TÓM TẮT NĂM UẨN

22 Tháng Tám 202016:37(Xem: 9087)
TÓM TẮT NĂM UẨN
Chơn Tín Toàn


blankThế giới này là thế giới của Ngũ uẩn. Cuộc sống này là cuộc sống của ngũ uẩn. Do không thấy biết rõ về ngũ uẩn nên tâm bị ngũ uẩn chi phối và dẫn dắt tạo ra những thế giới với những đời sống vô thường, bấp bênh và bất an.
Thân tâm này được gọi là thân tâm ngũ uẩn. Phần thân thì thuộc về sắc uẩn, Phần tâm mà chúng sanh thường hay tự xưng tâm mình đó là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Vì vậy thân tâm này được gọi là thân năm uẩn. Thân năm uẩn này có mặt là do tâm vô minh, tâm hôn mê, tâm không nhìn thấy rõ ngũ uẩn đang có mặt, đang vận hành và đang chi phối như thế nào trong tâm. Do không nhìn thấy trọn vẹn về ngũ uẩn nên tâm thèm khát về ngũ uẩn, khi ngũ uẩn này bị hoại diệt thì đi tìm kiếm những thân ngũ uẩn mới..
Sự sống của các thân ngũ uẩn này là sự sống của tham sân si, khi tham sân si có mặt thi những thân ngũ uẩn vô thường này sẽ có mặt, khi tham sân si được đoạn diệt thì những thân ngũ uẩn vô thường này cũng sẽ được chấm dứt.

Ngũ uẩn gồm:

1- Sắc uẩn (Rūpakkhanda): chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại ( đất, nước, gió, lửa) tạo thành. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sắc thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức.

2- Thọ uẩn (vedanākkhanda), tức là toàn bộ các cảm giác, cảm xúc trong thân tâm. Cảm giác dễ chịu, thoải mái được gọi là LẠC THỌ. Cảm giác khó chịu, bức xúc gọi là KHỔ THỌ. Cảm giác không dễ chịu, không khó chịu, thường thường gọi là THỌ KHÔNG KHỔ KHÔNG LẠC.

3- Tưởng uẩn (Saññākkhanhdha): là những bóng dáng ẩn ẩn, hiện hiện trong tâm, đó là những bóng dáng của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (pháp trong trường hợp này là thọ, tưởng, hành) là nhóm tế bào não hoạt động khi ngủ là chủ yếu, nó hoạt động tạo nên cái biết trong mơ và sự hình dung, tưởng tượng.

4- Hành uẩn (Saṅkhārakkhandha): Hành là ý hành, đó là hành trong ngũ uẩn. Ý hành này là những lời nói trong tâm. Hành được xem là một ý định, một chủ tâm có thể dẫn tới một tạo tác. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác.

5- Thức uẩn ( Viññānakhandha): là sự rõ biết, sự hay biết, sự biết. Thức uẩn gồm có: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, và ‎ ý thức.

Click vào đường link dưới đây để xem thêm:
TomTat5Uan

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6540)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6604)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6372)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8818)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25395)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9294)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6309)