Khổ Đau Phát Sinh Và Vận Hành Như Thế Nào?

12 Tháng Tư 201200:00(Xem: 52264)


KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH
NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soan và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

khodauphatsinhvavanhanhnhuthenao-bia2

Kinh Acela-sutta còn gọi là kinh Acela Kassapa-sutta. Tiếng Pali acela có nghĩa là trần truồng, ám chỉ tín đồ của các giáo phái chủ trương khổ hạnh và sống trần truồng, kinh sách Hán ngữ gọi chung các giáo phái này là "lõa hình ngoại đạo". Đương thời với Đức Phật các giáo phái chủ trương không ăn mặc quần áo gồm có đạo Ajivaka và một trong các chi phái của đạo Jaïn. Kassapa là tên của một người tu tập theo các giáo phái ấy.

Acela-sutta là một bài thuyết giảng ngắn của Đức Phật được ghi trong Trung bộ kinh (Majjhima-Nikaya, ấn bản PTS, 1884-1898, quyển II, 18-19). Bản lược dịch dưới đây dựa vào hai bản dịch từ tiếng Pali sang các ngôn ngữ Tây phương: một bằng tiếng Pháp do Môhan Wijayaratna dịch (Sermon du Bouddha, nxb Cerf, 1988, tr. 131-135,) và một bằng tiếng Anh do Pya Tan dịch (Living Word of the Buddha, SD Vol.18, No 5, The Pali Center, 2007, tr. 73-77). Ngoài ra bản dịch tiếng Việt này còn được dựa thêm vào một số các bản dịch khác, trong số này có thể kể ra một bản dịch khá phổ biến của Thassaro Bhikkhu (http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.017.than.html).

Acela Kassapa Sutta nguyên nghĩa là "Kinh về người tu khổ hạnh trần truồng tên là Kassapa" ("The Discource on Kassapa the Naked Ascetic"), thế nhưng một vài tác giả lại căn cứ vào ý nghĩa sâu xa của bài kinh để gọi kinh này là "Kinh về sự Tạo tác do điều kiện" (tức Lý Duyên Khởi), chẳng hạn như trường hợp các bản dịch của Môhan Wijayaratna, Jeanne Schut,v.v...


Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ tác giả / dịch gỉa và đạo hữu Diệu Châu (Phú Ngọc) đã gửi tặng sách.
Trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước tác phẩm quý gía trên.
Quý độc gỉa thích ấn bản giấy có thể liên lạc với nhà xuất bản Phương Đông (TP. HCM), và nhà sách Văn Thành 60/116 Lý Chính Thắng, P. 8, Q. 3 TP. HCM ĐT. 38 482 028 - 0908 585 560 để thỉnh mua.


(SÁCH CÙNG TÁC GỈA / DỊCH GIẢ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6553)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6567)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6336)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5661)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6029)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6344)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5747)