Lời Nói Đầu

06 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 17503)

ĐẠI TẠNG KINH NHẬP MÔN
Giới Thiệu 139 Kinh Điển Phật Giáo

Hán dịch: Thích Ấn Hải, Thích Nguyện Quỷnh
Việt dịch: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triêt Học Thế Giới xuất bản 1999



Lời Nói Đầu

Hiệp Hội Truyền Đạo Phật Giáo là một tổ chức không phân biệt tông phái chuyên chú vào việc hoằng dương Phật Pháp trên khắp thế giới, và, với mục đích này Hiệp Hội đã thi hành những hoạt động truyền đạo, bao gồm cả việc soạn thảo và lưu hành giáo lý của Đức Phật.

Trong số những hoạt động này, Hiệp Hội đã quyết định thực thi mọi công trình mới: phiên dịch sang Anh ngữ toàn bộ Hán dịch của Đại Tạng Kinh. VÌ vậy, một Ủy Ban Chuẩn Bị đã được thành lập vào tháng Tư năm 1982 để hoạch định những phối trí sơ khởi. Năm 1983, một Ủy Ban Biên soạn cũng theo đó thành lập, và từ đó công trình đã được tiến hành một cách nhiệt thành.

Việc dịch sang Anh ngữ và ấn loát Đại Tạng Kinh, mà muốn hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn thì quả thật là một việc khó khăn. Vì vậy, Hiệp Hội đã quyết định tuyển chọn 139 kinh điển Phật giáo đã được soạn ở Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản để lập thành Bộ Thứ Nhứt gồm 100 tập, để phiên dịch và sẽ xuất bản vào cuối năm 2000.

Mục đích của cuốn sách này là cung cấp những bài giới thiệu ngắn gọn về nội dung của 139 kinh điển đã được chuyển chọn, với hy vọng giúp độc giả hiểu tại sao những kinh điển đó đã được tuyển chọn cho Bộ Thứ Nhứt.

Chúng tôi thành tâm cầu mong rằng công trình lớn lao này sẽ không chấm dứt ở Bộ Thứ Nhứt, mà sẽ tiếp tục tới cùng và sẽ hoàn thành vào thời gian sớm nhất.

Sau cùng, tôi xin bày tỏ sự tri ân đối với Tiên Sinh S. R. Giebel vì đã phụ trách việc dịch cuốn sách này sang Anh ngữ.

Hoa Sơn Thắng Hữu

(Chủ Tịch Ủy Ban phiên dịch Đại Tạng

Kinh sang Anh ngữ Tháng 8 năm 1984)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 21044)
30 Tháng Năm 2016(Xem: 7317)
duc phat niet banĐây là những điều chính tôi được nghe: Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
30 Tháng Năm 2016(Xem: 5429)
Kinh Phật mênh mông như biển cả, dù ai có bỏ suốt cuộc đời để học hỏi cũng không thể thông suốt hết được. Tuy nhiên, trong cái mênh mông đó, cũng như nước biển cả lúc nào cũng hàm chứa vị mặn của muối, hết thảy kinh Phật đều cùng hàm chứa mùi vị của giải thoát, an lạc.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 5426)
Nam mô A Di Đà Phật, Là đệ tử Phật, ngày đêm con vẫn luôn cố gắng tụng niệm thực hành lời dạy của Phật. Mùa Phật đản năm nay ( Phật lịch năm 2560 ), con xin phép được ghi lại những hiểu biết của con khi tụng niệm Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
28 Tháng Ba 2016(Xem: 6703)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá. Ngoài ra còn có vô lượng vô biên chư đại Bồ-tát và thiên long bát bộ thảy đều đến vân tập. Lúc bấy giờ Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát đang ngồi ở giữa đại chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 5642)
Phẩm Vô Thường có 21 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói lúc tỉnh mà chạy theo dục vọng thì sẽ hôn ám mê loạn. Vinh hoa và tánh mạng đều khó có thể bảo hộ lâu dài. Duy chỉ có Đạo mới là chân thật.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 5351)
Lời đầu: Hiện nay chúng tôi đang có chương trình dịch thuật Phạn-Hán, quý Thầy, học Tăng trẻ tuổi, tâm huyết với ngành Phiên dịch Phạn-Hán, hoặc nghiên cứu Phật học, đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học, có nhu cầu muốn học tập, tìm hiểu, cộng tác làm việc liên quan đến dịch thuật, có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: tinhvien4557@gmail.com, để biết thêm thông tin. Cầu mong cho Phật pháp được trường tồn, lưu bố muôn nơi để lợi lạc cho muôn loài. Nam mô Bổn-sư Thích Ca Mâu Ni Phật