95. Kinh Trụ Pháp[1]

31 Tháng Năm 201100:00(Xem: 42986)
Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các thầy Tỳ-kheo:

“Ta nói về sự thối thất của thiện pháp[2], không đình trụ cũng không tăng tiến. Ta nói về sự đình trụ của thiện pháp, không thối thất không tăng tiến. Ta nói về sự tăng tiến của thiện pháp, không thối thất cũng không đình trụ.

“Thế nào là sự thối thất của thiện pháp, không đình trụ cũng không tăng tiến? Tỳ-kheo nếu có dốc tín, cấm giới, bác văn, bố thí, trí tuệ, biện tài, thánh giáo và sở đắc của thánh giáo[3], đối với các pháp này, vị ấy thối thất, chứ không trụ, cũng không tăng. Đó là sự thối thất của thiện pháp, không đình trụ cũng không tăng tiến.

“Thế nào là sự đình trụ của thiện pháp, không thối thất không tăng tiến? Tỳ-kheo nếu có dốc tín, cấm giới, bác văn, bố thí, trí tuệ, biện tài, thánh giáo và sở đắc của thánh giáo; đối với các pháp này, vị ấy trụ, chứ không thối, không tăng. Đó gọi là sự đình trụ của thiện pháp, không thối thất không tăng tiến.

“Thế nào là sự tăng tiến của thiện pháp, không thối thất cũng không đình trụ? Tỳ-kheo có dốc tín, cấm giới, bác văn, bố thí, trí tuệ, biện tài, thánh giáo và sở đắc của thánh giáo; đối với các pháp này vị ấy tăng, không thối, không trụ. Đó gọi là sự tăng tiến của thiện pháp, không thối thất cũng không đình trụ.

“Tỳ-kheo chắc chắn được nhiều lợi ích nếu quán như vầy, ‘Ta sống nhiều với tham lam hay sống không nhiều tham lam? Ta sống nhiều với tâm sân nhuế hay không nhiều tâm sân nhuế? Ta sống với thùy miên hay sống không thùy miên? Ta sống với nhiều trạo cử, cống cao hay là sống không nhiều trạo cử, cống cao? Ta sống với nhiều nghi hoặc hay sống không nhiều nghi hoặc. Ta sống với nhiều thân tránh hay sống không nhiều thân tránh? Ta sống với nhiều ô uế hay sống không nhiều ô uế tâm? Ta sống với nhiều tín hay sống với nhiều bất tín? Ta sống với nhiều tinh tấn hay sống với nhiều giải đãi? Ta sống với nhiều chánh niệm hay sống với nhiều vô niệm? Ta sống với nhiều chánh định hay sống với nhiều vô định? Ta sống với nhiều ác tuệ hay sống với nhiều không ác tuệ?’

“Nếu khi Tỳ-kheo quán mà biết mình sống nhiều với tham lam, sân nhuế tâm, thùy miên triền, trạo cử và cống cao, nghi hoặc, thân tránh, ô uế tâm, bất tín, giải đãi, vô niệm, vô định và sống với nhiều ác tuệ, thì Tỳ-kheo ấy vì muốn diệt trừ các pháp ác bất thiện này nên gấp rút tìm phương tiện học hỏi, hết sức tinh cần chánh niệm, chánh trí, nhẫn, không để thoái lui.

“Như người bị lửa cháy đầu, cháy áo, gấp rút cầu phương tiện cứu đầu cứu áo. Cũng như thế, vì muốn diệt trừ các pháp ác bất thiện này nên vị Tỳ-kheo ấy gấp rút cầu phương tiện học, hết sức tinh cần, chánh niệm, chánh trí, nhẫn, không để thoái lui.

“Nếu khi Tỳ-kheo quán mà biết mình sống không nhiều tham lam, không nhiều sân nhuế tâm, không nhiều thùy miên triền, không nhiều trạo cử cống cao, không nghi hoặc, không thân tránh, không ô uế tâm, có tín, có tấn, có niệm, có định và sống với nhiều không ác tuệ, thì vị Tỳ-kheo ấy vì muốn trụ nơi thiện pháp này, không quên mất, không thoái lui, tu hành phát triển, nên gấp rút cầu phương tiện học, hết sức tinh cần, chánh niệm, chánh trí, nhẫn, không để thoái lui.

“Như người bị lửa cháy đầu, cháy áo, gấp rút cầu phương tiện cứu đầu cứu áo. Cũng như thế, vị Tỳ-kheo vì muốn an trụ nơi thiện pháp này, không quên mất, không thoái lui, tu hành phát triển, nên vị Tỳ-kheo ấy gấp rút cầu phương tiện học, hết sức tinh cần, chánh niệm, chánh trí, nhẫn, không để thoái lui”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
 

Chú thích

[1] Tương đương Pāli A.10. 53. Ṭhiti-sutta. Tham chiếu các kinh A.10. 17, 18. Nātha.

[2] Pāli: ṭhitimpāhaṃ, bhikkhave, na vaṇṇayāmi kusalesu dhammesu, pageva parihāniṃ, Ta không tán thán sự đứùng im trong các pháp thiện, huống gì là sự thối thất.

[3] Nguyên bản: A-hàm cập kỳ sở đắc 阿含及其所得. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 21228)
30 Tháng Năm 2016(Xem: 7397)
duc phat niet banĐây là những điều chính tôi được nghe: Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
30 Tháng Năm 2016(Xem: 5494)
Kinh Phật mênh mông như biển cả, dù ai có bỏ suốt cuộc đời để học hỏi cũng không thể thông suốt hết được. Tuy nhiên, trong cái mênh mông đó, cũng như nước biển cả lúc nào cũng hàm chứa vị mặn của muối, hết thảy kinh Phật đều cùng hàm chứa mùi vị của giải thoát, an lạc.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 5491)
Nam mô A Di Đà Phật, Là đệ tử Phật, ngày đêm con vẫn luôn cố gắng tụng niệm thực hành lời dạy của Phật. Mùa Phật đản năm nay ( Phật lịch năm 2560 ), con xin phép được ghi lại những hiểu biết của con khi tụng niệm Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
28 Tháng Ba 2016(Xem: 6753)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá. Ngoài ra còn có vô lượng vô biên chư đại Bồ-tát và thiên long bát bộ thảy đều đến vân tập. Lúc bấy giờ Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát đang ngồi ở giữa đại chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 5693)
Phẩm Vô Thường có 21 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói lúc tỉnh mà chạy theo dục vọng thì sẽ hôn ám mê loạn. Vinh hoa và tánh mạng đều khó có thể bảo hộ lâu dài. Duy chỉ có Đạo mới là chân thật.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 5394)
Lời đầu: Hiện nay chúng tôi đang có chương trình dịch thuật Phạn-Hán, quý Thầy, học Tăng trẻ tuổi, tâm huyết với ngành Phiên dịch Phạn-Hán, hoặc nghiên cứu Phật học, đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học, có nhu cầu muốn học tập, tìm hiểu, cộng tác làm việc liên quan đến dịch thuật, có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: tinhvien4557@gmail.com, để biết thêm thông tin. Cầu mong cho Phật pháp được trường tồn, lưu bố muôn nơi để lợi lạc cho muôn loài. Nam mô Bổn-sư Thích Ca Mâu Ni Phật