Phần Năm: Tám Pháp Hối Quá

24 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 11594)

SỰ TÍCH GIỚI LUẬT
Thích Nữ Trí Hải

Phần năm

TÁM PHÁP HỐI QUÁ

Tám pháp "hối quá" dịch âm là Ba la đề đề xá ni, dịch nghĩa là "Đối tha thuyết" hay "Hướng bỉ hối" là khi phạm thì cần đối trước một vị khác mà sám hối về việc quấy mình đã làm để được thanh tịnh. Tám pháp ấy là không bệnh mà do lòng tham ăn, đi xin một trong tám thứ: Tô, dầu, mật, đường tán, sữa, lạc, cá, thịt.

Cả tám pháp đều do Lục quần Ni phạm đầu tiên, bị cư sĩ chê bai, Phật chế giới.

Trong tám thứ, ba thứ tô, sữa, lạc đều là những thực phẩm chế biến từ sữa. (Sữa tươi từ bò cái gọi là nhũ, từ nhũ có lạc, từ lạc có sinh tô, từ sinh tô có thục tô, từ thục tô có đề hồ). Cùng với đường, mật, dầu thành sáu thức ăn có tính chất dinh dưỡng cao, người xuất gia chỉ nên xem như thuốc chữa bệnh. Cá, thịt thì liên hệ đến sinh mạng của loài khác, dù nói gì đi nữa (như nói nguyên thủy Phật cho phép ăn năm thứ tịnh nhục, vân vân) thì ăn vào cũng thương tổn tâm từ, mắc nợ máu thịt khó mà giải thoát. Trừ phi bị bệnh kinh niên cần phải ăn, hoặc không có thực phẩm nào khác, thì không nói. (Như ở Tây tạng, trên núi cao rất ít rau cỏ mọc được, tu sĩ hầu hết theo đại thừa giáo mà không ăn chay. Khi sang Tây phương, ngài Dalai Lama, vị Phật vương xứ Tây tạng lưu vong, một hôm trông thấy người ta đang cắt cổ gà để thết đãi, ngài từ chối dùng dĩa thịt gà hôm ấy mặc dù không có món ăn nào khác ngon hơn. Từ đấy ngài ăn chay hoàn toàn như người Trung Quốc và Việt Nam, nhưng sau 12 tháng ngày lâm bệnh vàng da rất nặng, bác sĩ bảo ngài phải kiêng sữa, đậu phụng và phải trở lại ăn cá thịt mới khỏi bệnh. Tuy không trường trai được, mà ngài vẫn luôn tán thán việc ăn chay là hoàn toàn hợp lý, và cứ đến mỗi kỳ đại lễ của Tây tạng và khi nhập thất thì ngài lại dùng chay).

Nếu không bệnh mà ăn các thứ trên, thì có thể sinh bệnh thừa chất đường, chất mỡ (gọi là chứng thừa cholestérol trong máu, gây ra nhiều chứng khó chữa như xơ cứng động mạch, tiểu đường, v.v...). Hoặc nếu may mắn không bệnh (vì lá gan còn hoạt động tốt) thì người cũng mập phì rất khó coi. Thứ nữa là ăn quen chất béo ngọt thì sinh cái tật tham vị ngon, đưa đến tình trạng đọa lạc biết ngày nào mới ra khỏi biển khổ sinh tử?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6589)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7218)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11429)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6502)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6625)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6490)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10885)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11342)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.