VÔ NGÔN - VÔ THUYẾT

30 Tháng Tám 201719:34(Xem: 5957)
VÔ NGÔN - VÔ THUYẾT
Phước Nguyên

blankDẫn: Theo Tinh thần Phật giáo Bắc truyền nói riêng, chúng ta thường nghe câu nói:" suốt bốn mươi chín năm Như Laikhông hề nói một chữ" và thực sự câu nói đó có xuất xứ ra sao và đức Phật vì sao tuyên bố như vậy? Chúng ta có thể đọc qua đoạn trích trong kinh Lăng-già tiếng Phạn dưới đây và mỗi người sẽ tự có những suy nghĩ hoặc những câu trả lời riêng cho mình.

*KINH VĂN

"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến đêm thể nghiệm hoàn toàn Niết-bàn, trong khoảng thời gian đó Như Lai không hề nói bất cứ một chữ nào, cũng không bao giờ thuyết giảng; Vì không thuyết giảng chính là sự thuyết giảng của Đức Phật. Vậy, theo ý nghĩa thâm mật nào mà Như Lai, bậc Chánh đẳng giác nói rằng không thuyết giảng chính là sự thuyết giảng của Đức Phật?

Đức Thế Tôn đáp: Này Mahāmati, bởi vì căn cứ trên hai điều có ý nghĩa thâm mật mà tuyên bố này được đưa ra. Hai điều đó là gì? (1) Sự tự chứng Pháp tính và một sự thâm mật khác là (2) Nguyên lý tồn tại (bản trụ) của Pháp tínhY theo hai điều có ý thâm mật trên mà tuyên bố ấy của ta được thiết lập

Thế nào là ý nghĩa thâm mật về sự tự chứng nghiệm Pháp tính? Điều gì mà các đấng Như Lai thể nghiệm thì chính điều ấy cũng đã được Ta thể nghiệm, trong đó không tăng trưởng, không tổn giảm. Vì cảnh vực của sự tự chứng nghiệm vượt ngoài ngôn ngữ và cấu trúc khái niệm, cũng chẳng liên hệ gì tới đến học thuyết nhị nguyên cả.

Thế nào là ý nghĩa về nguyên lý tồn tại của Pháp tính? Này Mahāmati, con đường cổ xưa của Pháp tínhvẫn luôn luôn ở đây trong mọi thời gian, nghĩa là bản tính của Pháp giống như vàng, bạc hay châu báuđược cất giữ ở trong mỏ khoáng. Này Mahamati, dù Như Lai xuất hiện hay Như Lai không xuất hiện thì giới tánh của Pháp vẫn thường trú, là pháp tướngpháp tínhpháp trụpháp vị vẫn ổn định, giống như những con đường trong một thành phố cổ đại. 

Này Mahāmati, giả sử có một người đang đi dạo trong một khu rừng và phát hiện ra một thành phố cổ với những con đường ngăn nắp trật tự, những con đường ấy có thể dẫn người đó đi vào thành phố và khi đã đi vào đó rồi, người ấy có thể nghỉ ngơi, tự mình hành xử như một công dân nơi đó và tận hưởng tất cả thú vui mà ở đó có thể mang lại. 

Này Mahāmati, ông nghĩ sao? Người này có chế tạo ra con đường dẫn vào thành phố mà anh ta đã đi và bao nhiêu thứ khác nhau trong thành phố ấy hay không?
Mahāmati thưa: Bạch Thế Tôn, dạ không!
Đức Thế Tôn dạy: Đúng như vậy, này Mahāmatti! Điều mà chính Ta và các đức Như lai khác đã thể nghiệm chính là nguyên lý tồn tại của pháp tính này, là pháp trụpháp vị, là chân như, là thực tế, là sự thực. 


Do đó, này Mahamati, Ta tuyên bố rằng rằng từ đêm Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến đêm Như Lai thể nghiệm hoàn toàn Niết-bàn, trong khoảng thời gian ấy, Như Lai đã không nói một chữ nào và nhất định cũng sẽ không bao giờ thuyết giảng

Cho nên nói [hai chỉnh cú] thế này: 
/7/ Từ đêm giác ngộ đến khi Niết-bàn, trong khoảng thời gian ấy, Ta đã không tuyên bố bất cứ điều gì.
/8/ Đó là do ý nghĩa thâm mật về nguyên lý tồn tại của sự tự chứng nghiệm pháp tính đã được ta nói đến; về mặt này, giữa Ta và chư Phật không có bất cứ điều gì khác biệt cả.

(Phước Nguyên Dịch từ chương 3 anityatāparivarto nāma tṛtīyaḥ - Saddharmalaṅkāvatārasūtram, ed. by P.L. Vaidya, Darbhanga: The Mithila Institute, 1963, Buddhist Sanskrit Texts, 3)

* Nguyên văn:
punarapi mahāmatirāha-yadidamuktaṃ bhagavatā-yāṃ ca rātriṃ tathāgato'bhisaṃbuddho yāṃ ca rātriṃ parinirvāsyati, atrāntare ekamapyakṣaraṃ tathāgatena nodāhṛtam, na pravyāhariṣyati, avacanaṃ buddhavacanamiti, tatkimidaṃ saṃdhāyoktaṃ tathāgatenārhatā samyaksaṃbuddhena avacanaṃ buddhavacanamiti ? bhagavānāha-dharmadvayaṃ mahāmate saṃdhāya mayaitaduktam | katamaddharmadvayam ? yaduta pratyātmadharmatāṃ ca saṃdhāya paurāṇasthitidharmatāṃ ca | idaṃ mahāmate dharmadvayaṃ saṃdhāyedamuktaṃ mayā | tatra svapratyātmadharmatānusaṃdhiḥ katamaḥ ? yattaistathāgatairadhigataṃ tanmayāpyadhigatamanūnamanadhikaṃ svapratyātmagatigocaraṃ vāgvikalparahitamakṣaragatidvayavinirmuktam | tatra paurāṇasthitidharmatā katamā ? yaduta paurāṇamidaṃ mahāmate dharmatāvanme hiraṇyarajatamuktākaravanmahāmate dharmadhātusthititā-utpādādvā tathāgatānāmanutpādādvā tathāgatānāṃ sthitaivaiṣāṃ dharmāṇāṃ dharmatā dharmasthititā dharmaniyāmatā | paurāṇanagarapathavanmahāmate | tadyathā mahāmate kaścideva puruṣo'ṭavyāṃ paryaṭan paurāṇaṃ nagaramanupaśyedavikalapathapraveśam | sa taṃ nagaramanupraviśet | tatra praviśya pratiniviśya nagaraṃ nagarakriyāsukhamanubhavet | tatkiṃ manyase mahāmate api nu tena puruṣeṇa sa panthā utpādito yena pathā taṃ nagaramanupraviṣṭo nagaravaicitryaṃ ca (anubhūtam) ? āha-no bhagavan | bhagavānāha-evameva mahāmate yanmayā taiśca tathāgatairadhigatam-sthitaivaiṣā dharmatā dharmasthititā dharmaniyāmatā tathatā bhūtatā satyatā | ata etasmātkāraṇānmahāmate mayedamuktam-yāṃ ca rātriṃ tathāgato'bhisaṃbuddho yāṃ ca rātriṃ parinirvāsyati, atrāntare ekamapyakṣaraṃ tathāgatena nodāhṛtaṃ nodāhariṣyati//
tatredamucyate -
yasyāṃ ca rātryāṃ dhigamo yasyāṃ ca parinirvṛtaḥ | 
etasminnantare nāsti mayā kiṃcitprakāśitam || 7 || 
pratyātmadharmasthititāṃ saṃdhāya kathitaṃ mayā |
taiśca buddhairmayā caiva na ca kiṃcidviśeṣitam || 8 ||

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 2015(Xem: 7386)
Hidden for centuries in a sealed-up cave in north-west China, this copy of the 'Diamond Sutra' is the world's earliest complete survival of a dated printed book. It was made in 868. Seven strips of yellow-stained paper were printed from carved wooden blocks and pasted together to form a scroll over 5m long.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 9843)
Những sinh viên học viện Phật giáo được khuyến khích học tiếng Sanskit (Phạn) ngay cả đối với sự hiểu biết cơ bản của ngôn ngữ là một sự hỗ trợ đáng kể trong việc tìm hiểu cả Kinh Văn Tây Tạng và Trung Quốc.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 8120)
25 Tháng Hai 2015(Xem: 7648)
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 5493)
Ngày xưa có một tỳ kheo, thông minh và đầy trí tuệ. Khi thầy lâm trọng bệnh, đệ tử hỏi thầy rằng: Thầy đắc đạo A-la-hán (4) được chưa ? Thầy trả lời: Chưa được. Đệ tử lại hỏi: Vậy Thầy đắc đạo bất hoàn chứ ? Thầy trả lời: Chưa đâu. Đệ tử lại thưa rằng: Thầy hành đạo cao và nổi tiếng, như vậy vì sao không thành chánh quả?
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9307)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên
15 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6617)
Sau quá trình khảo sát nghiêm túc về các bộ Đại tạng kinh Hán ngữ hiện có3, chúng tôi đã không phát hiện toàn văn của bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng. Đây là dấu hiệu sơ khởi cho thấy các nhà biên tập Đại tạng kinh đã có một sự thẩm sát đúng mực, khi không đưa bản kinh này vào Đại tạng kinh
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14771)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.