5. Phẩm Tọa Thiền

13 Tháng Năm 201000:00(Xem: 49416)

PHÁP BẢO ĐÀN KINH
Minh Trực Thiền Sư Việt dịch

 

5. Phẩm Tọa Thiền 
(Pháp ngồi tu Thiền Định) 

Đại Sư bảo đại chúng rằng: “Pháp môn Tọa Thiền này nguyên là chẳng trước tâm, cũng chẳng trước tịnh, cũng chẳng phải chẳng động. Nếu nói trước tâm, thì tâm nguyên là giả. Biết rằng cái tâm như là huyễn, cho nên không có chỗ nào mà trước được. Bằng nói trước tịnh, thì tánh người vốn tịnh. Chỉ bởi vọng niệm nên thể Chơn Như mới bị lấp che. Nếu không có vọng tưởng, thì tánh tự nhiên thanh tịnh. Khởi tâm trước tịnh, thì sanh ra cái vọng về chỗ tịnh. Cái vọng không có xứ sở, trước ấy là vọng. Cái tịnh không có hình tướng, bởi lập ra tướng tịnh mới gọi là công phu. Sự thấy hiểu ấy làm ngăn trở Bổn Tánh mình, và cái tịnh trở thành trói buộc mình vậy. 

Chư Thiện tri thức, tu hành mà chẳng vọng động, nghĩa là lúc thấy cả mọi người mà chẳng thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người, tức là tánh mình chẳng động. 

Chư Thiện tri thức, người mê muội, thân tuy chẳng động, mà khi mở miệng ra, thì nói chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu của người, thế là làm trái nghịch với Đạo. Bằng trước tâm chấp tịnh, tức là làm ngăn lấp cái Đạo vậy. “ 

Sư bảo chúng rằng: “Chư Thiện tri thức, sao gọi là Ngồi Thiền? Trong pháp môn này không có chỗ nào ngăn, không có sự gì cãn. Ngoài đối với cả thảy các điều lành dữ, các cảnh giới mà tâm chẳng khởi vọng niệm, gọi là Ngồi. Trong thấy, tánh mình chẳng động, gọi là Thiền. 

Chư Thiện tri thức, sao gọi là Thiền Định? Ngoài lìa tướng là Thiền, trong không tán loạn là Định. Nếu ngoài trước tướng, thì trong tâm tán loạn. Bằng ngoài lìa tướng, thì trong tâm không tán loạn. Bổn tánh vốn tự định, chỉ thấy cảnh rồi nghĩ cảnh, nên mới tán loạn. Nếu thấy các cảnh giới mà tâm không tán loạn, thế mới là thiệt Định. 

Chư Thiện tri thức, ngoài lìa tướng tức là Thiền, trong không tán loạn tức là Định. Ngoài Thiền trong Định tức là Thiền Định. Kinh Bồ Tát Giới nói: “Bổn Tánh của ta tự nhiên thanh tịnh.” 

Chư Thiện tri thức, trong niệm niệm tự mình thấy Bổn tánh thanh tịnh, tự mình tu, tự mình hành, tự mình thành Phật Đạo.” 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Bảy 2018(Xem: 6326)
08 Tháng Năm 2018(Xem: 6806)
23 Tháng Giêng 2018(Xem: 7503)
23 Tháng Mười 2017(Xem: 5957)
Thủ Lăng Nghiêm nói cho đủ là Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh. Đời Đường ngài Bát Thích Mật Đế dịch kinh này từ Phạn văn sang Hán văn, gồm 10 quyển là hạt ngọc vô giá đối với các hành giả trong Tông môn, nhằm xiển minh tâm tính bản thể của mình. Vì vậy, tên Kinh này cũng là danh xưng thường gọi một thứ Chính định, đó là Chính định Thủ Lăng Nghiêm. Xưa nay trong tùng lâm lịch đại liệt Tổ đều ngưỡng mộ Kinh này và được lưu hành xuyên suốt thời không gian.
30 Tháng Tám 2017(Xem: 5998)
11 Tháng Tám 2017(Xem: 6577)