NGHI THỨC LỘ SÁM HỐI TRONG GIỚI ĐÀN

18 Tháng Ba 201607:43(Xem: 6475)

NGHI THỨC LỘ SÁM HỐI TRONG GIỚI ĐÀN
Thích Nhuận Hiếu

 

sam-hoiTrong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.

Nghi Thức Giới Tử Phát Lộ Sám Hối được xuất phát trên nền tảng căn bản của Giới Thanh Văn – Các Tội danh đều phải sám hối trên Tướng trước 1 vị Tỳ Kheo thanh tịnh. Vậy nên, Các Giới tử thọ Tỳ kheo giới sẽ cung thỉnh chư vị giáo thọ A-xà-lê để được phát lộ sám hối như thật về 10 giới Sa di mình đã giữ.

gioi dan tri duc 2Mỗi vị Giới tử sẽ quỳ trước một vị A-Xà-Lê trả lời về 10 điều giới, Giới nào phạm thì thành thật tỏ bày tường tận không che giấu về duyên khởi phạm, cách thức phạm, thời gian, địa điểm , phạm bao nhiêu lần để từ đó Giáo Thọ A- Xà-Lê sẽ định tội và phân tích lỗi phạm . Giới nào không phạm thì trả lời Không Phạm. Tuần tự cho tới khi hết 10 Giới , Vị Giáo thọ sẽ dạy: ” Giới tử đã sanh tâm hổ thẹn, không che giấu, một lòng phát lồ sám hối. Nay các vị sắp đăng đàn thọ Cụ túc, cần giữ thân tâm cho thanh tịnh, để đắc giới thể."  Nhờ vào pháp Đối thú phát lộ này mà Giới tử trừ diệt được tâm nghi hoặc, hoàn toàn thanh tịnh để chuẩn bị thọ đại giới.

Luận Tát-bà-đa ghi:"Người nào phạm những giới trọng trong mười giới sa di nếu không sám hối thì không được thọ Tỳ kheo giới. Vì giới sa di là nền tảng của giới Tỳ Kheo". Giống như cây lớn, có bộ rễ sum suê thì hoa quả mới trĩu cành, nền móng vững chắc mới xây được lầu gác. Do đó, Lễ phát lồ sám hối là dịp để hàng Sa di đối trước 1 vị Tỳ Kheo thanh tịnh mà tỏ bày tất cả các giới đã phạm.

Bộ Truyền Giới Chánh Phạm nói :" Các vị sa Sa di cần phải theo từng câu hỏi của Giáo thọ A xà lê lần lượt mà trả lời thật, không lấy có nói không, lấy nặng nói nhẹ, không một niệm che giấu. Cho nên mỗi giới tử phải phát khởi lòng tin kiên cố, sanh tâm sợ hãi lớn, sanh tâm hổ thẹn lớn, nghĩ đến nỗi khổ trong đường ác mà phát tâm Bồ Đề, chí thành phát lồ, thiết tha sám hối. Giống như cát, đã đã lọc sạch mới tìm ra vàng, mài sạch vết nhơ không còn tì vết thì thành ngọc tốt”.

Vì vậy , để thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, hàng giới tử Sa di đã y như Luật mà chí thành phát lộ sám hối, để khi nhận lãnh được giới pháp mà hàng Thập sư truyền trao, sẽ chánh thức trở thành bậc Chúng Trung Tôn, kế thừa và cửu trụ Phật pháp.

CÁCH THỨC TÁC BẠCH VÀ PHÁT LỘ

gioi dan tri duc
Đại giới đàn Trí Đức

Giới tử đảnh lễ 1 lạy , quỳ thẳng chắp tay tác bạch :

Bạch Đại Đức nhất tâm niệm , còn Sa Di pháp danh là …nay thỉnh Đại đức làm A-xà-lê cho con được phát lồ sám hối. Con xin nương theo Đại Đức mà được sám hối như thật, thanh tịnh để được thọ giới Tỳ Kheo. Xin Đại Đức thương xót .

Thầy A-xà-lê hỏi :

Hôm nay tôi hỏi 10 giới cấm các vị đã thọ . Các vị theo từng câu hỏi dưới đây mà thành thật trả lời, không được có một niệm che giấu.

Hỏi : Giới thứ nhất không sát sanh có phạm không ?
Hỏi : Giới thứ hai không trộm cắp có phạm không ?
Hỏi : Giới thứ ba không dâm dục có phạm không ?
Hỏi : Giới thứ tư không vọng ngữ có phạm không ?
Hỏi : Giới thứ năm không uống rượu, bia có phạm không ?
Hỏi : Giới thứ sáu không trang sức , không dùng nước hoa có phạm không ?
Hỏi : Giới thứ bảy không ca vũ, hát xướng, cố đi xem nghe có phạm không ?
Hỏi : Giới thứ tám không ngồi giường cao tốt, rộng có phạm không ?
Hỏi: Giới thứ chín không ăn phi thời có phạm không ?
Hỏi: Giới thứ mười không giữ tiền, vàng bạc châu báu có phạm không ?

Giáo Thọ A Xà Lê dạy : " Giới tử đã sanh tâm hổ thẹn, không che giấu, một lòng phát lồ sám hối. Nay các vị sắp đăng đàn thọ Cụ túc, cần giữ thân tâm cho thanh tịnh, để đắc giới thể. ”

Giới đàn Trí Đức TP HCM , Ngày 1 Tháng 12 Năm 2015

Thích Nhuận Hiếu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn