Vii. So Sánh Giới Tỳ-kheo Và Giới Bồ-tát

19 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 11763)

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU

Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550

Chương 4
GIỚI BỒ-TÁT

VII. SO SÁNH GIỚI TỲ-KHEO VÀ GIỚI BỒ-TÁT

1. a. Giới Tỳ-kheo có lịch sử thực sự, do Phật chế định.

b. Giới Bồ-tát có tính cách huyền sử, bị các học giả suy định là sản phẩm của người Trung Quốc.

2. a. Chỉ dành cho người xuất gia.

b. Đạo tục thông hành giới: người xuất gia và tại gia đều thọ trì như nhau.

3. a. Chỉ dành cho loài người.

b. Danh cho mọi loài chúng sanh từ cõi trời Sắc giới trở xuống, hễ ai hiểu được lời nói của Pháp sư đều có thể thọ giới, chỉ trừ những kẻ phạm 7 tội nghịch.

4. a. Chủ yếu nhằm mục đích tự giác.

b. Chủ yếu nhằm mục đích giác tha, lợi tha là chính.

5. a. Được chế định dần dần, nghĩa là “Tùy phạm tùy chế” (phạm vấn đề gì chế giới vấn đề đó)

 b.Được chế định một lần đầy đủ tất cả các giới.

6. a. Thọ một lần phải đủ toàn bộ các giới.

b. Có thể thọ toàn phần hoặc thọ từng phần, tùy theo khả năng.

7. a. Chỉ có một cách thọ giới.

b. Có 2 cách thọ giới: Thọ giới với Pháp sư hoặc tự thệ thọ giới.

8. a. Giới sư chính thức là Tăng, do Tăng chủ trì.

b. Giới sư chính thức là chư Phật, chư Bồ-tát, vị Pháp sư chỉ giữ vai trò trung gian, hướng dẫn.

9. a. Giới sư phải là vị Tỳ-kheo 10 hạ trở lên.

b. Giới sư hoặc là vị Tỳ-kheo Bồ-tát, hoặc là một cư sĩ đã thọ giới Bồ-tát.

10. a. Già nạn của giới tử: 13 già nạn và 15 khinh nạn.

b. Già nạn của giới tử: gồm 7 tội nghịch (ngoài 5 tội nghịch như Tỳ-kheo còn thêm 2 tội nữa là: giết Hòa thượng, giết A-xà-lê).

11. a. Có pháp Yết-ma

b. Không có pháp Yết-ma.

12. a. Hễ phạm 4 Ba-la-di thì không thể sám hối và có sám hối cũng không thể trở lại thanh tịnh.

b. Phạm trọng giới (tương đương giới Ba-la-di) vẫn có thể sám hối để diệt tội.

13. a. Giới Tỳ-kheo chỉ có hiệu lực trong một kiếp.

b. Giới Bồ-tát khi đã thọ trì vĩnh viễn không mất giới, dù tái sinh ở đâu, ngoại trừ phạm 7 tội nghịch, phạm thượng phẩm trọng giới và bỏ tâm Bồ-đề.

14. a. Chưa phân biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa.

b. Đã phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa: Các giới khinh 8, 15, 24 nói: “Không được phản lại giáo pháp của Đại thừa mà học tập giáo pháp của Tiểu thừa”.

15. a. Giới Tỳ-kheo là nền tảng để duy trì mạng mạch Phật giáo và là căn cứ để thiết lập tôn ti trật tự.

b. Giới Bồ-tát nhằm hỗ trợ đắc lực sứ mệnh hoằng dương chánh pháp hóa độ chúng sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn