Trả lời báo Đức, ngày 07/09/2014, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tuyên bố ông muốn là nhà lãnh đạo tâm linh cuối cùng của định chế Lạt Ma hóa thân. Việc từ bỏ định chế Lạt Ma hóa thân có thể là một giải pháp cho phép Tây Tạng gia tăng dân chủ hóa và thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Nói chuyện với báo Đức « Welt am Sonntag », ấn bản Chủ nhật của nhật báo « Die Welt », Đức Đạt Lai Lạt Ma nói : « Định chế Đạt Lai Lạt Ma tồn tại đã gần 5 thế kỷ. Truyền thống này có thể chấm dứt với vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rất được yêu mến ». Theo lời thuật của tờ báo, với nụ cười, lãnh tụ Tây Tạng 79 tuổi giải thích : « Giả như vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 xuất hiện và gây ảnh hưởng xấu trên cương vị này, thì toàn bộ định chế Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị khinh rẻ ».
Giải Nobel Hòa bình hiện đang sống lưu vong nhấn mạnh : « Định chế Đạt Lai Lạt Ma quan trọng chủ yếu vì (nắm được) quyền lực chính trị. Trong khi đó, tôi đã hoàn toàn từ bỏ quyền lực vào năm 2011, lúc tôi quyết định về nghỉ ». Ông khẳng định rõ : « Định chế Đạt Lai Lạt Ma đã hết thời ».
Theo nhiều nhà quan sát, ngay từ những năm 1990, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso đã có những bước chuẩn bị để « dân chủ hóa » triệt để định chế chính trị-tâm linh của chính quyền Tây Tạng lưu vong, đặc biệt với việc để cho cộng đồng bầu ra nhà lãnh đạo chính trị, tách sinh hoạt tôn giáo khỏi hoạt động chính trị. Tháng 3/2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 chính thức từ bỏ cương vị lãnh đạo chính trị.
Định chế tiếp nối quyền lực chính trị và tôn giáo tại Tây Tạng thông qua sự hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma qua các thế hệ bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVII, khi Tây Tạng còn phụ thuộc vào đế chế Mông Cổ. Đứng đầu định chế này là Đạt Lai Lạt Ma, người nắm cả quyền hành thế tục lẫn uy quyền tâm linh. Tuy nhiên, một nhân vật quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình này là Ban Thiền Lạt Ma. Đây chính là người lãnh đạo cuộc tìm kiếm một « hóa thân » mới của Đạt Lai Lạt Ma, sau khi « hóa thân » trước qua đời.
Năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã chỉ định một cậu bé 6 tuổi làm hóa thân thứ 11 của Ban Thiền Lạt Ma, nhằm chuẩn bị trước cho việc tìm người kế vị. Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau, chính quyền Trung Quốc đã bắt cóc người được chỉ định. Cũng cùng năm đó, Bắc Kinh chọn một cậu bé khác làm Ban Thiền Lạt Ma tương lai. Theo chính quyền Trung Quốc, ông Gyancain Norbu được coi là Ban Thiền Lạt Ma « chính thức » thứ 11 của Tây Tạng. Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng không thừa nhận người này.
Tháng 07/2011, trả lời phỏng vấn của kênh truyền thông NBC Hoa Kỳ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, đã tuyên bố sẽ đích thân chủ trì việc lựa chọn người kế nhiệm. Tiếp đó, trong chuyến công du Úc hồi tháng 6/2013, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố không loại trừ khả năng một vị nữ tu kế vị.
Tuyên bố hôm qua của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng càng khẳng định thêm ông muốn từ bỏ hẳn một truyền thống xa xưa của dân tộc mình, để mở cửa cho quá trình dân chủ hóa và cũng là cách để thoát hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh, muốn tiếp tục dùng truyền thống « lạt ma hóa thân » chi phối người Tây Tạng.
Chấm dứt truyền thống Lạt Ma hóa thân không có nghĩa là chấm dứt các truyền thông tâm linh Tây Tạng nói chung. Năm 2012, báo chí từng đăng tải phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo đó, nhiều sư tăng trẻ tuổi có thể trở thành các lãnh đạo tâm linh của Phật giáo Tây Tạng.
Trọng Thành
(RFI)
BÀI ĐỌC THÊM:
Đạt Lai Lạt Ma Hy Hữu Trần Khải
Một vị sư đơn giản. Đúng vậy, ngài đã tự nhận như thế: Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng và là người được dân tộc Tây Tạng tin tưởng là hóa thân của Đức Quan Âm Bồ Tát, nhiều lần tự nhận rằng ngài chỉ là một vị sư đơn giản.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong tác phẩm “Phát Tâm Bồ Đề”, qua bản Việt dịch của dịch giả Đặng Hữu Phúc trên Thư Viện Hoa Sen có đoạn viết rất mực khiêm tốn, khi so với vị trí lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng của ngài:
“Về phần tôi, tôi không thể tuyên bố đã thật chứng tâm bồ đề/tâm tỉnh biết (the awakening mind or bodhichitta). Tuy nhiên tôi có một lòng ngưỡng mộ sâu sắc tâm bồ đề. Tôi cảm thấy rằng sự ngưỡng mộ tâm bồ đề mà tôi có là sự giàu có của tôi và là một suối nguồn cho can đảm của tôi. Đây cũng là căn bản của hạnh phúc của tôi; nó có khả năng giúp tôi làm cho các người khác hạnh phúc, và nó là yếu tố làm cho tôi thấy hài lòng và vui vẻ. Tôi dốc lòng tận tụy và cam kết với lí tưởng vị tha. Bất kể đau yếu hoặc khoẻ mạnh, càng già đi, hoặc ngay cả ở vào thời điểm chết, tôi sẽ vẫn tiếp tục cam kết với lí tưởng này. Tôi tin rất chắc chắn rằng tôi sẽ vẫn luôn luôn duy trì lòng ngưỡng mộ sâu sắc của tôi với với lí tưởng phát tâm bồ đề. Về phần bạn, các bạn của tôi, tôi cũng muốn kêu gọi các bạn cố gắng có khả năng an trú với tâm bồ đề. Hãy nỗ lực, nếu bạn có thể, lưu xuất một trạng thái vị tha và đại bi của tâm như thế.”(hết trích)
Tuy rằng, như ngài nói, “tôi sẽ vẫn tiếp tục cam kết với lí tưởng này,” bây giờ định chế Đạt Lai Lạt Ma đang bị ngài đẩy vào quá khứ.
Bản tin RFI cho biết, ý muốn của ngài là từ bỏ định chế Lạt Ma hóa thân. RFI viết:
“Trả lời báo Đức, ngày 07/09/2014, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tuyên bố ông muốn là nhà lãnh đạo tâm linh cuối cùng của định chế Lạt Ma hóa thân. Việc từ bỏ định chế Lạt Ma hóa thân có thể là một giải pháp cho phép Tây Tạng gia tăng dân chủ hóa và thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Nói chuyện với báo Đức «Welt am Sonntag», ấn bản Chủ nhật của nhật báo «Die Welt», Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: «Định chế Đạt Lai Lạt Ma tồn tại đã gần 5 thế kỷ. Truyền thống này có thể chấm dứt với vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rất được yêu mến». Theo lời thuật của tờ báo, với nụ cười, lãnh tụ Tây Tạng 79 tuổi giải thích: «Giả như vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 xuất hiện và gây ảnh hưởng xấu trên cương vị này, thì toàn bộ định chế Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị khinh rẻ».
Giải Nobel Hòa bình hiện đang sống lưu vong nhấn mạnh: «Định chế Đạt Lai Lạt Ma quan trọng chủ yếu vì (nắm được) quyền lực chính trị. Trong khi đó, tôi đã hoàn toàn từ bỏ quyền lực vào năm 2011, lúc tôi quyết định về nghỉ». Ông khẳng định rõ: «Định chế Đạt Lai Lạt Ma đã hết thời ».
Theo nhiều nhà quan sát, ngay từ những năm 1990, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso đã có những bước chuẩn bị để «dân chủ hóa» triệt để định chế chính trị-tâm linh của chính quyền Tây Tạng lưu vong, đặc biệt với việc để cho cộng đồng bầu ra nhà lãnh đạo chính trị, tách sinh hoạt tôn giáo khỏi hoạt động chính trị. Tháng 3/2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 chính thức từ bỏ cương vị lãnh đạo chính trị.
Định chế tiếp nối quyền lực chính trị và tôn giáo tại Tây Tạng thông qua sự hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma qua các thế hệ bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVII, khi Tây Tạng còn phụ thuộc vào đế chế Mông Cổ. Đứng đầu định chế này là Đạt Lai Lạt Ma, người nắm cả quyền hành thế tục lẫn uy quyền tâm linh. Tuy nhiên, một nhân vật quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình này là Ban Thiền Lạt Ma. Đây chính là người lãnh đạo cuộc tìm kiếm một «hóa thân» mới của Đạt Lai Lạt Ma, sau khi «hóa thân» trước qua đời.
Năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã chỉ định một cậu bé 6 tuổi làm hóa thân thứ 11 của Ban Thiền Lạt Ma, nhằm chuẩn bị trước cho việc tìm người kế vị. Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau, chính quyền Trung Quốc đã bắt cóc người được chỉ định. Cũng cùng năm đó, Bắc Kinh chọn một cậu bé khác (cùng tuổi và cùng làng với cậu bé kể trên) làm Ban Thiền Lạt Ma tương lai. Theo chính quyền Trung Quốc, ông Gyancain Norbuđược coi là Ban Thiền Lạt Ma «chính thức» thứ 11 của Tây Tạng. Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng không thừa nhận người này.
Tháng 07/2011, trả lời phỏng vấn của kênh truyền thông NBC Hoa Kỳ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, đã tuyên bố sẽ đích thân chủ trì việc lựa chọn người kế nhiệm. Tiếp đó, trong chuyến công du Úc hồi tháng 6/2013, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố không loại trừ khả năng một vị nữ tu kế vị.
Tuyên bố hôm qua của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng càng khẳng định thêm ông muốn từ bỏ hẳn một truyền thống xa xưa của dân tộc mình, để mở cửa cho quá trình dân chủ hóa và cũng là cách để thoát hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh, muốn tiếp tục dùng truyền thống «lạt ma hóa thân» chi phối người Tây Tạng.
Chấm dứt truyền thống Lạt Ma hóa thân không có nghĩa là chấm dứt các truyền thống tâm linh Tây Tạng nói chung. Năm 2012, báo chí từng đăng tải phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo đó, nhiều sư tăng trẻ tuổi có thể trở thành các lãnh đạo tâm linh của Phật giáo Tây Tạng.”(hết trích)
Trong khi đó, khi chúng ta nhìn lại lịch sử nhân loại, đã và đang, và sẽ luôn luôn có những người tự nhận là cõi trên xuông... và bây giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14, người được dân tộc Tây Tạng tin là một hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, tuyên bố rằng ngài sẽ là vị cuối cùng...
Một cách nào đó, ngài tin rằng định chế dân chủ là tuyệt vời nhất, thích nghi nhất cho nhân loại.
Tự Điển Bách Khoa Mở ghi về truyền thống này:
“Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý"...”
Xóa bỏ một truyền thống nhiều trăm năm của một dân tộc, của một hệ phái Phật Giáo... thật không dễ. Phải là một người có tâm Phật mới làm được như thế -- vì sự tồn vong của dân tộc Tây Tạng, và vì nhìn thấu được những tương lai bất ổn khi truyền thống này đối mặt với chế độ sắt máu của Trung Quốc.
Sang năm, ngày 6 tháng 7 năm 2015, sẽ là sinh nhật thứ 80 của ngài... Cùng với dân tộc Tây Tạng, và cùng vơi truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, ngài đã trải qua và đã chứng kiến quá nhiều biến động của sinh tử tồn vong. Ngài đã làm những việc khó làm trong 80 năm đó, đã cưu mang tâm Bồ đề lớn rộng và giữ gìn đôi mắt trí tuệ nhìn xa khó đo lường. Thế gian hy hữu vậy.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.