Hôm nay em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương
Cùng thầy me em vấn đầu soi gương
Khăn nhỏ Đuôi gà cao
Em đeo giải yếm đào
Quần lãnh, áo the mới
Tay em cầm chiếc nón quai thao
Chân em di đôi guốc cao cao
Đường đi qua bến Dục
Moi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không noi
Em bây giờ mới tuổi 15
Em hãy còn bé lắm (chứ) mấy anh ơi
Đường đi qua Đồng Vọng
Mọi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Tiểu sử và Tác phẩm
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938). Thi sĩ sinh ngày thứ bảy, 12 tháng 12 năm 1914 (nhằm ngày 25-10 năm Giáp Dần) tại Hà Nội. Là con trai thứ của văn hào Nguyễn Văn Vĩnh và là em của nhà thơ Nguyễn Giang. Ông theo học trường trung học Albert Sarraut. Sau khi đậu tú tài ông học luật trong một thời gian cùng với thi sĩ Phạm Huy Thông. Vào 7 giờ sáng ngày 19-11-1938 (nhằm ngày 28-9 năm Nhâm Dần) ông qua đời tại bệnh viện LaneSao Biểnan Hà Nội vì bệnh thương hàn, hưởng thọ 24 tuổi.
Tác phẩm đã in: Ngày xưa (Nguyễn Dương xuất bản, Hà Nội 1935), Người học vẽ (kịch bản, xuất bản 1936 Hà Nội). Trong thi phẩm Ngày xưa, chúng ta thấy thi sĩ sắp xếp thứ tự như sau:
- Sơn Tinh Thủy Tinh (Avril 1933), thất ngôn
- Mỵ Châu (Janvier 1933), thất ngôn
- Giếng Trọng Thủy (Janvier 1933), thất ngôn
- Tay ngà (2 Mai 1934), ngũ ngôn
- Mỵ £ (Mai 1933), thất ngôn bát cú
- Một buổi chiều xuân (6 Mai 1933), ngũ ngôn
- Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống (30 Décembre 1932), thất ngôn bát cú
- Đi cống (10 Mai 1933), thất ngôn
- Mây (25 Janvier 1934), ngũ ngôn
- Chùa Hương (Aout 1934), ngũ ngôn
Ở đường Phan Thanh Giản, nơi cư ngụ của nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, thường thường là một nơi anh em văn nghệ họp mặt ngày trước đó, có một người thi sĩ đời xưa... xin Thanh Hữu đừng phiền nghe anh! Tôi gọi anh là một thi sĩ đời xưa, tôi cho anh là người đi lạc giữa đời hỗn độn nầy. Tôi cảm hiểu anh lắm đó. Người thi sĩ nầy ngâm thơ thật lạ thường, anh ngâm thơ cổ, anh trình bày kịch thơ Kiều Loan, tôi ngỡ anh là người của đời Xuân Thu, kẻ sĩ của một thời oanh liệt nhất lịch sử, và điều mà tôi muốn nói ở đây là anh đã mang được những nét duyên dáng của thơ Nguyễn Nhược Pháp, nét đùa cợt dí dỏm đó, cũng như sự quyến luyến say sưa của anh với nhà thơ nầy, vào tâm hồn say thơ của tôi. Từ đó tôi để ý và đi tìm đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, bài Sơn Tinh Thủy Tinh. Thật cả một sự lạ, tôi không ngờ Nguyễn Nhược Pháp có tâm hồn tươi tắn đến thế. Cái gì đối với ông cũng hiện hoạt trong sáng, trẻ trung điểm vào một tính chất hoài cổ lơ thơ của một người có vóc dáng dân tộc học nhưng còn một vẻ ý nhị Á Đông. Tôi đọc thơ ông để cảm, để vui giây bâng khuâng của một lứa tuổi thanh xuân nào đó. Nguyễn Nhược Pháp hay kể chuyện bằng thơ, chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, chuyện đi Chùa Hương, chuyện Đi Cống sứ vân vân... nhưng kể mà gợi lại được những huyền thoại xưa, kể mà làm lưu luyến người đọc, nghệ thuật kể chuyện bằng thơ... có lẽ chỉ có một Nguyễn Nhược Pháp mà thôi vậy
Người tình trong mộng
Người đàn bà áo đen” và mối tình trong mộng của cố thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp
Hà Nội xưa của những năm giữa thập kỷ 30 thế kỷ trước, người ta thường hay nhắc đến “tứ mỹ Hà thành”, gồm có cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Bốn người con gái Hà Nội ấy, bây giờ đều đã thành người thiên cổ. Những câu chuyện về họ, thoảng như một cơn gió trời chợt về trong những lúc oi nồng... Nhưng rồi, hậu thế cũng còn may mắn chán, bởi chẳng phải cứ cuộc sống dư thừa, đầy đủ, cái đẹp mới được trân trọng… Cái bản tính “háo sắc” như một thiên căn, các cụ chúng ta ngày ấy cũng nồng nàn chẳng kém tuổi trẻ thời nay. Để rồi, chúng ta được “cảm” thế giới ngày xưa cũng nhờ cái lòng yêu ấy. Người đẹp mà bài viết nhắc đến, chính là một trong “tứ mỹ Hà thành” cùng với mối tình câm của chàng thi sĩ Thơ mới tài hoa, bạc mệnh mang tên Nguyễn Nhược Pháp thuở nào…
|
Bà
là Đỗ Thị Bính, sinh năm 1915 trong một gia đình Hà Nội nền nếp, gia phong tại phố Hàng Đẫy. Được thụ hưởng nền giáo dục phong kiến cũ, lại giữ những chuẩn mực của một người con gái Hà thành gốc nổi tiếng thanh lịch, vẻ đẹp của một giai nhân sắc nước hương trời ấy bao gồm đầy đủ những phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh, sự trầm tĩnh, khôn khéo, dịu hiền mà trí tuệ. Cha mẹ một mực cưng chiều cô con gái, đã mượn thầy giỏi
về tận nhà dạy học cho nàng.
Thế giới của người con gái đẹp mang tên Bính đã êm đềm và dường như khép kín trong ngôi biệt thự theo kiến trúc Pháp cổ kính, có vườn cây, ghế mây, có gốc tầm xuân la đà nơi tiền sảnh để nàng ngồi đọc sách… Ngôi nhà 3 tầng khang trang, cha mẹ dành tầng dưới cùng cho nàng làm phòng học và phòng đọc sách. Bây giờ, dấu ấn của giàn tầm xuân ấy vẫn còn ở số nhà 30 Nguyễn Thái Học ngày nay.
Sinh thời, bà Bính có thói quen mặc đồ đen. Có lẽ, đó cũng là lý do để người đời gọi bà là “người đàn bà áo đen”. Áo dài tay hay áo ngắn tay, tuyền là gam màu đen sang trọng. Sự tinh tế của người đẹp thường biết sử dụng những màu quần áo thích hợp để tôn lên vẻ đẹp của mình, dù nhiều lúc đó là những trang phục giản dị và dân dã. Màu đen đã làm cho vẻ đẹp của bà Bính thêm vẻ huyền bí, tôn thêm làn da trắng và sự sang trọng, nghiêm trang của người đẹp.
Cách
mạng nổ ra. Cả nước cuốn theo cuộc chiến đấu bi hùng. Cả Hà Nội hừng hực khí thế chiến đấu với phong trào “tiêu thổ kháng chiến”. Gia đình bà
Bính cũng không là ngoại lệ. Một thời gian, bà Bính hoạt động trong phong trào bình dân học vụ, rồi cả gia đình bà theo kháng chiến, đi tản cư lên mãi huyện Sơn Dương, Tuyên Quang và ở trong một ngôi nhà nhỏ dưới
chân núi. Phía trước ngôi nhà gia đình bà tản cư ở vùng đất mới là một con sông nước lúc nào cũng dềnh đầy hai bờ. Thói quen và cách sống của người Tràng An thanh lịch vẫn không bị đánh mất. Những chuẩn mực của lễ giáo phong kiến về tam tòng, tứ đức, nữ công gia chánh… mà bà Bính được thụ hưởng khi còn ở Hà Nội, đã cứu sống bà và gia đình những năm tháng tản cư thiếu thốn mọi bề. Bà ở nhà dạy dỗ con cái cho chồng đi kháng chiến, cải thiện đời sống bằng nghề làm bánh. Bằng sự khéo tay và đảm đang của một người con gái thông minh, bà làm đủ các loại bánh rất Hà Nội như bánh quấn thừng, bánh xốp, kẹo đầu Tây… để bán trong những phiên
chợ quê hoặc bán mối cho các hàng quán trong vùng Sơn Dương. Tại nơi ở mới, bà làm một mảnh vườn nho nhỏ, trồng rau, nuôi gà, làm nước mắm…
Cuộc
sống nơi thôn quê không làm bà khó khăn, ngược lại bà thích nghi và hòa
nhập vào nó rất nhanh, không “chảnh” như những tiểu thư khuê các nũng nịu, kênh kiệu theo kiểu… gai mồng tơi! Bà mang những kiến thức về nghề thuốc để chữa bệnh cho bà con vùng miền núi Sơn Dương, ân cần chăm chút bệnh tình của họ, tiêm thuốc chống sốt rét… Lẽ dĩ nhiên, bà chẳng nhận tiền công của ai cả. Đó là sự cưu mang, đùm bọc và sẻ chia của tấm lòng nhân đạo của một người đẹp có học thức và vẹn toàn tiết hạnh. Bà con vùng Sơn Dương yêu mến gọi bà Bính là “bà tiên kháng chiến” hay “bà ké kháng chiến”, với tình cảm tri ân xuất phát từ nơi sâu thẳm đáy lòng.
Kháng chiến chống Pháp thành công, bà cùng gia đình trở về Hà Nội yêu dấu tại căn nhà số 67 Nguyễn Thái Học (năm 1954). Sự thông minh, khéo léo giúp bà chế biến nên những món ẩm thực đậm chất Tràng An: bún thang, ốc hấp lá gừng, bún ốc, chè kho… Cuộc sống thường nhật với những lo toan để vun vén cho cả gia đình đã khiến bà không có nhiều thời gian dành cho mình. Thú vui đọc sách từ thời thiếu nữ trở thành một thứ xa xỉ với bà. Thế nhưng, bà yêu thơ, vẫn thích đọc thơ và ngâm nga những bài hát ru mang đậm hồn dân tộc. Cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước đã khiến người đẹp nghiêng thành đất Kinh kỳ có một cuộc sống bình dị như bao người khác.
Năm 1992, bà Bính mất tại bệnh viện Bạch Mai. Trờ về với đất, gia đình, người thân và bạn bè khoác cho bà bộ quần áo đen quen thuộc, như là một sự trân trọng người đẹp mang áo đen mà cả cuộc đời, vì yếu tố lịch sử, đã không có cơ hội để cái đẹp của bà được tôn vinh như những người đẹp bây giờ.
Sinh ra trong thời loạn, lại là sản phẩm của một nền giáo dục của xã hội cũ, vẻ đẹp sắc nước hương trời của người con gái hẳn sẽ không được người ta xem trọng, hay ít nhất cũng không có cơ hội để đem tài năng và sắc đẹp của mình ra thi thố với cuộc đời. Cuộc sống của người đẹp Đỗ Thị Bính nều cứ giản đơn như đã nói ở trên, thì có lẽ nó cũng chỉ đỡ buồn tẻ hơn những cuộc sống bình dị của biết bao người phụ nữ trong xã hội cũ. Nhưng may mắn thay, bông hoa đẹp ấy đã làm nao lòng và trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho chàng thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp mơ mộng với những Ngày xưa. Người đẹp Đỗ Thị Bính đã đi vào những vần thơ trong sáng, đẹp đến thuần khiết của con trai nhà tư sản Nguyễn Văn Vĩnh bấy giờ…
So về tuổi tác, nhà thơ của chúng ta hơn người đẹp Bính 1 tuổi (Nguyễn Nhược Pháp sinh năm 1914). Chàng thư sinh nhỏ bé cao 1m52, với sự yếu đuối thư sinh, với cái bẽn lẽn của một hồn thơ mộng mơ và nỗi buồn thế hệ, đã thầm thương nhớ trộm cô tiểu thư Đỗ Thị Bính tự bao giờ. Người ta bảo, “người thơ phong vận như thơ ấy”. Với Nguyễn Nhược Pháp, dường như thế vẫn là chưa đủ. Người thơ ấy còn bị “vận” vào mình bởi chính cái tên “Nhược Pháp – nước Pháp yếu”, mà người cha (cụ Nguyễn Văn Vĩnh), với suy nghĩ kỳ lạ, đã đặt cho con mình; bị những xáo trộn, biến cố của gia đình và một tuổi thơ sớm thiếu vắng tình yêu thương mẫu tử chi phối vào tính cách...
|
Khi ấy, Nguyễn Nhược Pháp đang làm việc tại tòa báo L’ Annam nouveau. Ngày nào chàng thi sĩ cũng kiếm cớ đi qua ngôi nhà có người đẹp ở, để được nhìn thấy nàng cho khuây cả ngày thương nhớ. Mà cái sự nhớ thương, cái sự yêu đương trai gái, thời nào cũng giống thời nào. Người con gái bao giờ chẳng nhạy cảm để có thể nhận thấy những yêu thương của người trai thể hiện qua ánh nhìn? Giai nhân cũng biết chàng trai nhỏ nhắn, thư sinh ấy “cảm” mình. Một đôi lần, hai người đã đứng nói chuyện cùng nhau qua rào cây tầm xuân hữu tình và lãng mạn. Nhưng rồi, những nhớ nhung, yêu thương ấy, mỗi người chỉ biết lưu giữ thành một bí mật của riêng mình. Giai nhân để nhớ thương vào trang sách, vào những buổi sáng đi tưới cây hay đi dạo trong vườn nhà, để đợi chờ một ánh mắt quen thuộc thấp thoáng hiện giữa những lá tầm xuân xanh ngắt. Còn nhà thơ gửi yêu thương của mình vào những vần thơ trong sáng. 12 thi phẩm của Ngày xưa, vẻ đẹp mà Nguyễn Nhược Pháp “vận” vào cho các nhân vật trữ tình của mình, đó chính là vẻ đẹp của giai nhân Đỗ Thị Bính.
Cho nên, để biết cái vẻ “sắc nước hương trời” của một trong bốn “mỹ nhân Hà thành” xưa, chỉ cần đọc Ngày xưa cũng đủ để hình dung ra một bức truyền thần chân dung giai nhân Đỗ Thị Bính. Khi là sự hồn nhiên, tinh nghịch đáng yêu đầy học thức của cô bé tuổi 15 đi trẩy hội chùa Hương cùng thầy me: “Cùng thầy me em dậy/ em vấn đầu soi gương/ Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Lưng đeo dải yếm đào/ Quần lĩnh áo the mới/ Tay cầm nón quai thao …”. Đó là trang phục! Còn đây là đôi mắt. “Mắt xanh nhìn man mác/ mỉm cười về cành hoa” (Tay ngà). Rồi mái tóc, cái miệng: “tóc xanh viền má hây hây đỏ/ miệng nàng hé thắm như san hô/ tay ngà trắng nõn hai chân nhỏ…” (Sơn Tinh – Thủy Tinh)… Cái sắc đẹp ấy đã làm ngẩn ngơ cả tâm trí chàng thi sĩ điển trai nhưng gầy gò Nguyễn Nhược Pháp, đến mức, cả trong thơ, chàng thơ cũng không kìm được tiếng thốt nhớ nhung: “mê nàng bao nhiêu người làm thơ”… Vẻ đẹp của mỹ nhân được Nguyễn Nhược Pháp “dè sẻn” đưa vào thơ của mình, mỗi bài một nét đẹp của người con gái khuê các áo đen. Đến mức, bạn thơ Nguyễn Vỹ của Nhược Pháp, trong Văn-thi sĩ tiền chiến, đã bảo: nếu không có người đẹp Đỗ Thị Bính, sẽ không có một Ngày xưa làm rạng danh chàng thi sĩ đa tình!
Nhưng sự đời, tình yêu đẹp bao giờ chẳng nhiều ngang trái. Cái sự “đầu mày cuối mắt” của chàng thi sĩ với giai nhân, cuối cùng cả 2 gia đình đều biết. Khi ấy, cụ thân sinh ra Nguyễn Nhược Pháp mắc phải cái nạn lớn nhất của cuộc đời, đến mức phải khuynh gia bại sản. So với gia đình người đẹp Đỗ Thị Bính, chàng thi sĩ chỉ là tay trắng. Về môn đăng hộ đối, điều đó đã là một cản trở.
Mặt khác, lòng tự trọng của Nguyễn Nhược Pháp lớn quá. Ông không dám mơ cao sang với một tiểu thư khuê các, có danh phận. Cuộc đời nước chảy bèo trôi. Những biến cố lớn lao của gia đình đã làm những mộng mơ của thi sĩ Ngày xưa phải chùng lại. Sự “tự ti” về thân phận của một đứa trẻ mồ côi mẹ năm hai tuổi càng làm Nguyễn Nhược Pháp sống khép kín. Mối tình đầu sâu sắc và đơn phương đã chắp cho niềm cảm hứng để Nguyễn Nhược Pháp có được Ngày xưa trọn vẹn, đủ để ông vinh danh trên văn đàn Việt Nam. Năm 1938, căn bệnh lao đã mang đến cho nhà thơ tài hoa của chúng ta mệnh bạc, với tuổi 24 trong sáng, đầy hoài bão, với mối tình câm về người đàn bà áo đen lúc nào cũng thường trực trong mộng mị, trong tâm tưởng. Để rồi, tình yêu của tài tử, giai nhân được lưu giữ bất diệt trong “viện bảo tàng” mang tên “Ngày xưa” tha thiết ấy… Chùa Hương không gặp gỡ/ rừng mơ chắc đã mơ?/ Lời còn trong hơi thở/ giai nhân cùng người thơ
Vài thi phẩm tiêu biểu
Mây
Người xưa mơ, nhìn mây
Đen, đỏ, vàng đua bay,
Khi thấy nhiều ma quỷ,
Lời than giời lung lay;
Khi thấy hồn người thân
-- Nhìn mây lệ khôn cầm! --
Trên bầy xe tứ mã,
Tiếng bánh lăn âm thầm;
Khi thấy muôn nàng tiên
-- Lồng lộng mầu thanh thiên! --
Véo von trầm tiếng địch,
Lửa hồng vờn áo xiêm.
Ngày nay ta nhìn mây,
Mây đen luồng gió lay,
Hồn xưa tìm chẳng thấy
Tóc theo luồng gió bay...
25-1-1934
Tay Ngà
Đêm nay chờ giăng mọc
Ngồi thẩn thơ trong vườn
Quanh lá hoa róc rách
Như đua bắt làn hương
Ta ngồi bên tảng đá
Mơ lều chiếu ngày xưa
Mơ quan Nghè, quan Thám
Đi có cờ lọng đưa
Rồi bao nàng yểu điệu
Ngấp nghé bay trên lầu
Vừa leng keng tiếng ngựa
Lẹ gót tiên gieo cầu
Tay vơ cầu ngũ sắc
Má quan Nghè hây hây
Quân hầu reo chuyển đất
Tung cán lọng vừa quay
Trên lầu mấy thị nữ
Cùng nhau rúc rích cười:
"Thưa cô đừng thẹn nữa
Quan Nghè trông lên rồi"
Cúi đầu nàng tha thướt
Yêu kiều như mây qua
Mắt xanh nhìn man mát
Mỉm cười vê cành hoa
Ta còn đang luyến mộng
Yêu bóng người vẩn vơ
Tay ngà ai phủ trán?
- Hiu hắt ánh trăng mờ
2-5-1934
Hoàng Nguyên với câu chuyện Em Đi Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, ông viết:
Người làm sao, thơ làm vậy, tập Ngày xưa xuất bản năm 1935 của chàng thể hiện rất rõ một phong cách Nguyễn Nhược Pháp vô tiền và khoáng hậu trong thơ Việt Nam. Đây là tập thơ chỉ có trên dưới chục bài, toàn viết về những gì “vang bóng” từ lâu lắm rồi nhưng đã làm nên một kỳ tích mà Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận xét trong cuốn Thi nhân Việt Nam: “Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp”.
Bằng con mắt già trước tuổi của một người luôn giữ được cái nhìn non xanh vào cuộc sống, Nguyễn Nhược Pháp đã vẽ nên được diện mạo thời xưa đầy mơ mộng, hóm hỉnh và trìu mến... Bài Sơn Tinh, Thủy Tinh mà chàng viết tặng người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Giang là một thí dụ. Chàng đã kể lại tích cổ bằng những chi tiết thực lôi cuốn. Thí dụ như cách hành xử của Mỵ Châu khi chứng kiến cảnh Sơn Tinh và Thủy Tinh tỉ thí với nhau:
Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu,
Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhòa
(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu,
Nhưng thật dễ thương): “Ô! Vì ta!”.
Khổ kết bài thơ cũng đầy tinh tế và vui tính:
Thủy Tinh năm năm dưng nước bể
Giục núi hò reo đòi Mỵ Nương.
Trần gian đâu có người dai thế,
Cũng bởi thần yêu nên khác thường.
Điểm sáng nhất trong tập Ngày xưa có lẽ là bài Chùa Hương, thiên ký sự của một cô bé ngày xưa. Nhà thơ Nguyễn Vỹ kể lại: “Bài thơ Chùa Hương là bài khá nhất trong tập thơ Ngày xưa, có một lai lịch kỳ thú không ngờ. Chuyến đi Chùa Hương ấy, Nhược Pháp đi với tôi và hai cô gái nữa, đều là nữ sinh cả. Hai cô mang theo hai máy chụp hình, còn Nhược Pháp và tôi đều đi tay không. Trèo lên đến rừng mơ bỗng chúng tôi gặp một bà cụ vừa bước lên đèo, đường gồ ghề lởm chởm, vừa niệm: “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế âm Bồ tát...”. Cô gái quê có lẽ là con của cụ, cũng đang niệm câu ấy nhưng nửa chừng trông thấy chúng tôi là hai chàng trai nhìn cô trân trân thì cô bẽn lẽn làm thinh không niệm Phật nữa. Cô đang đọc: “Nam mô cứu khổ cứu nạn...” rồi cô im. Đôi má cô đỏ bừng, cô cúi mặt xuống. Hai đứa tôi hỏi cô: “Tại sao trông thấy chúng tôi, cô không niệm Phật nữa? Cô gái quê có vẻ đẹp ngây thơ bỗng tỏ vẻ bối rối muốn khóc”.
Không ngờ hai cô bạn nữ sinh lên chụp được tấm hình hai đứa tôi đang hỏi chuyện cô gái quê, rồi có lẽ không bằng lòng chúng tôi nên hai cô lén đi trước, và đi lúc nào chúng tôi không hay biết, cũng chẳng nói năng gì với chúng tôi cả, bỏ chúng tôi ở lại với cô gái quê. Chúng tôi mê nói chuyện với cô này, một lúc sực nhớ lại hai cô bạn, chúng tôi vội vàng đi theo nhưng không kịp. Hai cô đã lên đến chùa Ngoài, rồi lên đến chùa Tiên Sơn, lẫn trong đám đông người, biến mất dạng. Đêm ngủ trong chùa Hương, sáng hôm sau ra về, chúng tôi mới gặp lại hai cô bạn đồng hành. Tôi phải xin lỗi mãi, nhưng Nhược Pháp cứ tủm tỉm cười không nói.
Về Hà Nội, hai hôm sau, Nhược Pháp đem đến tôi bài thơ Chùa Hương, mà trong bản chép ra đầu tiên Nhược Pháp đề là Cô gái Chùa Hương. Nhược Pháp lấy cuộc gặp gỡ lý thú của chúng tôi với có gái quê làm đề tài và tưởng tượng thêm ra, thành bài thơ đẹp, giọng ngây thơ, y như cô gái chùa Hương hôm ấy...
Trong tuần ấy, anh góp các bài thơ của mình, thành một quyển. Anh đưa tôi và hỏi:
- Có nên xuất bản không?
- Nên!
- Nhưng tiền đầu? - Nhược Pháp cười móm mém.
- Xin ông cụ.
- Thôi, tôi mà đưa ông cụ xem cái của nợ này, thì chắc chắn là ông cụ sẽ vứt nó vào sọt rác.
- Đưa bà cụ vậy.
- Ừ, phải đấy!
Một tháng sau, quyển thơ Ngày xưa ra đời. Sách in xong mà Nguyễn Nhược Pháp vẫn rụt rè, chưa dám đưa cụ Nguyễn Văn Vĩnh xem, chỉ sợ cụ vứt vào sọt rác”.
Nghe nói, sinh thời Nguyễn Nhược Pháp có yêu một thiếu nữ tên là Thanh nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ ấy cũng đã không mang lại được một cái gì hiện hữu cho cuộc đời thật của chàng. Người thơ, yêu cũng như sương khói, chỉ có những suy tư, cảm xúc được biến thành vần điệu là ở lại lâu dài với hậu thế mà thôi. Nguyễn Nhược Pháp qua đời vào ngày 19/11/1938. Thi nhân đôi khi cũng như danh tướng và mỹ nữ, “bất hứa nhân gian kiến bạc đầu”
Thi phẩm Chùa Hương ra đời trong hoàn cảnh rất kỳ thú. Hội Chùa Hương năm 1934, ông cùng nhà văn Nguyễn Vỹ và hai người bạn nữ sinh Hà thành đi trẩy hội. Đến rừng mơ, hai văn nhân gặp một bà mẹ cùng cô gái độ tuổi trăng rằm vừa bước lên những bậc đá vừa niệm phật "Nam mô cứu khổ quan thế âm Bồ Tát”. Vẻ đẹp thánh thiện mang nét chân quê của cô gái đã hớp hồn hai chàng thi sĩ khiến họ trân trân nhìn quên cả hai bạn gái cùng đi. Nguyễn Nhược Pháp lại gần hỏi. "Tại sao trông thấy chúng tôi cô lại không niệm phật nữa?". Cô gái bối rối, thẹn thùng như muốn khóc. Hai người bạn gái gọi hai chàng thi sĩ để đi tiếp nhưng họ đã bị hớp hồn, tai đâu còn nghe thấy. Giận dỗi, họ bỏ đi. Lúc bừng tỉnh, hai văn nhân không thấy các cô đâu vội len thốc len tháo, lách qua những dòng người đang trẩy hội nhưng tìm đâu cho thấy. Mệt và ngán ngẩm, hai thi sĩ quay lại tìm cô gái chân quê thì cả hai mẹ con cũng đã lẫn vào dòng người.
Đêm đó, Nguyễn Nhược Pháp không sao chợp mắt được. Hình ảnh cô gái chân quê đi Chùa Hương khiến ông xúc động viết lên những vần thơ có sắc màu tươi vui, hình ảnh ngộ nghĩnh, cả hồn người lẫn vẻ đẹp của ngày xưa hiện lên trên từng câu, từng chữ
Hôm nay đi chùa Hương.
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy.
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Lưng đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao.
Mẹ cười: "Thầy nó trông!
Chưn đi đôi giép cong
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?"
-- Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.
Nhưng em chưa lấy ai,
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm,
Ý đợi người tài trai.
Em đi cùng với me.
Me em ngồi cáng tre.
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe.
Thầy me ra đi đò,
Thuyền mấp mênh bên bờ.
Em nhìn sông nước chảy,
Đưa cánh buồm lô nhô.
Mơ xa lại nghĩ gần.
Đời mấy kẻ tri âm ?
Thuyền nan vừa lẹ bước,
Em thấy một văn nhân...
Người đâu thanh lạ thường!
Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng.
Hỏi ai nhìn không thương?
Chàng ngồi bên me em
Me hỏi chuyện làm quen:
"Thưa thầy đi chùa ạ?
Thuyền đông giời ôi chen!"
Chàng thưa vâng thuyền đông,
Rồi ngắm giời mênh mông,
Xa xa mờ núi biếc,
Phơn phớt áng mây hồng.
Giòng sông nước đục lờ.
Ngâm nga chàng đọc thơ!
Thầy khen hay, hay quá!
Em nghe ngồi ngẩn ngơ.
Thuyền đi, bến Đục qua,
Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn thùng em không nói:
"Nam vô A-di-đà!"
Réo rắt suối đưa quanh.
Ven bờ, ngọn núi xanh,
Dịp cầu xa nho nhỏ.
Cảnh đẹp gần như tranh.
Sau núi Oản, Gà, Xôi,
Bao nhiêu là khỉ ngồi.
Tới núi con voi phục,
Có đủ cả đầu đuôi.
Chùa lấp sau rừng cây,
(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.
Em đi, chàng theo sau,
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu.
Thầy me đến điện thờ,
Trầm hương khói toả mờ
Hương như là sao lạc
Lớp sóng ngươì lô nhô.
Chen vào thật lắm công.
Thầy me em lễ xong
Quay về nhà ngang bảo:
"Mai mới vaò chùa trong"
Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu:
"Mai ta vào chùa trong"
Đêm hôm ấy em mừng!
Mùi trầm hương bay lừng.
Em nằm nghe tiếng mõ,
Rồi chim kêu trong rừng.
Em mơ, em yêu đời
Mơ nhiều... Viết thế thôi
Kẻo ai mà xem thấy,
Nhìn em đến nực cười.
Em chưa tỉnh giấc nồng,
Mây núi đã pha hồng.
Thầy me em sắp sửa
Vàng hương vào chùa trong.
Đường mây đá cheo veo,
Hoa đỏ, tím, vàng leo
Vì thương me quá mệt,
Săn sóc chàng đi theo.
Mẹ bảo :"Đường còn lâu
Cứ vừa đi ta cầu
Quan-thế-âm Bồ-tát
Là tha hồ đi mau."
Em ư ? Em không cầu,
Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(Ra ta hợp tâm đầu)
Khi qua chùa Giải Oan
Trông thấy bức tường ngang,
Chàng đưa tay lẹ bút
Thảo bài thơ liên hoàn.
Tấm tắc thầy khen hay
Chữ đẹp như rồng bay.
(Bài thơ này em nhớ
Nên chả chép vào đây)
Ôi ! Chùa trong đây rồi !
Động thẳm bóng xanh ngời.
Gấm thêu trần thạch nhũ,
Ngọc nhuốm hương trầm rơi.
Mẹ vui mừng hả hê:
"Tặc ! con đường mà ghê!"
Thầy kêu mau lên nhé,
Chiều hôm nay ta về.
Em nghe bỗng rụng rời!
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy,
Thoáng ngày vui qua rồi!
Làn gió thổi hây hây.
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở!
Chàng ôi, chàng có hay?
Đường đây kia lên giời
Ta bước tựa vai cười,
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!
Ngun ngút khói hương vàng,
Say trong giấc mơ màng,
Em cầu xin Giời Phật
Sao cho em lấy chàng.
(Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin hai người lấy nhau, vì không lấy nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện).
Nguyễn Nhược Pháp, 8-1934
Tâm Hiền tổng hợp (05/03/2009) (http://tamhien.multiply.com/journal/item/30/30)