Ưu Và Khuyết Điểm Của Đại Lễ Phật Phật Đản Vesak 2014

11 Tháng Năm 201400:00(Xem: 6114)

vesak_2014_banner_final

ƯU VÀ KHUYẾT CỦA ĐẠI LỄ VESAK 2014
Minh Mẫn

Chiều 10/5/2014, lúc 15g, Đại lễ Vesak 2014 đã kết thúc tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Bái Đính, có một số quan chức Trung ương và địa phương Ninh Bình tham dự. Phía Giáo hội có HT Phó pháp chủ Thích Đức Nghiệp, HT Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch Thường Trực TW GH, kiêm chủ tịch tổ chức Đại lễ Vesak 2014, một số Đại biểu các tông phái Phật giáo trên thế giới.

BTC trình bày cặn kẽ mọi khâu trong tổ chức, không quên cám ơn tất cả các Đại biểu, các mạnh thường quân tài trợ cho Đại lễ, các tình nguyện viên, các ban ngành của nhà nước đã hỗ trợ cho Đại lễ thành công “rực rỡ”. HT Thích Thiện Nhơn, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký GHPGVN đọc tuyên bố Ninh Bình nêu lên 7 điểm nói lên quyết tâm và đường hướng sinh hoạt của PGVN, phục vụ cho nhân loại tiến đến thánh thiện trên nhiều lãnh vực mong toàn thể quý vị, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, quốc thổ đồng thuận và hợp tác.

Hội trường khá sang trọng và hiện đại nằm giữa vùng đất núi non bạt ngàn 90% là dân nghèo sống bằng nông nghiệp và làm thuê. Chùa Bái Đính quy mô đồ sộ, được xem là lớn nhất Đông Nam Á hiện nay, nằm tại lãnh thổ cố đô Hoa Lư, vùng đất lịch sử của dân tộc; tuy là đất lịch sử nhưng là lịch sử đã trên 10 thế kỷ và chỉ có giá trị lịch sử hơn là giá trị hiện thực. Nếu chọn nơi đây là địa thế tâm linh thì so với Yên Tử vẫn còn một khoản cách khá xa. Nếu là vị trí du lịch tâm linh đem lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương hay là thắng cảnh đi vào “kỳ quan” thế giới thì mức thu nhập cho lượng số du lịch khó mà tương xứng với công trình đồ sộ về lâu về dài thường xuyên cần duy trì tu bổ. Nhà khách Tổng Thống, phòng hội nghị Quốc Tế…được mấy lần sử dụng như Đại lễ Vesak? Có những dư luận bảo rằng: nhà doanh nghiệp đại gia Xuân Trường rất có công bỏ ra hàng vạn tỷ làm nên bản doanh Bái Đính nhưng biết đâu cũng phạm phải những sai lầm nào đó không thể tránh? Nếu vì cái tâm tạo một thắng tích cho Phật giáo thì đó là công đức vô lượng nếu không kèm theo một toan tính đời thường.

vesak_2014_khai_mac_01

Bái Đính được đón tiếp Đại lễ là một vinh hạnh, nhưng Đại lễ Quốc Tế đem vào vùng đất xa xôi, nghèo nàn, xa dân cư thì không tương xứng, có vẻ trong nhà đóng cửa tự vui với nhau thì hoặc là tổ chức tại Hà nội hoặc Sài gòn có ý nghĩa hơn. Nó chỉ có một ưu thế duy nhất là rộng thoáng và gần với thiên nhiên.

Vị trí và cơ sở vật chất đã như thế thì không tránh khỏi những ảnh hưởng liên hoàn nhất định.

Một hội trường có sức chứa 3.500 người, số người tham dự hân hoan phấn khởi ngay từ giờ đầu, khi vào hội trường, cùng với sự hưng phấn đó đã tạo nên không khí mất ổn định suốt buổi khai mạc. Tuy các đại biểu tuyên đọc thông điệp đại diện cho quốc gia hoặc của tổ chức mình, thế nhưng, không ít người vẫn đi lại vô trật tự, cứ tự do chụp hình lưu niệm mà Ban tổ chức không thể ổn định.

Trong các phòng hội thảo, nhiều chủ đề và ý tưởng phong phú của các Đại biểu cũng không được người tham dự lắng nghe nghiêm túc, và một số đại biểu có tên giới thiệu đọc tham luận thì không có mặt, buộc BTC phải mời người dự khuyết lên phát biểu không văn bản một cách lúng túng. Nếu Vesak nặng về nghị trường hơn lễ hội quần chúng, thì Vesak 2014 được ưu thế về lễ hội quần chúng khá phong phú hơn là nghị trường. Tuy Vesak có mặt của Ngài Pháp vương Gyalwang Drukpa và 95 quốc gia tham dự, nhưng cũng không tạo được một nét sâu lắng như 2008 xuất hiện Tăng đoàn tâm linh Làng Mai làm cả hội trường im phăng phắt một cách trang trọng.

 Cung cách phục vụ Đại biểu rất tốt nhưng vận chuyển quá xa từ Hà Nội gần 100km làm cho Đại biểu có phần mệt mõi. Về phương diện vật chất như ẩm thực, cư trú, vận chuyển đều đạt yêu cầu, nhưng do cảnh trí thiên nhiên nặng tính du lịch làm cho đa số đại biểu chú tâm ngoại cảnh hơn là nội dung buổi lễ. Một số Đại biểu lần đầu tiên đến Việt Nam chứng kiến cảnh trí thiên nhiên hoành tráng và không khí trong lành của núi đồi tạo sự thích thú như một chuyến du lịch miễn phí hơn là đóng góp tinh thần cho đại lễ.

Tất cả các khâu phục vụ cho Đại lễ đều năng động, nhiệt tình hết lòng và hiếu khách, nhưng đạt kết quả như mong muốn còn tùy thuộc vào nhiều tình tiết khách quan và kinh nghiệm tổ chức một sự kiện lớn.

Tấm lòng của người Việt nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng đều mong muốn thể hiện khả năng và tố chất cộng đồng đóng góp cho lý tưởng chung của Liên Hiệp Quốc trong mùa Vesak, muốn tạo gương mặt đẹp cho Phật giáo và dân tộc trước cái nhìn của thế giới, một ý tưởng cao đẹp như thế sẽ gắn liền vị thế chính trị Việt Nam trong cộng đồng thế giới trong hiện tại và tương lai. Vị thế PGVN được nâng cấp thì uy tin dân tộc cũng được tương thích.

Nếu sự kiện trọng đại nầy được tổ chức tại Sài gòn thì nhân sự, kinh nghiệm và mọi phương tiện sẽ có một sắc thái khác hơn; vì thế di tích lịch sử Bái Đính hay quảng bá khu du lịch Tràng An nhân mùa Vesak không hẳn sẽ mang lại thành quả “xuất sắc” tương xứng với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. Phải chấp nhận một sự thật mà không nên tự mãn những thành quả trước mắt.

Trong các phần trang trí, nếu chọn Hoa Lư làm điểm trình diễn thì những họa tiết, tranh ảnh không tương xứng với một di tích cổ ngàn năm. Nét văn hóa đời Lý, Trần kể cả tôn tượng Bổn sư thời Lý-Trần vẫn đủ nét văn hóa cổ kính tương xứng với vùng đất Hoa Lư cổ kính cho nét văn hóa Việt Nam cổ kính khi muốn giới thiệu cái cổ kính của khu du lịch Tràng an, thì lại vắng bóng. Ngoài một số tranh ảnh chùa cổ của Võ Văn Tường thì tất cả đều mang nét hiện đại muốn phô diễn cái phi hiện đại, đó là cái mâu thuẩn văn hóa cơ bản.

Trong cuộc hội thảo, một số câu hỏi cũng được đặt ra trước vấn đề Trung quốc xâm lăng vùng kinh tế biển của Việt Nam, tất cả đều giải thích trên tinh thần hòa bình, đối thoại và hiểu biết. Đó không phải là phương cách tốt trước động thái vô minh mà nhà nước Việt Nam bao năm qua cũng đã tỏ thiện chí mà không đạt kết quả. Vấn đề trước áp lực của kẻ vô minh đầy tham vọng, lòng từ bi của Phật giáo khó mà chuyển hóa nếu không có sự liên kết tinh thần chính trị với các quốc gia Phật giáo và các tôn giáo bạn. Trông chờ vào ý kiến đề bạt của Hiệp Hội Phật Giáo Trung Quốc với nhà nước Trung Quốc như sự giải thích của TT. Thích Đức Thiện trong buổi họp báo với báo chí tại trung Tâm báo chí Bái Đính khi mà Phật Giáo Trung Quốc chỉ là một Hiệp hội chứ không là Giáo Hội thì tiếng nói đó chỉ là tiếng kêu giữa sa mạc nếu không nói Hiệp hội đó chỉ là vật trang sức của một chế độ không có quyền góp ý. Có lẽ vì thế, đoàn Phật giáo Trung Quốc đã phải bỏ dở cuộc họp quay về nửa chừng ngại các đại biểu đặt vấn đề nóng bỏng hiện nay tại biển Đông.

Về hình thức thì Đại lễ khai mạc rất hoành tráng, kết thúc bằng điệu múa quá dài và đại biểu nước ngoài chưa chắc hiểu được dụng ý của tuồng diễn. Cái được và chưa được luôn đi liền nhau, nhưng dẫu sao, Thực hiện Đại lễ của Phật Giáo Việt Nam cũng đã nói lên sự trưởng thành, lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm của mình với dân tộc trước những khó khăn chung hiện nay. Vì Vậy cái xuất sắc của Đại lễ không nằm trong tổ chức và thành quả của đại lễ mà là tấm lòng của Phật Giáo Việt Nam, quần chúng Phật tử hiện nay trước tiền đồ dân tộc bị vây bọc bởi những tham vọng vô minh của kẻ hiếu chiến.

vesak_2014-be_mac_09

Chúc mừng sự thành công của những tấm lòng để có thêm kinh nghiệm cho những trách nhiệm trọng đại về sau.

MINH MẪN 10/5/2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10138)
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 12722)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12797)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 10993)
Hiện tình Việt Nam là nguy cơ hơn bao giờ hết, vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn và về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương. Lý do chính là vì lãnh đạo đất nước đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng...
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12877)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 12566)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo và Xây Dựng Hoà Bình Thế Giới, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Bái Đính, Ninh Bình ngày 9.5.2014 và in trong Buddhist Contribution to Global Peace Building,
25 Tháng Năm 2014(Xem: 8385)
Sau thành công của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008, Ủy ban Tổ chức quốc tế (IOC) bao gồm đại diện của các truyền thống Phật giáo ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ...