Video Vẫy Tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh

04 Tháng Giêng 201510:52(Xem: 23963)
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP 
"ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH"
Các bước tập cụ thể như sau
Hai bàn chân để xích ra bằng khoảng cách của hai vai. 
Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay về phía sau. 
Bụng dưới thót lại, lưng thẳng, bụng trên co lên, cổ lỏng, đầu miệng trong trạng thái bình thường. 

Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót chân sát đất, bắp chân và đùi căng thẳng. 
Hai mắt chọn một điểm đàng xa để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào ngón chân bám đùi vế chắc, lỗ đít thót và nhẩm đếm. 

Dùng sức vẫy tay về phía sau, để hai tay trở hai phía trước theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức, chân vẫn lấy gân, hậu môn co lên không lòi. 

Vẫy tay từ 300-400-500-600 dần dần lên tới 1.000 cái vẫy tay, ước chừng 30 phút. 

Phải có quyết tâm tập đều đặn, lần vẫy tay dần dần tăng lên không miễn cưỡng vì "dục tốc bất đạt", nhưng cũng không tùy tiện bữa tập nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ bệnh, vì thế dễ làm mất lòng tin trong việc luyện tập, như vậy khó có kết quả. 

Bắt đầu luyện tập cũng không nên dùng tận lực tàm tổn thương các ngón chân (nên sau buổi tập vân vê các ngón chân, tay, mỗi ngón chín lần). Nôn nóng mong muốn khỏi bênh ngay mà dùng quá sức cũng không đưa lại kết quả mong muốn. Có quyết tâm, nhưng phải từ từ tiến lên mới là đúng cách, sẽ thu được kết quả mỹ mãn.

Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán, thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến "trên nhẹ dưới nặng" là sai và hỏng.

Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thường thường có trung tiện, hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng... đấy là hiện tượng bình thường đừng ngại.

Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên, đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với "trên nhẹ dưới nặng". Đây là quy luật của sinh lý hợp với vũ trụ "thiên khinh địa trọng".
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Ba 2021(Xem: 3503)
05 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 6388)
09 Tháng Năm 2016(Xem: 7721)
Ngày 26/04/2016 (nhằm ngày 20/03 Bính Thân) nằm trong chương trình tu học của khóa tu Phật thất lần thứ 82, chùa Hoằng Pháp tiếp tục thực hiện chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 10 với chủ đề: “Cây Đời Mãi Xanh”. Nhân vật chính trong chương trình lần này là Phật tử Nhà giáo, Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Hậu, pháp danh Phúc Lương Nhã.