Đôi Lời Của Dịch Giả

06 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 17748)

ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN
Giới Thiệu 139 Kinh Điển Phật Giáo

Hán dịch: Thích Ấn Hải, Thích Nguyện Quỷnh
Việt dịch: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triêt Học Thế Giới xuất bản 1999

Đôi Lời Của Dịch Giả

Đại Tạng Kinh hiện là một kho tàng pháp bảo vô giá của Phật giáo. Lẽ ra, với một kho tàng pháp bảo vô giá như thế, Đại Tạng Kinh này cần và đã phải được dịch sang Việt ngữ từ lâu, nhưng rất tiếc, vì hoàn cảnh chiến tranh, lệ thuộc, áp bức, v.v... mà mãi đến nay Đại Tạng Kinh ấy vẫn chưa được chuyển dịch trọn vẹn sang Việt ngữ; trong khi đó, một số các quốc gia khác như Đại Hàn, Nhật Bổn, Trung Hoa, v.v... đều đã có từ lâu một bộ Đại Tạng được phiên dịch sang tiếng mẹ đẻ của họ, chẳng những thế, họ còn bỏ công nghiên cứu và tóm lược nội dung của toàn bộ Kinh, Luật, Luận trong Đại Tạng nhằm giới thiệu đến mọi tầng lớp Phật tử như tác phẩm giá trị này chẳng hạn.

Sự vắng bóng của một bộ Đại Tạng bằng tiếng mẹ đẻ là một thiếu sót lớn đối với Phật Giáo Việt Nam và không những thế, còn là một thiệt tḥi không kém cho những ai muốn nghiên tầm toàn bộ tư tưởng Phật giáo nhưng không đủ khả năng ngoại ngữ.

Như nêu trên, Đại Tạng Kinh Nhập Môn là một tặng phẩm vô giá cho những ai muốn tìm hiểu một cách tổng quát về Tam Tạng Kinh Điển của Phật Giáo. Dĩ nhiên, đây chưa phải là tác phẩm trình bày đầy đủ về Đại Tạng, nhưng, như bản hoài của Hiệp Hội Truyền Giáo, chắc chắn trong một tương lai không xa, những tác phẩm tương tự sẽ tiếp tục xuất bản để đáp ứng thỏa đáng những khát vọng tu học chân chính của mọi Phật tử.

Gần đây, có một số tôn đức đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Hy vọng trong một tương lai gần, những giấc mơ chánh đáng sẽ biến thành hiện thực.

Trong khi chờ đợi một Đại Tạng bằng Việt ngữ xuất hiện, chung ḥa với niềm thao thức của mọi người, chúng tôi cố gắng chuyển dịch quyển Đại Tạng Kinh Nhập Môn giá trị này như là một đóng góp nhỏ trong việc truy cứu cần thiết cho những ai đã, đang, và sẽ khát cầu giáo pháp như thật của đức Phật. Dù tự biết khả năng hữu hạn, thời lượng eo hẹp, dịch giả vẫn cố gắng phiên dịch trong tinh thần thượng cầu hạ hóa. Rất mong các bậc cao minh bi mẫn bổ chính.

Tất cả công đức nếu có trong phần dịch thuật, xin hồi hướng lên mười phương Chư Phật để cầu nguyện cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sớm được phục hoạt nhằm tiếp tục sứ mệnh thiêng liêng cao cả của mình đối với dân tộc và nhân sinh.

Cầu nguyện mọi loài có được đời sống an lành trong ánh hào quang nhiệm mầu của chánh pháp.

Cẩn bút,

Thích Viên Lý

Tu viện Bảo Pháp

Mùa Báo Hiếu PL 2543 – 1999
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Ba 2016(Xem: 4773)
Bồ-tát Quán Tự tại (Avalokitésvara) trong khi thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, vị ấy đã chiêm nghiệm: Đây là năm uẩn (skandha); và vị ấy thấy chúng là Không trong tự tính.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6111)
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6260)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 11024)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt. Phải biết rằng giới luật là bậc Thầy tối thượng. Dẫu có sống thêm ở đời bao nhiêu năm nữa, Như Lai cũng không ngoài mục đích răn dạy các vị về giới luật ấy thôi.
25 Tháng Mười 2015(Xem: 5994)
Tình cờ ngẫu nhiên mà đọc xong bản dịch kinh Khemaka của Cư sĩ Nguyên Giác đăng trong Thư Viện Hoa Sen, mới biết đây chính là 'Ts'ai-mo ching' mà hôm rày Tuệ Hạnh mới vừa kiếm ra. Trong tiểu sử của Đàm Ma Da Xá (Dhammayasas), có đoạn ghi ngài truyền 5 giới cư sĩ cho Trương Phổ Minh con gái của thứ sử Giao Châu Trương Mục (kh. tk 5),
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 6693)
Nếu là đệ tử Phật, Thì phải trì tụng tám điều này, Thì ở trong mỗi ý niệm, Tiêu diệt được vô lượng tội tỗi, Tiến thẳng tức khắc đến Tuệ giác, Mau chóng thành đạt sự giác ngộ trực tiếp, Vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử, Thường trụ an vui tịch tĩnh.