- Lời Giới Thiệu
- Buổi Tối Thứ Nhất Lời Dạy Mở Đầu
- Buổi Tối Thứ Hai Bát Chánh Đạo
- Buổi Sáng Thứ Ba Bài Thực Tập: Cảm Thọ
- Buổi Tối Thứ Tư Sự Chú ý Đơn Thuần
- Buổi Sáng Thứ Năm Bài Thực Tập: Tư Tưởng
- Buổi Tối Thứ Năm Khái Niệm Và Thực Tại
- Buổi Sáng Thứ Sáu Bài Thực Tập: Đối Tượng Của Cảm Giác
- Buổi Tối Thứ Bảy Những Mẩu Chuyện
- Buổi Sáng Thứ Tám Bài Thực Tập: Tác ý
- Buổi Sáng Thứ Chín Bài Thực Tập: Ăn Trong Chánh Niệm
- Buổi Tối Thứ Chín Năm Triền Cái
- Buổi Sáng Thứ Mười Bài Thực Tập: Quán Tâm Thức
- Buổi Tối Thứ Mười Dũng Sĩ
- Buổi Sáng Thứ Mười Một Trò Chơi Định Tâm
- Buổi Tối Thứ Mười Hai Ba Trụ Pháp: Ba-la-mật
- Buổi Tối Thứ Mười Ba Sự Tương Đồng
- Buổi Tối Thứ Mười Bốn Tứ Diệu Đế
- Buổi Tối Thứ Mười Lăm Sự Cương Quyết Nửa Vời
- Buổi Tối Thứ Mười Sáu Nghiệp Báo
- Buổi Tối Thứ Mười Bảy Bài Thực Tập: Hôn Trầm
- Buổi Tối Thứ Mười Tám Sự Trong Sạch Và Hạnh Phúc
- Buổi Tối Thứ Mười Chín Tín Ngưỡng
- Buổi Tối Thứ Hai Mươi Mốt Thập Nhị Nhân Duyên
- Buổi Tối Thứ Hai Mươi Hai Cái Chết Và Lòng Từ Bi
- Buổi Tối Thứ Hai Mươi Lăm Đạo
- Buổi Tối Thứ Hai Mươi Sáu Thất Giác Chi
- Buổi Tối Thứ Hai Mươi Chín Con Đường Của Phật
- Buổi Sáng Thứ Ba Mươi Kết Thúc
BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN
Joseph Goldstein
Nguyễn Duy Nhiên Việt dịch
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2008
Buổi tối thứ mười bảy
Mỗi khi có một cơn đau xuất hiện ở đâu đó trong thân, ta thường có khuynh hướng
phản ứng bằng cách căng thẳng những bắp thịt ở một nơi khác. Vì vậy, thỉnh
thoảng ta nên buông thư, thả lỏng toàn thân, từng bộ phận một, buông thả sự
căng thẳng tích tụ vì những phản ứng sâu kín đối với các cảm giác khó chịu. Nhờ
vậy ta có thể tiếp tục ngồi lại mà quán chiếu các hiện tượng một cách dễ dàng
hơn.
Hãy tận dụng những giờ ngồi yên của mình để ngồi yên hoàn toàn không cử động
hay nhúc nhích. Sự quyết tâm này sẽ làm gia tăng sức mạnh của tâm trên nhiều
lãnh vực khác nhau. Sự tinh tấn và năng lực sẽ được thêm vững mạnh, và sự yên
lặng của thân sẽ làm tăng trưởng định lực và chánh niệm. Thông thường thì thân
ta phản ứng đối với mọi cảm giác hay cảm thọ khó chịu, dù chúng thật nhỏ nhặt,
bằng cách nhúc nhích thân thể. Nhưng chúng ta ít khi ý thức được tiến trình đó:
cảm thấy hơi khó chịu, cho nên đổi tư thế một chút. Bằng cách cương quyết không
cử động trong một giờ đồng hồ, chúng ta sẽ không thể nào trốn chạy, chúng ta
buộc phải ý thức những giây phút khó chịu ấy và những phản ứng của ta đối với
chúng. Bạn cũng có thể tăng những giờ ấy lên. Nếu bạn thấy dễ dàng hơn, hãy
quyết định ngồi lâu hơn.
Khi định lực phát triển, đôi khi tâm có thể rơi vào một trạng thái dễ chịu
giống như mê ngủ. Đây chính là hôn trầm. Bạn có thể ngồi được thật lâu trong
trạng thái này. Hãy tỉnh thức, đừng để chánh niệm bị xao lãng. Khi nào bạn cảm
thấy mình đang đi vào trạng thái hôm trầm, hãy cố gắng gia tăng chánh niệm, để
lúc nào cũng ý thức được những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại. Được như
vậy, trí tuệ sẽ phát triển, ta sẽ kinh nghiệm được tức khắc sự sinh diệt của tư
tưởng, của cảm thọ, hơi thở, những trạng thái của tâm thức.
Đừng để tâm rơi vào trạng thái hôn trầm. Điều này có thể xảy ra khi ta ngồi yên
quá lâu. Hãy giữ chánh niệm. Đó chính là căn bản của trí tuệ. Phải luôn giữ một
ý thức sáng suốt.