạm Hạnh 221
17. Phẩm Sơ Phát Tâm Công Đức 226
18. Phẩm Minh Pháp 244
19. Phẩm Thăng Dạ Ma Thiên Cung 260
20. Phẩm Dạ Ma Cung Kệ Tán 265
21. Phẩm Thập Hạnh 274
22. Phẩm Vô Tận Tạng 286
23. Phẩm Thăng Đâu Suất Thiên Cung 303
24. Phẩm Đâu Suất Kệ Tán 309
25. Phẩm Thập Hồi Hướng 321
26. Phẩm Thập Địa 482
27. Phẩm Thập Định 627
28. Phẩm Thập Thông 721
29. Phẩm Thập Nhẫn 731
30. Phẩm A Tăng Kỳ 743
Nguồn tham khảo 748
Tủ sách Bảo Anh Lạc. 751
(Vui lòng xem tiếp Tập 2)



PHÁP NGỮ KINH HOA NGHIÊM - TẬP 2
Thích Nữ Giới Hương biên soạn
Giới thiệu Hòa thượng Thích Như Minh
Nhà xuất bản Tôn Giáo

blank
blank
PDF icon (4)phap-ngu-kinh-hoa-nghiem-tap-2-thich-nu-gioi-huong

MỤC LỤC

i. Lời giới thiệu của Hòa Thượng Thích Như Minh 7
ii. Lời đầu của soạn giả Thích Nữ Giới Hương 10
CÁC CHƯƠNG TIẾP THEO:
31. Phẩm Thọ Lượng 15
32. Phẩm Chư Bồ-Tát Trụ Xứ 18
33. Phẩm Phật Bất Tư Nghì Pháp 21
34. Phẩm Như-Lai Thập Thân Tướng Hải 49
35. Phẩm Như-Lai Tùy Hảo Quang Minh Công Đức 68
36. Phẩm Phổ Hiền Hạnh 73
37. Phẩm Như-Lai Xuất Hiện 83
38. Phẩm Ly Thế Gian 126
39. Phẩm Nhập Pháp Giới 282
40. Phẩm Nhập Bất Tư Nghì 
 Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện. 625
Sách tham khảo 638
Tủ sách Bảo Anh Lạc. 641

LỜI GIỚI THIỆU
Của Hòa Thượng Thích Như Minh

Trân trọng giới thiệu hai tập sách Nghiên cứu về Kinh Hoa Nghiêm của Ni Sư Thích Nữ Giới HươngQuyển 1: PHÁP NGỮ KINH HOA NGHIÊM (2 tập): nội dung là những câu Pháp ngữ của Kinh, văn trường hàng dài từng phẩm được trích thành nhiều đoạn ngắn để dể hiểu ý kinh Hoa NghiêmQuyển 2: TINH HOA KINH HOA NGHIÊM: 1. Trình bày nội dung triết lý ở mỗi phẩm và trích đoạn chánh văn.

Hai tập sách này có mặt là thành quả nghiên cứu trong chương trình hoằng pháp có danh xưng Vi Diệu Pháp Media của Hội Đồng Tăng Già Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Mỹ Việt – Vietnam America Buddhist Felllowship Sangha mà Ni Sư là vị đảm trách thuyết giảng trên băng tần TV và Netword hàng tuần suốt hai năm qua.

Ni Sư Thích Nữ Giới Hương là đệ tử của một Bậc thạc đức danh Ni Phật Giáo Việt Namtrưởng lão Ni Hải Triều ÂmNi sư tốt nghiệp tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam, du học tại Đại Học New Delhi Ấn độ, nhận học vị Tiến Sĩ Phật Học. Sau đó, được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh đến Hoa kỳ Hoằng Pháp. Hiện khai sáng và trú trì chùa Hương sen miền Nam California và giảng dạy tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TPHCM.

Thích Nữ Giới Hương biên soạn 8 Ni Sư Thích Nữ Giới Hương đã nghiên cứu, trước tác, dịch thuật và đã xuất bản 53 tác phẩm Phật Học. Và trong năm 2022 đã hoàn tất để in 2 tập sách về Kinh Hoa Nghiên này.

Theo Đại sư Trí Khải (538-597) và truyền thuyết đại thừa Phật giáo nói rằng sau khi Đức Phật chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ngài liền nhập đại định Hải ấn tam muội để thuyết giảng Kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày để hóa độ hàng thượng thừa Bồ Tát.

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (大方廣佛華嚴經, Mahāvaipulya Buddhāvataṃsaka Sūtra (Avatamsaka) hay Kinh Hoa Nghiêm – tràng hoa trang nghiêm cõi Phật là bộ kinh Đại Thừa được Đức Phật thuyết giảng trong 9 Pháp Hội và 7 địa điểm khác nhau:

Hội thứ nhất: Đức Phật tuyên thuyết tại Bồ Đề Đạo Tràng, do Bồ Tát Phổ Hiền là chủ hội về Y Báo và Chính Báo của Như-Lai.

Hội thứ hai: Đức Phật tuyên thuyết tại Điện Phổ Quang, do Bồ Tát Văn Thù là chủ hội, Đức Phật giảng về pháp môn Thập Tín.

Hội thứ ba: Gồm 6 phẩm diễn ra tại cung trời Đao Lợi, do Bồ Tát Pháp Tuệ là hội chủ giảng về Thập Trụ.

Hội thứ tư: Tại cung trời Dạ Ma, do Bồ Tát Công Đức Lâm là hội chủ giảng về Thập Hành.

Hội thứ năm: Tại cung trời Đâu Suất, do Bồ Tát Kim Cương Tràng là hội chủ giảng về Thập Hồi Hướng.

Hội thứ sáu: Tại cung trời Tha Hóa, do Bồ Tát Kim Cương Tạng là chủ hội giảng về Thập Địa.

Hội thứ bảy: Tại điện Phổ Quang Minh, do Đức Như-Lai là chủ Hội giảng về pháp môn Đẳng Giác Diệu Giác.

Hội thứ tám: Tái diễn tại điện tại Phổ Quang Minh, do Bồ Tát Phổ Hiền là chủ hội giảng về 2.000 Hạnh Môn. Hội thứ chin tại rừng Thệ Đa, do Như-Lai và Thiện hữu đều là chủ hội giảng về Quả Pháp Giới, là phẩm Nhập Pháp Giới và phẩm 40 Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền

Phẩm Hoa Nghiêm – chữ Phạn là Gaṇḍavyūha – tương đương với bộ 40 quyển của Pháp sư Bát-nhã nên cũng được gọi là Tứ thập Hoa Nghiêm, thường được xem là toàn bộ Hoa Nghiêm kinh (Avataṃsaka). Bởi vì bộ kinh Đại thừa mang biệt danh Gaṇḍavyūha được xem như là 9 bộ kinh cốt yếu ở Nepal. Tại Trung Quốc và Tây Tạng, phẩm Gaṇḍavyūha được gọi là phẩm “Nhập Pháp giới” (入法界, Dharmadhātupraveṣa) gồm 100.000 slokas (kệ).

Hai bộ kinh Hoa Nghiêm tiếng Việt hiện nay được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh và trưởng lão Hòa Thượng Thịch Minh Định dịch từ bản của Tam tạng Pháp sư Thật Xoa Nan Đà và Phẩm 40 của Tam tạng Bát Nhã thời Đường.

Trân trọng, kính giới thiệu đến chư vị đọc giả.

Chùa Việt Nam – Los Angeles, Ngày 20 tháng 06 năm 2022 Hòa Thượng Thích Như Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 816)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 82903)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5305)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7154)
13 Tháng Bảy 2018(Xem: 6278)