Duyên Khởi

30 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 13907)

BÁT QUAN TRAI GIỚI THẬP GIẢNG
八 關 齋 戒 十 講
Pháp -sư Diễn Bồi soạn
Thích-Thiện-Huệ dịch Việt

Duyên Khởi

 
Hơn năm năm trước, nhân chuyến chiêm bái Phật tích ở Ấn, trên đường về, Đại Đức Minh-Giác, trụ trì chùa Niệm Phật (Hòa Lan) đã ghé thăm và đảnh lễ ngài Diễn Bồi tại Bát Nhã Giảng Đường ở Tân Gia Ba, và được ngài trao tặng cuốn sách nhỏ, mang tựa đề Bát Quan Trai Giới Thập Giảng. Về đến Âu Châu, thầy Minh-Giác đã tặng lại tôi cuốn sách này. Vốn sẵn ngưỡng mộ tài đức ngài Diễn Bồi, thêm phần nhân chân sự thực lợi của Pháp tu Bát Trai Giới, nhất là đối với hàng Phật tử tại gia trong thời kỳ chính tà khó phân này, nên tôi quyết định phiên dịch cuốn sách trên, hầu làm tài liệu cho các Phật tử thích tu học, có sự hiểu biết rõ ràng và đúng đắn về Pháp tu Bát Trai Giới, pháp tu căn bản do chư Phật chế định và trao truyền cho tứ chúng.

Sau khi tài liệu này được diễn giảng trong các khóa tu học ở Âu Châu và Canada, nhu cầu tu học Pháp Bát Trai Giới gia tăng. Duyên may. được quý Phật tử người Hoa ở Montréal tặng một số sách, trong đó có bài văn Phụng Khuyến Tăng Tục Nam Nữ Phổ Trì Bát Quan Trai Giới của ngài Từ Hàng, một trong tứ đại thánh tăng thời cận đại của Trung Hoa. Bản văn này liền được dịch thuật và giảng dậy trong các khóa tu học ở Oslo (Na Uy) và Bern (Thụy Sĩ).

Nhân dịp đó, nhằm giúp cho người Phật tử có được phương hướng tu tập chính xác, và còn để phổ biến Pháp tu Bát Trai Giới rộng rãi hơn, Đại Đức Quảng-Hiền trụ trì chùa Trí Thủ ở Bern, đã cùng quý Phật Tử tại Thụy Sĩ phát tâm ấn tống lần đầu tập tài liệu về Bát Trai Giới này. Song số sách ấn tống không đủ cung cấp cho mọi nơi, nhất là ở Hoa Kỳ, nơi nhiều tự viện nhất, và đa số các chùa đều thường xuyên tổ chức tu Bát Trai Giới hàng tháng. Vì vậy Sư Bà Đàm-Lựu trụ trì chùa Đức Viên ở San José, phối hợp cùng đạo hựu Diệu Phụng, đại diện cho nhóm Phật tử tu Bát Trai Giới chùa Hương Tích ở Santa Ana, tái bản tập sách này. Thành tâm tán thán công đức Sư Bà Đức Viên cùng quý Phật tử.

Mong rằng cuốn sách này sẽ là áo giáp, giúp người tu học ngăn được ma chướng, chận đứng mũi tên dục nhiễm, để thân tâm luôn thanh tịnh trang nghiêm, chính pháp do vậy hiển bày, hướng đến Tịnh Độ, xa rời trần lao, lợi mình lợi người, báo được Phật ân, không uổng một kiếp gặp được Phật Pháp.

Nguyện mười phương chư Phật chứng minh, hồi hướng mọi công đức lành đến pháp giới chúng sinh đều thành Phật đạo.

Paris, 23/3/1993
Thích Thiện Huệ 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6592)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7223)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11434)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6503)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6632)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6494)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10897)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11347)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.