Bốn hạng người đáng kính

23 Tháng Mười Một 201402:43(Xem: 7467)

BỐN HẠNG NGƯỜI ĐÁNG KÍNH

Quảng Tánh

 

blankSự tu tập trong Phật giáo, cốt tủy vẫn là “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Nghĩa là tự lực và tha lực luôn tương tác, hỗ trợ nhau trong tu tập nhưng tự lực vẫn là chính, trọng tâm của việc thực hành giáo pháp.

Người tu muốn thành công phải theo thứ lớp, tuần tự từ thấp lên cao. Trước phải có lòng tin, không rời kinh điển rồi sau mới tự mình thân chứng và đến nơi các Thánh quả. 
Người đệ tử Phật cất bước vào bốn lãnh vực này, Thế Tôn gọi là “người đáng kính, đáng quý, là phước điền của đời”.           

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay có bốn loại người đáng kính, đáng quý, là phước điền của đời. Thế nào là bốn? Nghĩa là gìn giữ lòng tin, vâng theo giáo pháp, tự thân chứng và thấy được đến nơi.

Thế nào gọi là người gìn giữ lòng tin? Hoặc có một người chịu người dạy dỗ, dốc một lòng tin, ý không nghi nan. Có lòng tin đối với Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Họ cũng tin lời Như Lai, cũng tin lời Phạm chí; hằng tin lời những vị ấy, không chấp giữ trí mình. Đó gọi là người giữ gìn lòng tin.

Thế nào gọi là người tự vâng theo giáo pháp? Ở đây có người phân biệt pháp, không tin người khác, quán sát pháp là có hay không, là thực hay hư. Người ấy liền nghĩ: ‘Đây là lời Như Lai. Đây là lời Phạm chí’. Vì biết đây là pháp ngữ của Như Lai, người ấy liền phụng trì, còn các lời ngoại đạo thì xa lìa. Đó gọi là người vâng theo giáo pháp.

Thế nào gọi là người thân chứng? Ở đây, có người thân tự tác chứng, họ cũng chẳng tin người khác, cũng chẳng tin lời Như Lai. Họ cũng chẳng tin các ngôn giáo của các bậc tôn túc nói, chỉ theo tánh mình mà đi. Đó gọi là người thân chứng.

Thế nào gọi là người thấy đến nơi? Ở đây, có người đoạn ba kiết sử, thành tựu pháp Tu-đà-hoàn, chẳng thối chuyển. Người ấy có được cái thấy rằng có bố thí, có người nhận, có quả báo thiện ác, có đời này, đời sau, có cha, có mẹ, có A-la-hán... Người ấy thọ giáo, thân tín, tác chứng mà tự du hóa. Đó gọi là người thấy đến nơi.

Đó là, này Tỳ-kheo! Có bốn người này. Hãy nhớ trừ bỏ ba người trên. Nhớ tu pháp thân chứng. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tứ đế, 

VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.29)

 

Hạng người đáng kính quý trước tiên là có lòng tin. Chánh tín là niềm tin bất động vào Tam bảo. Như Lai và các bậc Thánh phạm hạnh là những bậc giác ngộ, giới đức; là những ngọn đuốc sáng soi đường; là ruộng phước tối thắng. Niềm tin vào Tam bảo càng kiên cố thì sự nỗ lực hướng thiện cùng với công đức, phước báo của tự thân càng tăng thêm.

Không chỉ tin Phật mà còn vâng theo giáo pháp của Ngài. Nhất là khi Thế Tôn đã nhập Niết-bàn từ rất lâu xa thì sự vâng theo giáo pháp chính là được gặp Phật, được nghe Ngài thuyết pháp. Chính nhờ sự y theo giáo pháp nên hiểu và thực hành đúng Chánh pháp, không bị lạc vào các tà thuyết ngoại đạo. Đây chính là hạng người đáng kính thứ hai.

Quan trọng là, khi đã tin và hiểu Chánh pháp rồi thì tự mình phải tu tập để chứng nghiệm lấy. Vì sao đến đoạn kinh này Thế Tôn lại nói “chẳng tin lời Như Lai, chẳng tin các ngôn giáo của các bậc tôn túc” mà “chỉ theo tánh mình mà đi”? Bởi ăn bánh vẽ thì không thể no, đếm tiền giúp người thì không thể là giàu. Giác ngộ và giải thoát mà các Ngài nói ra là của các Ngài chứ không phải của mình. Hiểu và nhớ thật nhiều những điều các Ngài chứng ngộ không có nghĩa là mình chứng ngộ. Nên học Phật đến một chừng mực nào đó thì phải buông để tự thân chứng, tâm tức Phật, theo tánh mình mà đi. Đây chính là hạng người đáng kính thứ ba.

Cuối cùng là hạng người đạt đến Thánh quả đầu tiên, Sơ quả Tu-đà-hoàn. Chỉ cần đặt bước chân vào dòng Thánh thôi đã xem như đạt bất thối chuyển. Từ Sơ quả, bậc Thánh giả tuần tự thăng tiến các Thánh vị và đạt đến giải thoát tối hậu.

Thế Tôn nói về bốn hạng người đáng kính quý này đồng thời cũng là bốn chặng đường người tu phải trải qua để thành tựu giải thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5326)
Nhà vua đứng trên muôn dân, là chủ của đất nước nhưng nếu vua thiếu đạo đức thì dân khốn, nước nguy. Lịch sử đã cho thấy những triều đại thịnh trị đều nhờ có minh quân. Nếu vua mà hôn quân vô đạo thì chắc chắn triều đại ấy sẽ nhanh chóng sụp đổ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6447)
Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được Ngài vận dụng để minh họa cho sinh động và dễ hiểu. Nhìn một khúc gỗ lênh đênh xuôi trên một dòng sông hướng về biển cả, Ngài liên tưởng ngay đến hình ảnh của người tu đang trên đường xuôi về Niết-bàn.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5845)
Bố thí là một trong những pháp hành phổ biến của người đệ tử Phật. Hãy cho đi một phần những gì mình có để tạo phước cho hiện tại và mai sau. Dĩ nhiên, người con Phật bố thí luôn hướng đến mục tiêu lợi mình, lợi người, lợi cả hai. Cho đi để mình và người đều lợi ích, an lạc mới được gọi là bố thí đúng nghĩa.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 6331)
Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa. Vì bệnh tật ốm đau vốn không chừa một ai, kể cả các vị lậu tận La-hán, nên hiểu về bệnh trạng của mình nhằm có cách trị liệu và điều dưỡng thích hợp khiến bệnh mau lành là điều rất cần.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 6678)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh, chúng ta bị tác động và chi phối thì đã đành. Nhưng với thuận cảnh, nếu không khéo giác tỉnh thì chúng ta cũng dễ bị tác động để tạo ra những chao đảo và lệch chuẩn khó lường. Nói cách khác, chúng ta luôn bị những ngọn gió thuận nghịch trong cuộc đời quăng quật, làm trở ngại sự tĩnh tại và bình an.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 7028)
Có người tìm đến Phật pháp không chỉ mong cầu lợi ích cho chính mình, mà còn mong cầu mang lại lợi ích cho những người khác, không chỉ mong cầu giác ngộ giải thoát cho chính mình mà còn mong cầu mang lại giác ngộ giải thoát cho tất cả chúng sinh. Vì những người này, đức Phật thuyết giảng giáo lý Đại thừa.
15 Tháng Mười 2014(Xem: 8037)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác.
15 Tháng Mười 2014(Xem: 6074)
Hẳn ai cũng từng biết và suy ngẫm về câu “Có phước có đức thì mặc sức mà hưởng”. Quả đúng như vậy, những người có phước đức thì mọi chuyện trong cuộc sống đều thuận lợi, thành công dễ dàng. Nhưng phước đức không phải tự nhiên hoặc thánh thần nào ban cho mà tự chúng ta phải gieo trồng, tưới tẩm mới mong có ngày gặt hái.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 5636)
Bất cứ chúng sanh nào, dù là bậc cao hay thấp, thì đời sống và thọ mạng của họ cũng có hạn lượng. Có sanh thì ắt phải chết, có chết thì mới tái sanh để tạo ra vòng xoáy luân hồi vô cùng vô tận. Điều đáng nói là sau khi chết thì chúng ta đi về đâu? Được sanh lên trời hưởng phước hay sanh xuống ác đạo chịu khổ? Và ai hay cái gì có quyền quyết định xu hướng tái sanh ấy?
16 Tháng Chín 2014(Xem: 6138)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏa và chi phối của dục vọng. Sự khác nhau giữa các chúng sanh là dục vọng nhiều hay ít tùy theo biệt nghiệp của mỗi người. Có không ít trường hợp vì nghiệp lực, dục vọng quá nặng nề đã che lấp tâm trí biến họ thành loại chẳng phải người, mất hết lương tri và nhân tính.