Giáo Nghĩa Của Tiểu Thừa Luật Bộ Và Đại Thừa Luật Bộ

18 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 12181)

LUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG
Soạn giả: HT. Thích Thanh Kiểm 

GIÁO NGHĨA CỦA TIỂU THỪA 
LUẬT BỘ VÀ ĐẠI THỪA LUẬT BỘ

I. GIÁO NGHĨA TIỂU THỪA LUẬT BỘ

Luật bộ lấy Luật tạng làm sở y, nên gọi là Luật. Khi Đức Phật còn tại thế, nhân những sự việc đã xảy ra mà chế giới, tùy cơ duyên mà giảng dạy. Sau khi Phật diệt độ, ngài Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng. Sau đó 100 năm, luật lại lần lượt chia ra nhiều bộ. Các bộ luật truyền tới Trung Quốc gồm có 4 bộ:

1.- Tát Bà Đa bộ tức luật Thập tụng

2.- Đàm Vô Đức bộ tức luật Tứ phần

3.- Ma Ha Tăng Kỳ bộ tức luật Tăng kỳ

4.- Di Sa Tắc bộ tức luật Ngũ phần.

Giáo nghĩa của giới luật không ngoài điều “Chỉ ác” và “Tu thiện”, hoặc gọi là “Chỉ trì” và “Tác trì”.

Chỉ trì là môn chỉ ác, tác trì là môn tu thiện. Trong môn chỉ trì lại chia ra Tăng Ni 2 giới. Hai thứ Chỉ trì và Tác trì này bao trùm hết thảy giới luật của 4 bộ kể trên. Nay đem phân loại theo nội dung đó như sau:

 Ngoài ra còn các bộ đại trước tác của Đạo Tuyên luật sư để khai triển về luật học cũng nằm trong 2 môn Chỉ trì và Tác trì này. Vì Ngài nương theo giáo nghĩa của Tứ phần luật làm căn bản. Trong luật Tứ phần có chia ra 4 bộ phận:

Phần đầu nói về giới pháp của Tỷ-kheo, phần 2 nói về giới pháp của Tỷ-kheo-ni, 2 phần này thuộc về “Chỉ trì môn”.

Phần 3 và phần 4 nói về các pháp an cư, tự tứ, gồm 20 Kiền-độ (thiên), 2 phần này thuộc về “Tác trì môn”. Nên:

1.- Tứ Phần luật hành sự sao, 3 quyển, thuyết minh về pháp hành trì giới luật hằng ngày của Tăng già, thì quyển thượng, quyển hạ thuộc “Tác trì môn”, quyển trung thuộc “Chỉ trì môn”.

2.- Tứ Phần luật Yết-ma sớ, 4 quyển, giải thích về nghi thức tác pháp thọ giới, kết giới v.v... thuộc “Tác trì môn”.

3.- Tứ Phần luật giới bản sớ, 4 quyển, giải rõ về bản thể của giới, thuộc “Chỉ trì môn”.

4.- Thập Tỳ-ni nghĩa sao, 3 quyển, đều nương vào “Chỉ trì môn” mà soạn ra.

5.- Tỷ-kheo-ni sao, 3 quyển, giải thuyết về cả hai môn “Chỉ trì” và “Tác trì”.

II. GIÁO NGHĨA CỦA ĐẠI THỪA LUẬT BỘ

1.- Khái thuyết về giáo nghĩa của “Phạm Võng Bồ-tát giới kinh". Kinh Phạm Võng nói đủ là “Phạm Võng kinh Lô-xá-na Phật thuyết Bồ-tát tâm địa giới phẩm đệ thập”. Kinh này chia thành 2 quyển, thượng và hạ. Ngài Tăng Triệu pháp sư, trong Tứ Thánh (Đạo Sinh, Tăng Triệu, Đạo Dong, Tăng Duệ), môn hạ của La Thập Tam Tạng, có viết lời tựa kinh Phạm Võng. Nếu y vào lời tựa này thì Phạn bản của kinh Phạm Võng, nguyên lai gồm có 120 quyển, trong đó có 61 phẩm, ngài La Thập chỉ mới phiên dịch một phẩm “Tâm địa giới phẩm” lại chia ra 2 quyển, thượng và hạ.

Quyển thượng thuyết minh về hàng vị của các Bồ-tát: Thập Phát Thú (Thập trụ), Thập Trưởng Dưỡng (Thập hành), Thập Kim Cương (Thập hồi hướng) và Thập Địa. Quyển hạ nói rõ về 10 giới trọng và 48 giới khinh.

Nương vào kinh Phạm Võng của La Thập Tam Tạng đã dịch, các ngài Đạo Dong, Đạo Ảnh gồm 300 người đều y vào La Thập Tam Tạng để thọ giới Bồ-tát của Phạm Võng. Đó là giới pháp của Phạm Võng được truyền thọ đầu tiên ở Trung Quốc. Những người đã được thọ giới, hàng ngày thường đọc tụng các giới “Thập trọng và Tứ thập bát kinh giới”, thực hành rất nghiêm khắc, nên mới rút ra những bộ phận nói về “Thập trọng giới và Tứ thập bát khinh giới”, từ phần kệ tụng của Phật Lô Xá Na nói cho tới cuối bài kệ ở quyển hạ, biến thành một quyển riêng, gọi là “Bồ-tát giới kinh” hay “Bồ-tát giới bản”.

Căn cứ theo “Bồ-tát giới kinh nghĩa lý” 2 quyển của Thiên Thai Trí Giả đại sư, thời kinh Phạm Võng thuộc Nhất thừa giáo theo giáo phán và là phần giới thọ trì cộng thông cho cả hai hàng xuất gia và tại gia.

Giáo nghĩa cũng khác nhau giữa Tiểu thừa Thanh văn giới và Phạm Võng Bồ-tát giới. Có mấy điều chủ yếu:

Thứ nhất, Tiểu thừa giới là “Ngũ thiên thất tụ”, Phạm Võng giới là “Nhị thiên tam tụ”. Biểu đồ khái yếu như sau:

1. TIỂU THỪA 5 THIÊN 7 TỤ: 

GHI CHÚ: Năm Thiên là nương ở chỗ nặng nhẹ của tội quả. Bảy Tụ là những loại tụ căn cứ ở tội tính và nguyên nhân của tội. Thâu-lan-giá gọi là Phương tiện tội (tức nhân tội) của Ba-la-di và Tăng tàn. Ác tác là tội phạm về thân. Ác thuyết là tội phạm về khẩu.

2. ĐẠI THỪA 2 THIÊN 3 TỤ:

 Liệt kê các tên giới của 10 giới trọng và 48 giới khinh như sau:

- 10 GIỚI TRỌNG: 

 1.- Giới sát sinh. 

 2.- Giới trộm cướp. 

 3.- Giới dâm. 

 4.- Giới vọng ngữ. 

 5.- Giới bán rượu. 

 6.- Giới nói lỗi tứ chúng. 

 7.- Giới khen mình chê người. 

 8.- Giới sẻn tiếc mắng đuổi. 

 9.- Giới tâm sân không nhận hối lỗi. 

10.- Giới hủy báng Tam bảo.

- 48 GIỚI KHINH: 

 1.- Giới không kính thầy bạn. 

 2.- Giới uống rượu. 

 3.- Giới ăn thịt. 

 4.- Giới ăn ngũ tân. 

 5.- Giới không dạy người sám hối. 

 6.- Giới không cung cấp thính pháp. 

 7.- Giới lười không nghe pháp. 

 8.- Giới trái Đại thừa hướng Tiểu thừa. 

 9.- Giới không chán bệnh. 

 10.- Giới chứa dụng cụ sát sinh. 

 11.- Giới đi sứ. 

A-12.- Giới buôn bán. 

 13.- Giới hủy báng. 

 14.- Giới phóng hỏa. 

 15.- Giới dạy giáo lý cạn hẹp. 

 16.- Giới vì lợi nói pháp không thứ lớp. 

 17.- Giới cậy thế cầu xin. 

0-18.- Giới không hiểu làm thầy. 

 19.- Giới nói lưỡi hai chiều. 

 20.- Giới không phóng sinh cứu sinh. 

 21.- Giới sân đánh trả thù. 

 22.- Giới kiêu mạn không thính pháp. 

 23.- Giới kiêu mạn sẻn pháp. 

 24.- Giới không tập học Đại thừa. 

 25.- Giới không khéo hòa chúng. 

0-26.- Giới thọ lợi dưỡng riêng. 

A-27.- Giới thọ biệt thỉnh. 

 28.- Giới biệt thỉnh Tăng. 

 29.- Giới tà mệnh tự sống. 

 30.- Giới không kính thời tốt. 

 31.- Giới không cứu chuộc. 

 32.- Giới tổn hại chúng sinh. 

A-33.- Giới tà nghiệp nghe xem. 

 34.- Giới tạm nghĩ Tiểu thừa. 

 35.- Giới không phát nguyện. 

 36.- Giới không phát thệ. 

 37.- Giới vào chỗ hiểm nạn. 

 38.- Giới trái tôn ti thứ tự. 

 39.- Giới không tu phước tuệ. 

0-40.- Giới lựa chọn thọ giới. 

0-41.- Giới vì lợi làm thầy. 

 42.- Giới vì người ác thuyết giới. 

A-43.- Giới không thẹn nhận thí. 

 44.- Giới không cúng dường kinh điển. 

 45.- Giới không giáo hóa chúng sinh. 

 46.- Giới thuyết pháp không như pháp.

 47.- Giới chế hạn phi pháp. 

A-48.- Giới phá pháp.

GHI CHÚ: Tam tụ tịnh giới và 10 giới trọng là giới pháp cộng thông cho cả hai hàng tại gia và xuất gia. Trong 48 giới khinh, 5 giới có phụ thêm “0” là những giới chế cho Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni. 5 giới có phụ thêm “A” là những giới chỉ chế đối với người xuất gia.

Thứ hai, trần thuật về “Tiệm chế” và “Đốn chế” của hai giới Đại thừa, Tiểu thừa cùng trái nhau. 250 giới của Tiểu thừa được chế định theo thứ lớp ở nơi phạm lỗi của các đệ tử Phật, từ lúc Phật sơ chuyển pháp luân ở Lộc Dã Uyển cho tới khi Phật nhập Niết bàn nơi Sa la Song thọ. Giới Phạm Võng, Phật Lô Xá Na vì Biện Hải Vương và Vương tử mà kết thành luôn 58 giới. Nên giới Tiểu thừa là Tiệm chế, còn giới Đại thừa thuộc Đốn chế.

Tiểu thừa giới 4 Ba-la-di, Phạm Võng giới lại nói 10 Ba-la-di. Lại, giới Tiểu thừa nói Dâm, Đạo, Sát, Vọng theo thứ lớp, giới Phạm Võng nói Sát, Đạo, Dâm, Vọng theo thứ lớp. Ở Tiểu thừa, giới Dâm để thứ nhất, vì việc dâm dục người nào cũng khó giữ và dễ phạm, đã phạm thời không thoát khỏi sinh tử, nên giới Dâm để đầu là trọng chế. Nhưng ở giới Phạm Võng, giới sát sinh trở nên Tính tội, nên trọng chế để ở hàng đầu. Lại, chỗ chế của Tiểu thừa giới chỉ hạn chế ở hai nghiệp thân, khẩu; Phạm Võng giới thì thông cả ba nghiệp thân, khẩu, ý. Lại, ở giới Tiểu thừa phán ở tội khinh, giới Phạm Võng lại phán ở tội trọng. Như lấy trộm của Phật nơi chùa tháp, ở Tiểu thừa cho là tội khinh nhưng ở Đại thừa lại là trọng tội.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6593)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7223)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11440)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6503)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6637)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6494)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10902)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11353)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.