Tính Chất Trí Tuệ Và Nhân Bản Của Đạo Phật

07 Tháng Bảy 201403:03(Xem: 9258)

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Hòa Thượng Thích Phước Sơn
TÍNH CHẤT TRÍ TUỆ &
NHÂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT
Thiền Viện Vạn Hạnh xuất bản 2013
ducphatthichca

MỤC LỤC

Lời tựa

Tính chất trí tuệ & nhân bản của đạo Phật

Phật daỵ phương pháp tu tập qua những ẩn dụ

Đặc trưng của đạo Phật

Nguyên nhân làm cho Phật giáo đời Trần hưng thịnh

Đạo Phật được giải thích

Một số giá trị căn bản của đạo Phật

Tôn giáo của triết lý và khoa học

Tinh thần cởi mở khoan dung của đạo Phật

Ngũ uẩn

Có một bậc đạo sư như thế

Văn minh cửa Thiền

Đức Phật nhà đại giáo dục

LỜI TỰA

Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào. Mà trái lại, đạo Phật đi đến đâu thì nơi ấy trở nên tươi mát, hạnh phúc và an lạc, bởi vì đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Đức Phật ra đời mang một thông điệp ban vui cứu khổ cho muôn loài; giải thoát con người ra khỏi áp bức nô lệ, đem lại sự bình đẳng cho mọi giới. Nói về thông điệp của đức Phật, Thủ tướng Jawaharlal Nehru ca ngợi: “Đức Phật vĩ đại hơn tất cả các vị Đạo sư khác. Thông điệp bất diệt của Ngài đã làm rung động nhân loại qua nhiều thời đại. Có lẽ không một thời điểm nào trong lịch sử quá khứ mà thông điệp hòa bình của Ngài lại vô cùng cần thiết cho nhân loại đang đau khổ và rối loạn như hiện nay.”

Nhìn về quá khứ lịch sử đã chứng minh được điều đó, một số quốc gia có truyền thống đạo Phật, các bậc vua chúa đã khéo léo vận dụng lời Phật dạy trong việc bình thiên hạ để mang lại đời sống hưng thịnh cho xã hội, quốc thái dân an. Và ngày nay, dưới lăng kính của khoa học, các nhà bác học, tâm lý học, v.v… khi nghiên cứu về giáo pháp của đức Phật đã hết lòng ca ngợi đức Thế Tôn như một bậc lương y vĩ đại, một bậc Thầy mô phạm và một đấng trí tuệ vẹn toàn. Tiến sĩ Edward Conze nói: “Đức Phật giống như một lương y. Một bác sĩ phải biết chẩn đoán các loại bệnh tật, nguyên nhân, thuốc giải độc và phương pháp chữa trị, phải biết áp dụng phương thức cho thích hợp, cho nên đức Phật đã dạy Tứ diệu đế chỉ rõ sự hiện hữu của đau khổ (Khổ đế), nguyên nhân của đau khổ (Tập Tính Chất Trí Tuệ & Nhân Bản Của Đạo Phật

XEM NỘI DUNG: TINH CHAT TRI TUE VA NHAN BAN CUA DAO PHAT- HT Thich Phuoc Sonpdf_icon

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6580)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6678)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6355)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5695)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6068)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6370)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5763)