A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận

04 Tháng Giêng 201813:33(Xem: 8834)
A TỲ ĐẠT MA PHÁP UẨN TÚC LUẬN
(S. Abhidharma dharma-skandha-pada)
Bộ luận gồm 20 quyển do Luận sư Ấn Độ Đại Mục Càn Liên soạn, Đường Huyền Trang dịch.
Gọi tắt là Pháp uẩn túc luận, là một trong sáu bộ Luận giải thích bộ Phát Trí Luận.




blankTĩnh Mại (664 Tây Lịch) có để lại một ghi chú như sau: 
"Pháp Uẩn Luận là phần quan trọng nhất trong các tác phẩm A Tỳ Đàm và cũng là khởi nguyên của hệ thống giáo lý Hữu Bộ. Bộ luận này do ngài Đại Mục Liên biên soạnHữu Bộ là trường phái dẫn đầu của mọi trường phái Phật Giáo và sở hữu một di sản kinh điển đồ sộ từ Phát Trí LuậnTỳ Bà Sa LuậnThuận Chánh Lý Luận, Hiển Chân Tôn Luận. Tam Tạng pháp sư Huyền Tráng đã dịch hoàn tất Pháp Uẩn Luận ngày mười bốn tháng chín âm lịch nhằm năm thứ tư triều Hiển Khánh nhà Đường tại Hoằng Pháp Uyển, chùa Từ Ân, kinh đô Trường AnSa Môn Thích Quang chấp bút, Tĩnh Mại chỉnh văn, Trí Thông thẩm định bản dịch".

Phẩm 1: Học Xứ Bàn về ngũ giới,... 
Phẩm 2: Dự Lưu Chi Bàn về quả vị Tu Đà Hườn... Được ghi là riêng của Hữu Bộ
Phẩm 3: Chứng Tịnh (aveccapasada - bất động tín) Bàn về sự tịnh tín đối với Tam Bảohọc giới, tiêu chuẩn của một thánh nhân
Phẩm 4: Sa Môn Quả Bàn về 4 tầng thánh quả
Phẩm 5: Thông Hành Khả năng điều phối cảm thọ khổ lạc. 
Phẩm 6: Thánh Chủng Bàn về 4 hạng đệ tử Phật. Được ghi là của riêng Hữu Bộ
Phẩm 7: Chánh Thắng Bàn về 4 chánh cần
Phẩm 8: Thần Túc Bàn về 4 yếu tố chứng đạt Thần Túc: Định, Cần, Ức Niệm và Bất Dục (achanda). Được ghi là của riêng Hữu Bộ
Phẩm 9: Niệm Trụ Bàn về 4 Niệm Xứ. Được ghi là của riêng Hữu Bộ
Phẩm 10: Thánh Đế Gồm một bài tổng thuyết về Kinh Chuyển Pháp Luân
Phẩm 11: Tịnh Lự Bàn về pháp môn thiền chỉ. Được ghi là của riêng Hữu Bộ
Phẩm 12: Vô Lượng Bàn về 4 Vô lượng tâm. Được ghi là của riêng Hữu Bộ
Phẩm 13: Vô Sắc Bàn về 4 tầng thiền Vô sắc
Phẩm 14: Tu Định Bàn chi tiết về việc nâng cao các tầng thiền chứng
Phẩm 15: Giác Chi Bàn về 7 Giác chi. Được ghi là của riêng Hữu Bộ
Phẩm 16: Tạp Sự Bàn rộng về Tâm Pháp
Phẩm 17: Căn Bàn về 22 Quyền. 
Phẩm 18: Xứ Bàn về 12 xứ. 
Phẩm 19: Uẩn Bàn về 5 uẩn. 
Phẩm 20: Đa Giới Bàn về 6 Giới, 18 Giới, 62 Giới. Được ghi là của riêng Hữu Bộ
Phẩm 21: Duyên Khởi Bàn về 12 Duyên sinh. Được ghi là của riêng Hữu Bộ.

 

pdf_download_2
t089-atd-1-22-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q2-chi-du-luu
t089-atd-1-23-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q3-chung-tinh
t089-atd-1-24-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q4-chanh-thang
t089-atd-1-25-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q5-than-tuc
t089-atd-1-26-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q6-niem-tru
t089-atd-1-27-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q7-tinh-lu
t089-atd-1-28-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q8-vo-sac
t089-atd-1-29-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q9-giac-chi
t089-atd-1-30-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q10-can
t089-atd-1-31-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q11-nhieu-canh-gioi
t089-atd-1-32-luan-a-ty-dat-ma-phap-uan-tuc-q12-duyen-khoi

Trích từ: 
Tỳ Đàm Luận trọn bộ (Thích Tịnh Hạnh)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 2016(Xem: 5630)
Trong điều thứ nhất, thế nào gọi là người làm sự giết hại?[1] Như Thế Tôn nói[2]: “Có người nào giết hại, tàn ác, tay đẫm máu, đam mê giết hại đối với các hữu tình: chúng sinh và thắng loại, không hổ thẹn[3], không xót thương, dưới cho đến các loài côn trùng, sinh vật nhỏ bé, đều không lìa bỏ sự giết hại, như thế gọi là người làm việc giết hại”[4].
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6268)
Như vậy cái gì mà « không tồn tại » (vô thể) tức là nơi cái ấy do quán sát hết thảy giống như thực ở kia là Không Tính ; cho nên, ngoài ra cái gì mà « tồn tại » (hữu thể) , cái ấy cũng sẽ được nhận biết giống như thật là « tồn tại». Tức là «không bị lộn ngược » hiển thị « tự thể của Không».
22 Tháng Tám 2015(Xem: 6209)
Sĩ dụng quả là pháp được tác thành do bởi hành vi của con người; hay nói cách khác pháp mà tác động của nó như hành vi của con người và được sinh khởi do thế lực của nhân và pháp, pháp ấy chính là Sĩ dụng quả vậy
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 6074)
Thể chứng được Đẳng lưu tính, còn có công năng phá tan tà kiến, kiến thủ sai lầm về nhận thức, chẳng hạn như cho rằng tổ tiên của loài người là loài họ Hominidae (great ape): khỉ dạng người loại lớn, hay từ loại vượn cổ theo học thuyết tiến hóa Darwin, hoặc một số học thuyết khác: từ lươn, từ cá, từ loài chó v.v... Căn cứ theo đặc tính trước sau giống nhau, cùng một loại của Đẳng lưu, thì dù cá, lươn, vượn lớn dạng người, hay vượn tối cổ gì đi chăng nữa, thì loài noài chỉ có công năng sinh ra loài nấy, chứ không thể tiến hóa hay sản sinh ra loài người được.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 6023)
Ly hệ quả là quả trạch diệt. Trạch là trí tuệ; diệt là lậu tận. Do lấy trí tuệ làm nhân tu tập, thoát ly và tận diệt mọi sự trói buộc của tham ái, khiến thành tựu Diệt đế. Nên, Diệt đế là quả ly hệ. Trạch hay trí tuệ là tu nhân và diệt hay giải thoát là kết quả. Nên, quả ly hệ là quả trạch diệt hay là quả Niết-bàn
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 7018)
Nếu có người con trai, người con gái gia đình hiền lành nào, thọ nhận, hành trì, đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh chê, thì người này do tội nghiệp đời trước đáng lẽ phải đọa vào đường ác, nhưng nhờ đời này bị người khinh chê, nên tội nghiệp đời trước ắt bị tiêu diệt, sẽ đạt được quả Tuệ giác tối thượng đích thực
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5728)
Như vậy, qua vài ý tưởng viện dẫn từ kinh văn ở trên, chúng ta thấy rằng, đức Thế-Tôn dạy rằng: giai cấp Sát-lợi là chủng tánh tối tôn hay giai cấp bậc nhất trong bốn giai cấp. Nhưng vấn đề này không nhất thiết cố định, tùy vào căn cơ, quốc độ hay thời điểm mà Thế Tôn sẽ diễn thuyết sai biệt.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6145)
Tóm lại, Evaṃ mayāśrutaṃ, hay Như Thị Ngã Văn 如是我聞, không thể dịch là: Đúng thật như thế tôi nghe, chính xác như thế tôi được nghe, như thực tôi nghe v.v.. hay những cách dịch tương tự như vậy đều là đi ngược lại và nhầm lẫn với nghĩa gốc của nó.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 5457)
Những gì có mang một tính chất riêng (svalakṣaṇa) đều được gọi là pháp (dharma): “svalakṣaṇadhāraṇād dharmaḥ” tức do duy trì yếu tính của tự thân nên nó được gọi là Pháp. Theo đó, dharma là danh từ phái sinh của động từ căn dhṛ: duy trì, gìn giữ. Nếu là thắng nghĩa Pháp, hay Pháp siêu việt, thì Pháp ấy duy chỉ là Niết-bàn. Còn nếu là Pháp tướng Pháp hay Pháp thuộc hiện tượng dùng để chỉ các tính chất của các pháp; trong trường hợp ở đây thì pháp đó chỉ chung cho tất cả bốn Thánh đế.