Trở về mục lục
● Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014 ĂN ĐỘNG VẬT: QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ PHẬT GIÁO Dhammacarini Amoghamati Traud-Dubois * Trần Tiễn Khanh dịch (Tham Luận Vesak Liên Hiệp Quốc 2014) SẢN XUẤT THỊT GÂY HÂM NÓNG TOÀN CẦU “Hoạt động chăn nuôi có tác động đáng kể trên hầu như tất cả các khía cạnh của môi trường, bao gồm không khí, biến đổi khí hậu, đất đai, đất, nước và đa dạng sinh học. Tác động có thể trực tiếp, thông qua ăn cỏ chẳng hạn, hoặc gián tiếp, chẳng hạn như việc mở rộng sản xuất đậu nành làm thức ăn đã thay thế rừng ở Nam Mỹ. Tác động chăn nuôi đối với môi trường rất lớn, nó đang phát triển và thay đổi nhanh chóng. Nhu cầu toàn cầu đối với thịt, sữa và trứng gia tăng do tăng thu nhập, phát triển dân số và đô thị hóa.”9 Theo một báo cáo được công bố bởi Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO), ngành chăn nuôi tạo ra khí thải nhà kính tương đương với CO2, nhiều hơn so với toàn bộ ngành giao thông: 18 phần trăm 10, trong khi các nghiên cứu khác chỉ định nhiều hơn nữa. Chăn nuôi cũng là nguồn suy thoái của đất và nước. Sự tăng trưởng nhanh chóng nhu cầu sản phẩm chăn nuôi đã gây ra sự gia tăng lớn về số lượng loài động vật và khai thác đồng cỏ tự nhiên hoặc rừng để chăn nuôi gia súc. Việc tiêu thụ thịt trên thế giới đang gia tăng các tác động có hại. Hiện nay, 70% diện tích đất canh tác trên thế giới được sử dụng để sản xuất thức ăn gia súc, vì thế nó tác động trực tiếp đến MDG 1. 11 Giá trên thị trường thế giới cho tất cả nông phẩm chính gia tăng đáng kể và có lẽ hầu hết sẽ tiếp tục tăng như vậy. Nông nghiệp toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức và sự nóng lên toàn cầu sẽ tiếp tục làm phức tạp việc này. Một thực tế thường bị bỏ quên, rằng sản xuất thịt đòi hỏi đầu vào nhiều hơn so với các loại cây trồng. Để có một kg thịt cần vô số thức ăn. Một ha đất canh tác có thể trồng và cung cấp thức ăn trực tiếp cho 30 người. Nếu cùng số lượng cây trồng được sử dụng làm thức ăn cho gia súc thì chỉ có 7 người sống từ đầu ra. 12 Sản xuất thịt gây ô nhiễm môi trường 10 lần hơn so với trồng rau. Do đó thịt và sữa gây ra 80% khí nhà kính (GHG) của nông nghiệp. Tiêu thụ nước cho gia súc, thức ăn của chúng cũng như ô nhiễm nước do súc vật gia tăng cực kỳ nhanh. “Sản xuất thịt bằng công nghiệp là một trong những ngành gây thiệt hại nhiều nhất tài nguyên nước ngày càng khan hiếm của trái đất, góp phần trong số những thứ làm ô nhiễm nước và sự thoái hóa các rạn san hô. Tác nhân ô nhiễm chính là chất thải động vật, kháng sinh, hormone, hóa chất từ xưởng thuộc da, phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng để phun cây trồng làm thức ăn.” 13 Nhìn chung, kinh doanh gia súc toàn cầu góp phần rất lớn đến tổng lượng phát thải khí nhà kính. Ví dụ, để sản xuất một lít sữa bò phát ra khí thải nhà kính 5 lần so với một lít sữa đậu nành. Tất cả số liệu được công bố bởi FAO cho đến nay đều bảo thủ và không xem xét tác dụng phụ có hại. Ví dụ, sự hô hấp của súc vật đã không được bao gồm, mặc dù nó chiếm 8,8 triệu tấn CO2 được phát thải thêm. Phân tích gần đây của Worldwatch (Goodland và Anhang) cho rằng gia súc và các sản phẩm phụ trong thực tế thải ra ít nhất 32,6 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm, tương đương với 51 phần trăm khí thải nhà kính trên toàn thế giới hàng năm.14 Điều này có nghĩa, sản xuất thịt và sữa đóng góp vào sự ấm lên toàn cầu hơn bất kỳ hoạt động khác của con người. Đó là lý do duy nhất cho sự thay đổi khí hậu. Sản xuất thịt toàn cầu hiện nay là 300 triệu tấn, có khả năng tăng gấp đôi đến năm 2050 do dân số ngày càng tăng, thu nhập cao hơn, và nhu cầu tăng cao của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ. 15 Ít nhất 80% tăng trưởng trong ngành chăn nuôi là từ hệ thống chăn nuôi công nghiệp chuyên sâu, đông đúc, và thường tàn nhẫn. Chúng tiêu thụ lượng thức ăn và năng lượng nhiều hơn, trực tiếp cạnh tranh với sự khan hiếm đất, nước và tài nguyên thiên nhiên khác. Điều này có nghĩa, sẽ căng thẳng hơn bao giờ hết trên các hệ sinh thái, phá rừng nhiều hơn và suy giảm đa dạng sinh học. Thật đáng sợ. Ngày càng có nhiều người nhận ra rằng cần thiết phải bảo vệ môi trường. Hầu như không ai nghi ngờ thực tế của sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, những gì chúng ta có thể làm là gì? Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến môi trường, nếu chúng ta muốn làm điều gì đó chống lại sự nóng lên toàn cầu, ngay cả khi chúng ta chỉ cảm thấy khó chịu với những đau khổ mà nó ngụ ý, sau đó bằng cách chọn tránh ăn thịt, mỗi người sẽ đóng góp phần rất lớn cho biến đổi khí hậu. Như nhà văn Jonathan Safran Foer nói: “Bằng hiệu lực của chúng ta trong “thế giới động vật”- cho dù đó là sự đau khổ của động vật, hoặc các vấn đề đa dạng sinh học và sự phụ thuộc lẫn nhau của các loài mà tiến hóa bỏ ra hàng triệu năm để đạt sự cân đối có thể sống này - gần như không gì bằng các tác động của chế độ ăn uống mà chúng ta đã chọn. Cũng như không có gì chúng ta làm có khả năng trực tiếp gây đau khổ như việc ăn thịt động vật, không có sự lựa chọn hàng ngày nào mà chúng ta làm có tác động lớn hơn đến môi trường.” 16
XEM NGUYÊN VĂN BÀI THAM LUẬN: (PDF) Ăn động vật: Quan điểm môi trường và Phật giáo của Dhammacarini Amoghamati Traud-Dubois |