Con đường Bồ tát (Chương 6) An Nhẫn Toàn Hảo

13 Tháng Chín 201403:40(Xem: 8524)

Tịch Thiên
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT
Chương 6
AN NHẪN TOÀN HẢO
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (dịch theo bản Phạn- Anh)
Bản Anh: Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life.
Translated from the Sanskrit and Tibetan
by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace.
Snow Lion, 1997


Bodhisattvacharyavatara1.  Giận dữ phá hủy tất cả các sự tôn quý chư Thiện Thệ, bố thí, và thiện hạnh đã tích tập trên ngàn kiếp.

2.  Không một nết xấu vô đạo đức nào (vices) xấu bằng thù ghét, và không có một tu tập tâm linh nào tốt bằng an nhẫn. Thế nên, bạn nên dốc lòng đào luyện an nhẫn (patience) theo nhiều phương cách.

3.  Khi cái gai của thù ghét cư trú trong tim, tâm không tìm thấy tịch tĩnh, cũng không thụ hưởng  lạc thú và hoan hỉ, cũng không tìm thấy giấc ngủ, hoặc can đảm và nghị lực trong thời kì đau thương / nguy hiểm kéo dài.

3. The mind does not find peace, nor does it enjoy pleasure and joy, nor does it find sleep or fortitude when the thorn of hatred dwells in the heart. [fortitude: (formal) courage and strength, especially during a long and painful or dangerous time].

4.  Những kẻ mà bạn làm cho thành giàu có và được kính trọng, và những kẻ tùy thuộc vào bạn, khi họ tức giận, họ vẫn ao ước phá hủy ngay cả vẻ đẹp của người chủ [là bạn].

5.  Ngay cả bạn bè cũng sợ một kẻ tức giận. Kẻ này bố thí, nhưng không được quý trọng. Tóm tắt, không một điều gì có thể làm cho một kẻ tức giận hạnh phúc.

6.  Bạn nhận thức được chán ghét là một kẻ thù, nhận biết nó tạo nên biết bao đau khổ như thế này, và nhất quyết vượt thắng nó, trở thành hạnh phúc trong thế giới này và trong các thế giới đời sau.

7.  Tức giận trở thành cháy bùng và phá hủy tôi, khi nó tìm thấy nhiên liệu trong sự bất mãn phát sinh từ một biến cố ngoài ý muốn và từ sự ngăn trở với các biến cố được mong cầu.

8.  Thế nên, tôi sẽ đem đi hết nhiên liệu của tên kịch sĩ đối nghịch đó (that enemy/ deceiver), bởi vì sự tức giận này chỉ có mục đích phá hủy tôi.

9.  Ngay cả nếu tôi lâm vào nghịch cảnh gay gắt, tôi sẽ không làm gián đoạn cảm thọ an nhẫn tuỳ hỉ (sympathetic joy) của tôi với mọi sự. Trái lại nếu không an nhẫn tùy hỉ khi trong trạng thái khổ sở bực tức, tôi sẽ không thấy việc gì đáng làm, và buông bỏ các việc công đức.

9. Even if I fall into extreme adversity, I should not disrupt my happiness. When there is frustration, nothing is agreeable, and virtue is forsaken.

10.  Nếu có một giải pháp, vậy thì khổ sở bực tức để làm gì? Nếu không có giải pháp thì khổ sở bực tức để làm gì?

11.  Bạn không muốn đau khổ, khinh miệt, lời lẽ thô ác, hoặc bất nhã xảy đến cho các người thân yêu và cho chính bạn. Nhưng muốn chúng xảy đến cho kẻ thù.

12.  Thật khó đạt được hạnh phúc, trong khi đau khổ dễ duyên hội xảy ra. Chỉ xuyên qua đau khổ có một lối thoát khỏi sinh tử luân hồi. Thế nên, tâm, hãy mạnh mẽ!

13.  Các người tu theo phái Durga, và dân xứ Karnata chịu đựng vô ích các đau đớn do đốt, cắt, v.v… Vậy tại sao tôi sợ hãi khi mục đích của tôi là giải thoát?

14.  Bất kì sự vật gì cũng không khó khi bạn tập quen với nó. Như vậy xuyên qua tập quen với các đau đớn nhỏ, ngay cả đau đớn lớn cũng có thể chịu đựng được.

15.  Tại sao bạn không xem đau đớn do các con bọ, ruồi trâu, và muỗi, đau đớn do khát và đói, và các nổi mẩn ngứa ngáy là không quan trọng?

16.  Lạnh, nóng, mưa, gió, di chuyển, bệnh tật, giam cầm và đánh đập không nên dẫn đến một cảm giác dễ gục ngã [bạn nên an nhẫn]. Nếu không, sự ưu tư phiền não sẽ thành tệ hại hơn.

17.  Có người thấy máu mình, họ tỏ can đảm lạ thường, trong khi đó có người xỉu ngay khi nhìn thấy máu người khác.

18.  Đó là do tinh thần dũng cảm trước đau đớn hoặc do sợ hãi. Thế nên bạn không nên bị đau khổ đánh bại, và nên vượt trên đau đớn.

19.  Người trí an tĩnh không chỉ trong đau khổ, mà trong cả trận chiến với các phiền não tinh thần; và trong trận chiến thì dễ lãnh thương đau.

20.  Những kẻ chế ngự được các kẻ thù trong khi nhận những cú đấm vào ngực đều là các anh hùng chiến thắng. Các kẻ khác chỉ giết thân kẻ chết.

21.  Đau khổ có một phẩm tính khác, bởi vì bạn bớt hống hách do thất vọng, và cảm thấy thương xót các hữu tình trong sinh tử luân hồi, sợ hãi nghiệp tội, và có lòng khao khát đấng Tối Thắng.

22.  Tôi không tức giận với gan, mật, v.v… dù chúng gây ra các đau khổ lớn lao. Vậy tại sao tôi lại tức giận với các hữu tình, những kẻ cũng bị duyên hội làm cho tức giận?

23.  Cũng như cái đau nhói sinh khởi mặc dầu bạn không ham muốn nó, cũng thế tức giận sinh khởi mạnh mẽ mặc dầu bạn không ham muốn nó.

24.  Một cá nhân không cố ý sinh ra tức giận, nghĩ, “Tôi sẽ tức giận”, và sự tức giận cũng không phát khởi ý nghĩ, “Tôi sẽ sinh khởi”.

25.  Tất cả các vi phạm và các nết xấu vô đạo đức thuộc nhiều loại sinh khởi đưới ảnh hưởng của các duyên, và chúng không sinh khởi một cách độc lập.

26.  Một tập hợp các duyên không có ý định, “Tôi sẽ sản sinh”, và cái sở sinh / cái được sinh ra cũng không có ý định, “Tôi sẽ được sinh ra”.

27.  Cái được xem là “Chất Thể Tối Sơ” (“Primal Substance”) và cái được hiểu là Ngã (Self) không sinh khởi ý nghĩ, “Tôi sẽ bắt đầu hiện hữu”.

28.  Bởi vì Chất thể Tối Sơ chưa sinh khởi, làm cách nào nó ham muốn bắt đầu hiện hữu? Bởi vì Ngã tham dự với các đối tượng, nó không thể nào chấm dứt.

29.  Nếu Ngã thường hằng và không có các tiến trình tâm niệm, nó hiển nhiên bất động như hư không. Ngay cả trong tiếp xúc với các duyên, cái bất khả biến dịch (the immutable) có hoạt động gì?

30.  Công dụng của hành động đối với Ngã là gì khi mà Ngã ở thời điểm của hành động thì vẫn đồng nhất như trước đấy? Nếu sự liên hệ là Ngã có hành động, vậy thì cái nào trong hai cái là nguyên nhân của cái kia?

31.  Như vậy mỗi sự vật thì tuỳ thuộc vào một sự vật khác, và ngay cả cái mà một sự vật tùy thuộc thì không độc lập/tự trị. Vì lí do đó, tại sao bạn sẽ tức giận với các hiện tượng không phát khởi các hoạt động và tương tợ như các hoá hiện (apparitions / a magical play)?

32.  [Hỏi:] Ngăn ngừa tức giận là không đúng, bởi vì ai ngăn ngừa cái gì? (for who averts what?) [Nếu các hiện tượng tương tợ các hoá hiện thì đâu cần ngăn?].

[Trả lời:] Ngăn ngừa tức giận là đúng, bởi vì nó là một trạng thái duyên khởi, và được xem là sự chấm dứt của đau khổ.

33.  Thế nên khi thấy một người bạn hoặc một kẻ thù thực hiện một hành vi sai trái nhắm vào mình, bạn nên chiếu soi, “Các duyên hội của kẻ đó như thế”, và hãy tiếp tục bình thản.

34.  Nếu tất cả các hữu tình sẽ hoàn thành các mong muốn của họ, vậy thì sẽ không một ai đau khổ, vì không một ai mong muốn đau khổ.

35.  Người ta tự hành hạ mình bằng các gai và các công cụ trong khi say sưa tu khổ hạnh, bằng cách nhịn đói và v.v… do tức giận, và bằng các sự vật họ mong muốn có được, tỉ như các phụ nữ ngoài tầm với tới của họ.

35. People hurt themselves with thorns and the like out of negligence, with fasting and so on out of anger, and by desiring to obtain inacessible women and so forth.

36.  Có người tự sát bằng treo cổ, bằng nhảy xuống vực, bằng ăn chất độc hoặc các chất không tốt lành, và bằng các hành sử bất thiện.

37.  Khi dưới ảnh hưởng của các phiền não tinh thần, họ giết cả các bản thân yêu quý của họ trong cách này, vậy thì làm cách nào họ có hành động tự chế đối với các thân thể của các người khác?

38.  Những kẻ tự sát do bị các phiền não tinh thần xui giục, nếu bạn không có lòng đại bi với họ, vậy tại sao bạn lại sinh khởi tức giận?

39.  Nếu gây ra tổn hại cho các người khác là bản chất của kẻ ngu, vậy sự tức giận của tôi đối với họ là không hợp lí, vì cũng giống như tức giận với ngọn lửa có bản chất đốt cháy.

40.  Nếu lỗi lầm này là ngoại nhập và nếu tất cả các hữu tình có bản chất tốt, vậy thì tức giận với họ là không hợp lí cũng như tức giận với khói cay trong bầu trời.

41.  Không quan tâm đến nguyên nhân chính, tỉ dụ cây gậy và các thứ vũ khí, nếu tôi tức giận với kẻ sai sử sức mạnh cây gậy, mà kẻ đó cũng bị lòng thù ghét sai sử. Vậy thì tốt hơn tôi căm ghét lòng thù ghét.

42.  Trong quá khứ, tôi cũng gây ra đau đớn như thế với các hữu tình; thế nên, tôi, kẻ đã gây ra các tổn hại cho các hữu tình, cũng xứng đáng nhận lại các tổn hại như thế.

43.  Cả vũ khí của kẻ đó và thân tôi đều là các nguyên nhân của đau khổ. Kẻ đó có một vũ khí, và tôi có một thân. Tôi nên tức giận với cái nào?

44.  Bị mù quáng do khát ái, tôi sở hữu cái nhọt này, nó được thấy là thân người, mà một chút đụng chạm cũng không thể chịu đựng nổi. Khi có đau đớn, bạn sẽ tức giận với ai?

45.  Tôi không ham muốn đau khổ, vậy mà, tôi thật là ngu ngốc, tôi ham muốn nguyên nhân của đau khổ. Khi đau khổ do lỗi lầm của chính tôi, tại sao tôi nên tức giận với bất kì một ai khác?

46.  Đúng như các hành nghiệp của tôi (my actions) đã sinh ra khu rừng với các cây lá sắc như dao cạo và các con chim của địa ngục, các khổ đau này cũng do hành nghiệp của tôi sinh ra như thế. Tôi nên tức giận với ai?

47.  Những kẻ làm tổn thương tôi đều bị sai sử bởi các hành nghiệp của tôi, và kết quả họ sẽ đi tới các cõi địa ngục. Nói chính xác, chỉ mình tôi là kẻ đã phá hủy họ.

48.  Bởi vì họ, tôi đạt an nhẫn nên bớt được nhiều nết xấu vô đạo đức. Bởi vì tôi, họ đi vào các cõi địa ngục và thân tâm họ cực kì đau đớn lâu dài.

49.  Chính một mình tôi làm tổn hại họ, và họ là những ân nhân của tôi. Cái tâm độc địa này, sao bạn lại cho ý nghĩa sai về điều này [họ vốn là ân nhân, không là kẻ thù], và sinh ra tức giận?

50.  Nếu có đức hạnh trong ý định của tôi [= an nhẫn], tôi sẽ không đi vào các cõi địa ngục. Nếu tôi bảo vệ tôi, cái gì sẽ duyên hội xảy ra cho họ nơi đây?

51.  Nếu tôi định trả thù, họ sẽ không được an toàn và hạnh bồ tát của tôi sẽ bị tác hại. Nếu tôi làm như thế, những người bị hành hạ sẽ bị thiệt thòi.

52.  Tâm có tính phi vật chất nên tâm chẳng bao giờ có thể bị làm tổn hại bởi bất kì một ai. Tuy thế, do vì sự gắn bó với thân, nên tâm bị hành hạ bởi đau khổ.

53.  Lời khinh miệt, lời thô ác, điều ô danh cũng không làm tổn hại thân. Vậy thì, tâm, tại sao bạn lại tức giận?

54.  Sự cư xử thiếu từ bi của các kẻ khác đối với tôi, có phải sẽ phá hủy nhanh chóng tôi trong đời sống này hoặc một đời khác, nên tôi chống đối sự cư xử thiếu từ bi của các kẻ khác đối với tôi bằng cách tức giận như thế?  

55.  Nếu tôi chống đối sự cư xử thiếu từ bi của các kẻ khác đối với tôi, bằng cách tức giận như thế, bởi vì nó ngăn trở thành đạt vật chất của tôi, các vật thụ đắc của tôi sẽ biến mất chỉ trong riêng đời sống này, nhưng nghiệp tội của tôi chắc chắn sẽ tiếp tục tồn tại.

[Ở đây chỉ nói về an nhẫn đối với các cư xử thiếu từ bi của các kẻ khác đối với tôi. Các cá nhân cư xử thiếu từ bi đối với các cá nhân khác (= không là tôi), phá tà hiển chánh là một vấn đề khác] 

56.  Nếu tôi sống một đời sống hư hỏng kéo dài thì không tốt bằng tôi chết ngày hôm nay. Bởi vì ngay sau khi sống một thời gian dài, tôi sẽ có đau khổ của cái chết.

57.  Trong một chiêm bao, một người hưởng một trăm năm hạnh phúc và tỉnh dậy, trong khi một người khác hưởng hạnh phúc chỉ một sát na và tỉnh dậy.

58.  Có phải hạnh phúc trở lại với mỗi người một khi họ tỉnh dậy? Vào thời điểm chết, người sống một thời gian dài, và người sống một thời gian ngắn, cũng trải nghiệm tương tợ như thế.

59.  Ngay dù tôi có thụ đắc nhiều vật sở hữu và hưởng thụ lạc thú suốt một thời gian dài, tôi sẽ ra đi với hai bàn tay trống trơn và trần trụi giống như bị cướp lột sạch.

60.  Hãy giả sử tôi diệt trừ được nết xấu vô đạo đức và thực hiện đức hạnh trong khi tôi thụ đắc giàu có?  Điều này chắc làm được, nhưng đối với một kẻ dễ tức giận bởi vì có các thành đạt vật chất, có phải nết xấu vô đạo đức và sự phá hủy đức hạnh không duyên hội xảy ra?

61.  Nếu ý nghĩa của đời sống của tôi biến mất, vậy thì một đời sống chỉ tạo các bất thiện có mục đích là gì?

62.  Nếu bạn ghét kẻ nói xấu làm giảm giá trị bạn, bởi vì kẻ đó làm mọi người xa cách bạn, tại sao bạn lại không tức giận khi các người khác cũng bị nói xấu làm giảm giá trị như thế?

63.  Bạn an nhẫn dung thứ đối với các kẻ thiếu từ bi bởi vì các hành động bất nhã của họ nhắm vào một kẻ khác, nhưng bạn không an nhẫn dung thứ với kẻ làm giảm giá trị của bạn khi kẻ đó hành sử do phiền não tinh thần sinh khởi.

64.  Lòng căm ghét của tôi với những kẻ làm tổn hại các hình ảnh và các tháp hoặc lạm dụng giáo pháp chân chính, thật ra là sai, bởi vì chư Phật và chư Bồ tát thì cách tuyệt các đau đớn.

65.  Như trường hợp đi trước, khi có người làm tổn hại các vị thầy tâm linh, các thân nhân, và các bạn hữu của bạn, bạn nên ngăn ngừa tức giận với họ, bằng cách thấy điều này sinh khởi do duyên hội.

66.  Đau thương là điều không thể tránh cho các hữu tình, bất kể nguyên nhân sở hữu tâm thức hoặc không. Đau thương đó xuất hiện trong một hữu tình /hữu thức, do thế hãy an nhẫn với đau thương đó.

67.  Có người làm các sai trái do ngu si, trong khi các người khác, trong trạng thái ngu si, thành ra nổi sân. Giữa hai người đó, chúng ta nói ai không có lỗi, ai có lỗi? [ngu si:không biết tính duyên hội của các hiện tượng]

68. Tại sao tôi đã hành động một cách như thế để nay các người khác làm tổn hại tôi theo cách này?  Tất cả mọi người đều là chủ thể đối với các hành nghiệp của họ. Tôi là ai để thay đổi điều này?

69.  Nhận thức được điều này, tôi sẽ nỗ lực làm các thiện hạnh trong một cách thức sao cho mỗi người sẽ có các tâm niệm từ bi với nhau.

70.  Khi lửa lan từ một căn nhà đang cháy sang một căn nhà khác, bạn nên buộc hết rơm rạ và các thứ dễ cháy, đem ra khỏi nhà và vứt bỏ.

71.  Tương tự thế, khi tâm bị bắt ngọn lửa chán ghét gây nên bởi luyến ái, bạn nên ngay lập tức quăng bỏ nó bởi vì bạn sợ hãi thân phúc đức của bạn có thể bị hủy hoại trong ngọn lửa.

72.  Nếu một kẻ bị kết tội chết, nhưng chỉ bị chặt một bàn tay, và được thả, có phải điều này là không may mắn? Nếu một người được thoát khỏi địa ngục, để chịu đau khổ cõi người, có phải điều này là không may mắn?  

73.  Nếu hiện nay bạn không thể an nhẫn với chút xíu đau khổ này, vậy tại sao bạn không ngăn ngừa giận dữ, nguyên nhân của đau đớn trong địa ngục?

74.  Như vậy, chỉ do vì tức giận, tôi đã đưa tôi vào trong các địa ngục hàng ngàn lần, và tôi chẳng làm lợi ích cho mình hoặc các người khác.

75.  Nhưng đau khổ [có tính an nhẫn] này không là loại đau khổ địa ngục, và nó sẽ đem lại lợi ích lớn lao. Ở đây chỉ có hoan hỉ an nhẫn trong đau khổ (delight in suffering) là cách đáp ứng thích hợp để xoá bỏ đau khổ của thế giới.

76.  Nếu các người khác vui thích và hoan hỉ ca ngợi các phẩm tính tốt đẹp phong phú của một cá nhân, tại sao, tâm, bạn không ca ngợi và thích thú tương tự như họ?

77.  Hoan hỉ này là nguồn hạnh phúc trong sáng của bạn mà chư phật không cấm chỉ, và là một phương cách để các người khác quý mến thân thiện với bạn.

78.  Nếu bạn không thích điều đó, nghĩ rằng đó chỉ là một vui thích cho riêng cá nhân đó, kết quả bạn ngừng việc ban thưởng, v.v…thì các lợi ích thấy được [trong đời này] và không thấy được [trong đời sau] sẽ biến mất.

79.  Khi các phẩm tính tốt của bạn được ca ngợi, bạn muốn các người khác cũng hoan hỉ như bạn. Khi các phẩm tính tốt của một người khác được ca ngợi, bạn không muốn chính bạn cũng hoan hỉ vui vẻ.

80.  Khi bạn phát Tâm Bồ Đề do lòng mong cầu hạnh phúc cho tất cả hữu tình, nay tại sao bạn tức giận với các hữu tình khi thấy họ tự tìm thấy hạnh phúc?

81.  Bạn mong cầu các hữu tình đều đạt trạng thái Phật, được tôn kính trong ba cõi, vậy thì tại sao bạn lại tức giận khi bạn thấy họ được chút sùng kính?

82.  Kẻ nuôi dưỡng một người mà bạn phải nuôi dưỡng là đang tặng bạn một món quà. Khi bạn tìm thấy được kẻ trợ giúp gia đình bạn, có phải bạn không vui vẻ, nhưng tức giận?

83.  Bạn kẻ mong cầu Bồ đề để phục vụ hữu tình, vậy cái mà bạn không mong cầu cho họ là cái gì?  Làm cách nào bạn có thể có Tâm Bồ Đề, khi bạn vẫn sinh ra tức giận đối với sự thịnh vượng của các người khác?

84.  Ngay dù một tu sĩ không nhận được tặng phẩm trong lễ sám hối của thí chủ và ngay dù tặng phẩm đó vẫn còn trong nhà thí chủ, trong trường hợp đó bạn không có cách nào có tặng phẩm đó. Vậy tặng phẩm đó được bố thí hay không được bố thí, có quan liên chi tới bạn [mà bạn phật ý vì thí chủ không bố thí]?

85.  Lạ sao! Tại sao bạn [=tâm] muốn một vị tu sĩ từ bỏ công đức, thí chủ từ bi, các phẩm tính tốt của bản thân? Hãy cứ để vị tu sĩ không nhận tặng phẩm khi được trao tặng? Hãy nói, bạn đang tức giận về cái gì?

86.  Bạn không những chỉ không buồn rầu về các nghiệp tội bạn đã làm, nhưng bạn cũng rất ham muốn cạnh tranh với những người khác đang làm các thiện hạnh.

87.  Nếu một sự gì khó chịu xảy đến cho kẻ thù của bạn, có phải sự đắc ý của bạn sẽ làm cho nó xảy ra thêm một lần nữa?  Sự vụ đó sẽ không duyên hội xảy ra chỉ thuần theo lòng ham muốn của bạn, nếu không có một nguyên nhân.

88.  Ngay cả nếu nó xảy ra do bởi lòng ham muốn của bạn, có phải bạn sẽ tìm được hạnh phúc trong sự đau khổ của kẻ đó? Ngay cả nếu bạn có thắng lợi trong đó, có phải các bất lợi khác sẽ cũng từ đó mà ra?

89.  Các ông câu, các phiền não tinh thần, quăng các lưỡi câu để bắt bạn, và các lính gác địa ngục sẽ mua bạn và hầm bạn trong các chảo địa ngục.

90.  Ca ngợi, danh tiếng, và sùng kính đều không tạo cho tôi công đức hoặc sống lâu, sức lực, khoẻ mạnh hoặc thân thể an vui.

91.  Người trí biết cái gì tốt nhất cho mình nên họ sẽ tìm thấy lợi ích trong những cái này. Một kẻ ham muốn lạc thú tinh thần sẽ chạy theo uống rượu, cờ bạc, v.v…

92.  Để làm tốt cho danh tiếng, có người hi sinh sự giàu có của họ và ngay cả tự sát. Có thể từ ngữ cũng làm thức ăn được sao? Và khi một cá nhân chết, ai kẻ cảm thấy lạc thú đó?

93. Khi ca ngợi hoặc danh tiếng biến mất, tâm của tôi xuất hiện đối với tôi hoàn toàn giống như một đứa trẻ kêu gào trong tuyệt vọng khi lâu đài bằng cát của nó bị phá hủy.

94.   Bởi vì một từ ngữ thì không có ý thức, nó không thể ca ngợi tôi. Nhưng biết rằng có một người thích tôi thì đó một nguyên nhân làm tôi vui mừng.

95.  Có phải cảm tình của một kẻ khác, đối với một cá nhân khác hoặc đối với tôi, đều tốt cho tôi? Hoan hỉ do cảm tình đó chỉ thuộc về kẻ đó. Không có một phần nhỏ bé nào của cái đó thuộc về tôi.

96.  Nếu tôi vui thích trong cái vui thích của người kia, vậy thì tôi nên vui thích theo trong tất cả các trường hợp. Tại sao tôi lại không sung sướng khi các người khác sung sướng do họ cùng ưa chuộng một kẻ khác?

97.  Do vậy, chính là vì tôi được ca ngợi mà vui thích sinh khởi trong tôi. Bởi vì vô lí như thế, nên đây chỉ là thái độ của một đứa trẻ.

98.  Ca ngợi và v.v… xoá bỏ sự an tĩnh và sự tỉnh ngộ về sinh tử luân hồi. Chúng tạo nên sự cay đắng khi có đua tranh với những kẻ có tài năng thiên phú, và tức giận trước sự thành công của họ.

99.  Có phải những người đó đang bí mật âm mưu phá hủy danh tiếng tôi, thực ra đang giữ gìn tôi tránh sa xuống địa ngục? [họ giúp tôi không ái luyến với danh tiếng]   

100.  Sự trói buộc của vật thụ đắc và sùng kính thì ngăn trở tôi tìm kiếm giải thoát. Làm cách nào tôi có thể chán ghét những người đang giúp tôi thoát khỏi sự trói buộc?

101.  Làm cách nào tôi có thể chán ghét những người, dường như do chư Phật gia hộ/chấp thuận và hỗ trợ (the Buddha’s blessing), đóng cánh cửa đi vào đau khổ, khi tôi đang tìm kiếm lối vào qua cửa đó?

102.  Tôi nghĩ người đó làm trì trệ các việc công đức của tôi, nên tôi cảm thấy tức giận người đó, như vậy tôi sai. Bởi vì không có tu tập tâm linh nào sánh bằng an nhẫn, tôi nên hoàn thành tu tập này xuyên qua người đó.

103.  Nếu do lỗi lầm của tôi, tôi không tu tập an nhẫn ở đây, kết quả là tôi tự tạo lập một chướng ngại trong khi tôi có đủ các cơ duyên cho công đức.

104.  Nếu một sự vật không hiện hữu nếu không có một sự vật khác, và hiện hữu khi một sự vật khác cũng hiện hữu, vậy thì sự vật khác là nguyên nhân của nó. Làm cách nào có thể gọi một sự vật khác là một chướng ngại?

105.  Vào thời điểm của bố thí, người xin khiêm tốn đến (supplicant) không là một chướng ngại cho việc bố thí; và khi một truyền giới sư đến, ông không bị gọi là một chướng ngại cho sự truyền giới.

106.  Người đến xin thì dễ gặp trong thế giới [kẻ giúp cơ duyên bố thí], nhưng những kẻ sẽ gây tổn hại thì khó gặp [kẻ giúp cơ duyên an nhẫn], bởi vì không một ai sẽ làm sai trái đối với tôi khi tôi không làm sai trái [hiệu quả của hành nghiệp].

107.  Thế nên, vì kẻ đối nghịch với tôi trợ giúp tôi trên Con đường Bồ tát, tôi nên mong cầu kẻ đó giống như một kho châu báu được tìm thấy trong nhà và có được mà chẳng phải nỗ lực.

108. Như vậy, kẻ đối nghịch và tôi đều nhận được kết quả của an nhẫn này. Kết quả nên trao cho kẻ đó trước, vì an nhẫn có thành là do kẻ đó tạo nên.

109.  Nếu kẻ đối nghịch không xứng đáng kính trọng bởi vì ý định của kẻ đó không phải là để tôi thành tựu an nhẫn, vậy thì, tại sao Pháp tối thắng lại được sùng kính? Pháp tối thắng không có ý định là một nguyên nhân của thành tựu đó.

110.  Nếu không kính trọng một kẻ đối nghịch vì ý định của kẻ đó là sẽ gây ra đau đớn, vậy thì có một lí do gì khác nữa để tôi sẽ an nhẫn với kẻ đó, nếu kẻ đó cũng giống như một thầy thuốc có ý định giúp tôi một cuộc sống tốt đẹp hơn? [có ý tốt, tuy có gây ra đau đớn trong khi cứu chữa].

111.  Như vậy, an nhẫn sinh khởi chỉ tuỳ thuộc vào ý định tai hại đó, do thế chỉ mình kẻ đó là nguyên nhân an nhẫn của tôi. Tôi nên kính trọng kẻ đó giống như là tôi kính trọng Pháp tối thắng.

112.  Phật đã tuyên bố ruộng phước của các hữu tình là ruộng phước của chư Tối Thắng, bởi vì nhiều vị đã đạt tới các toàn hảo / ba la mật bằng cách quý trọng các hữu tình.

113.  Bởi vì sự thành tựu các tính đức của Phật đều nhờ đến các hữu tình và chư Tối Thắng một cách tương đương, thế thì tại sao tôi lại không kính trọng các hữu tình như là tôi kính trọng chư Tối Thắng?

114.  Sự cao viễn tuyệt vời của họ (các hữu tình và chư Tối Thắng) thì không về phương diện ý định nhưng về phương diện kết quả. Sự cao viễn tuyệt vời của hữu tình thì có thể so sánh được với sự cao viễn tuyệt vời của chư Tối Thắng, do thế họ đều tương đương [Nhờ có các hữu tình, nhờ có chư Tối Thắng nên bạn có thể thành Phật].

115.  Tính tình thân thiện từ bi là điều đáng quý trọng, đó là sự cao viễn tuyệt vời của các hữu tình. Phúc đức đến từ tín đức thanh tịnh vào chư Phật là sự cao viễn tuyệt vời của chư Phật.

116.  Thế nên, các hữu tình đều bình đẳng với chư Tối Thắng trong sự đóng góp chung vào sự thành đạt các tính đức của chư Phật; nhưng không một kẻ nào trong các hữu tình bình đẳng với chư Phật, những vị đều là các đại hải tính đức vô tận.

117.  Nếu nơi một cá nhân chỉ xuất hiện một nguyên tử tính đức nhỏ bé trong tính đức vô tận của chư Phật, thì hiến dâng cả ba thế giới cũng không đủ sùng kính cá nhân đó.

118.  Các hữu tình có phần tốt đẹp nhất của các tính đức hiển lộ của một vị Phật. Bạn nên tôn quý các hữu tình chiếu theo tính đức chung đó.

119.  Ngoài việc kính trọng các hữu tình, bạn có thể thực hiện một sự đền đáp nào khác tới các người bạn này, những kẻ thực hiện các trợ giúp vô lượng không ẩn ý tính toán?

120.  Bạn nên phục vụ các hữu tình mà vì làm tốt cho họ chư bồ tát cắt cả các phần thân thể, và vào địa ngục Vô gián/ A tì/ Avici. Thế nên, bạn nên đối xử từ bi với hữu tình ngay dù họ có gây tổn hại lớn lao cho bạn.

121.  Chư Phật không tiếc thân mạng khi cứu độ các hữu tình. Tại sao tôi phát sinh kiêu mạn và không hành sử như một kẻ hầu đối với các hữu tình?

122.  Khi bạn làm vui lòng những kẻ sống trong hạnh phúc, chư Phật hoan hỉ; khi bạn làm vui lòng những kẻ đau đớn trải nghiệm phiền muộn, chư Phật mãn nguyện; và khi bạn sai trái, lỗi lầm với hữu tình là sai trái, lỗi lầm với chư Phật.

123.  Vào đúng khi thân của bạn ở trên ngọn lửa, bạn không có lạc thú tinh thần và bất kì các mãn nguyện giác quan, và cũng như thế, không có một cách nào để Chư Phật Đại Bi vui vẻ khi các hữu tình sống trong đau thương.

123.  Just as there is no mental pleasure in all sensual gratification whatsoever when one’s body  is on fire, likewise there is no way for the Compassionate Ones to be happy when sentient beings are in pain. (just as/when: at exactly the same time as when (something happens).

124.  Tôi làm tổn hại các hữu tình, nên đem đau đớn tới chư Phật Đại Bi, do thế nay tôi sám hối nghiệp tội đó. Mong Chư Phật tha thứ điều tôi đã làm chư Phật buồn lòng.

125.  Để chư Như Lai hoan hỉ, ngày hôm nay với toàn thân tâm tôi dốc lòng phục vụ thế giới. Nguyện an nhẫn với các giòng người đạp trên đầu tôi và đánh tôi ngã gục. Mong Đấng Thủ Hộ Thế Giới hoan hỉ.

125.  In order to please the Tathagatas, today with my entire being I place myself in the service of the world. Let streams of people step on my head and strike me down. May the Protector of the World be pleased.

126.  Không có bất kì nghi ngờ gì về sự chư Phật Đại Bi xem tất cả các hữu tình là chính chư vị. Không phải chư Phật Đại Bi được nhìn thấy là chư Thủ Hộ trong hình dáng các hữu tình hay sao? Vậy thì tại sao lại không tôn trọng các hữu tình?

127. Chỉ có phục-vụ hữu-tình (sattvaradhana; service to sentient beings) là làm hài lòng chư Như Lai. Chỉ có phục vụ hữu tình là mục tiêu của sự thành tựu của bạn. Chỉ có phục vụ hữu tình là xoá đi được đau khổ của thế giới. Thế nên chỉ có phục vụ hữu tình là bản thệ của tôi.

127.  This alone is pleasing to the Tathagatas. This alone is the accomplishment of one’s own goal. This alone removes the suffering of the world. Therefore, let this alone be my resolve.

Note: According to Panjika, p.114, “this alone” refers to one’s service to sentient beings  (sattvaradhana)

128.  Khi một đại thần của nhà vua hà hiếp dân chúng, các người sáng suốt trong dân chúng không thể trả đũa,

129.  Bởi vì vị đại thần đó không chỉ có một mình và quyền lực của ông là quyền lực của nhà vua. Do thế bạn không nên xúc phạm bất kì một kẻ yếu có hành động sai trái,

130.  Bởi vì quyền lực của kẻ đó là các lính gác của địa ngục và chư Phật Đại Bi. Thế nên bạn nên làm vui lòng các hữu tình, cũng như một đại thần sẽ làm hài lòng một vị vua tính khí dễ tức giận.

131.  Có phải điều một nhà vua tức giận có thể làm thì sẽ tương đương với sự đau đớn lớn lao của địa ngục, bị trải nghiệm như là kết quả do cố gây ra đau đớn tinh thần trên các hữu tình?

132.  Có phải điều mà một nhà vua vui lòng ban tặng thì nó sẽ tương đương trạng thái Phật, được trải nghiệm như là kết quả của sự làm vui lòng các hữu tình? 

133.  Tạm chưa nói bạn sẽ đạt trạng thái Phật trong tương lai. Bạn không thấy trong đời sống này, khi bạn phục vụ hữu tình, sự giàu có, danh tiếng, và hạnh phúc là kết quả ngay ở đây và bây giờ hay sao?

134.  Trong chuyển cư sinh tử luân hồi những người an nhẫn có vẻ đẹp, không bệnh, sống lâu, và hoan hỉ của vua Chuyển Luân (Cakravarti). 

--------------------

Chú thích

1.  An nhẫn, Nhẫn, Nhẫn nhục: Ksanti; patience

Dù bị người hủy nhục, bức hại, hoặc gặp những khổ đau do hoàn cảnh bên ngoài đem đến, thì thân tâm vẫn an tịnh và chịu đựng được hết. Là một trong 6 Ba la mật, 1 trong mười Ba la mật.

Theo Luận Du già sư địa quyển 57, nhẫn nhục bao gồm 3 hành tướng: Không tức giận, Không kết oán, Tâm không mang ý ác.

Phẩm An nhẫn ba la mật đa trong kinh Đại thừa lí thú lục ba la mật đa quyển 6 cũng cho rằng chỉ có sự an nhẫn thực hành pháp quán “hết thảy pháp đều không” mới được gọi là An nhẫn ba la mật, còn ngoài ra tất cả chỉ gọi là An nhẫn.  (Phật Quang Đại Từ Điển. Thích Quảng Độ dịch)

2.  Vô sinh pháp nhẫn: Anutpattika-dharma-ksanti

Cũng gọi: Vô sinh, Vô sinh nhẫn pháp, Tu tập vô sinh nhẫn.

Luận Đại trí độ quyển 50 (Đại 25, 417 hạ) nói: “Vô sinh pháp nhẫn nghĩa là đối với lí thực tướng các pháp không sinh diệt, tin nhận thông suốt, không ngần ngại, không lùi bước, đó gọi là Vô sinh nhẫn”.

Theo luận Du già sư địa quyển 74, Bồ tát ở địa vị Bất thoái chuyển nương vào 3 tính: Biến kế sở chấp, Y tha khởi, và Viên thành thực mà được 3 thứ Vô sinh nhẫn: Bản tính, Tự nhiên, và Phiền não khổ cấu.

1. Bản tính vô sinh nhẫn (cũng gọi Bản lai vô sinh nhẫn): Nghĩa là quán xét thể tính của Biến kế sở chấp (vọng chấp) đều không, nhận biết rõ bản tính Vô sinh.

2. Tự nhiên vô sinh nhẫn:  Nghĩa là quán xét các pháp Y tha do nhân duyên sinh, biết rõ chẳng phải tự nhiên mà sinh.

3. Phiền não khổ cấu vô sinh nhẫn (cũng gọi Hoặc khổ vô sinh nhẫn): Nghĩa là pháp tính chân như của thực tính các pháp là an trụ vô vi và không tương ứng với tất cả tạp nhiễm, nhận biết rõ xưa nay vốn vắng lặng. Đó là nhận biết rõ lí của Tam vô tính, nên gọi là Vô sinh nhẫn. (Phật Quang Đại Từ Điển. Thích Quảng Độ dịch)

PHỤ BẢN

MatrcetaLetter to the Great King Kaniska

Mã Minh: Thư gửi Hoàng Đế Kaniska

 

Kính Lễ Chư Như Lai
 
Tụng 1

Thưa, dù đã được mời, tôi không đến ngài,
một người tuyệt vời nên tiếp cận,
không phải tôi thiếu tôn kính hoặc xem thường ngài,
nhưng bởi vì tôi bị vướng mắc vào tuổi già và bệnh tật.

Tụng 2

Mặc dầu lòng yêu thương tôi cảm thấy với ngài
thì tương tự  với những gì tôi cảm thấy với tất cả chúng sinh,
bởi vì các đức hạnh của ngài,
tôi cảm thấy đặc biệt thân mật và gần gũi với ngài.

Tụng 3

Những gì tôi phải giảng dạy, phần lớn tôi đã giảng dạy rồi,
và ai là kẻ có thể khuyên bảo tất cả mọi sự,
tôi trở thành dài lời thêm một lần nữa

Tụng 48

Hãy nhận thức già và chết
Hãy vui với sự huy hoàng của tối thắng pháp
trong tuổi già của ngài, hãy ẩn cư
và hãy để đời sống ngài đơm hoa kết trái
xuyên qua các giáo pháp của Thánh Pháp

Be apprehensive of old age and death,
Having enjoyed the glory of lawful sovereignty,
in your old age retire into a hermitage
and let your life become fruitful
through the teachings of the holy Dharma

Tụng 67

Mọi người nói Hoàng Đế chẳng bao giờ cực kì giận dữ,
và tha thứ ngay cả những kẻ đã làm hại ngài.
Vậy hỡi, ai đã che lấp,
lòng thương xót của ngài đến các sinh vật.

Tụng 68

Vì ngài ân xá cho những kẻ hại ngài,
nhưng lại giết những kẻ không làm gì hại đến ngài,
rõ ràng có hai căn cứ cho
lòng từ bi và không từ bi .

Tụng 69

Khi chính ngài trong vương vị gây tổn hại các kẻ khác
mà họ đã thành một mục tiêu
bởi vì các hành động đã thực hiện trong quá khứ,
hãy nói cho tôi biết, họ sẽ tìm về nương tựa nơi ai?

Tụng 70

Khi những người khác làm tổn hại ngài
nhưng ngài vẫn đưa bàn tay của ngài nâng đỡ họ thăng tiến,
và cùng lúc đó công khai gây tổn hại cho những kẻ mà ngài đã ban cho nơi nương náu --
không biến toàn thế giới thành đen tối hay sao?

Tụng 71   

Tất cả chúng sinh đều có lạc thú khi vẫn sống
đời sống thì yêu qúy đối với tất cả
Tất cả đều là chủ thể đối với chết
Tất cả đều bị khốn khổ bởi đau thương

Tụng 72

Như vậy bất kì sự vật gì chúng ta không muốn
dẫn đến đau thương
Có hiền giả nào sẽ, giống như thợ rèn,
cho lại vào lửa cái gì đã đốt xong?

Tụng 73

Nếu ngài không vui thú khi giết
và buông bỏ hẳn lạc thú khi giết,
vương quốc của ngài sẽ điêu tàn chăng?
Hãy nói cho tôi, giết này là thuộc phong cách nào?

Tụng 74
Nếu ngài, kẻ tài ba trong sử dụng các vũ khí,
nhìn với chính hai mắt ngài những gì người ta có thể làm trong chiến trận,
vậy tại sao ngài, vào những lần khác,
giết hại các súc sinh như thế?

Tụng 75

Ngài có đôi mắt của một con nai tơ
sao ngài không cảm thấy lòng thương xót  
đối với con nai có đôi mắt giống như đôi mắt ngài
khi đôi mắt hoang dại sợ hãi kinh hoàng?

You who have the eyes of a young deer
why do you not feel compassion
for the deer who are like your eyes
when they are wild-eyed with fright

Tụng 76

Sao ngài không thể hoan hỉ
khi ngài đem niềm vui đến ngay cả một con nai
nó đem đến  lạc thú cho ngài
bởi vì đôi mắt chúng giống như đôi mắt ngài?

Tụng 77

Chúng là những chúng sinh bị đọa
đôi mắt chúng tương tự đôi mắt ngài
chúng sinh sống ở một nơi không có sự che chở bảo vệ
những dữ kiện này, chỉ riêng nó thôi,
phải là các lí do có giá trị chính xác để không giết nai.

Tụng 78

Tôi hết lòng yêu cầu ngài đối xử với các súc sinh
chúng bị đau đớn gian nan bởi đau thương sầu muộn,
với lòng thương xót cứu khổ lớn lao hơn cả
khi ngài biểu lộ với các con người.

Tụng 79

Tôi không chắp hai bàn tay tôi
để cầu khẩn sự che chở  bảo vệ của ngài, nhưng
tôi thỉnh cầu ngài nhân danh mạng sống của những kẻ khác
Thế nên, với tất cả tôn kính, ước mong ngài quan tâm thỉnh cầu hết lòng của tôi.

Tụng 80

Để tinh luyện các nghiên cứu học tập của ngài, hãy bắt đầu với các điểm chủ yếu --
đây chính là phong tục của những người cao qúy
Trong ánh sáng này, tôi thỉnh cầu tới hoàng đế
như ngài là con trai yêu dấu của tôi.

To refine your studies, begin with the main points--
this is known as the custom of the noble
In the light of this, I make my request to the king
as would a beloved son
------------------------------------

Đại Sư Mã Minh = Matrceta =  Aryasura = Aryashura = Avaghosa = Matriceta = Patriceta = Matichita = Bhavideva  
Ngài thuộc ngoại đạo, sau quy phục Phật giáo đại thừa vì ngài đã thua trong khi luận đạo với ngài Thánh Thiên Đề Bà (Aryadeva), đại đệ tử của ngài Long Thọ  (ngài Long Thọ -- khoảng 150-250)
Đại Sư Mã  Minh (khoảng năm 200), được Hoàng Đế Ấn Độ trẻ tuổi Kaniska mời đến Hoàng Cung giảng pháp . Ngài vì tuổi già,  không đi được , nên viết một lá thư gửi  Hoàng Đế Kaniska  (vị này sau mở rộng đế quốc tây tới Thổ nhĩ kỳ, bắc tới giáp với Nga) lá thư gồm có 86 bài tụng , khuyên nhà vua những yếu tố trị nước an dân,  đồng thời với khi tuổi già đến hãy sống trong am cỏ tu tập giải thoát
86 kệ tụng này, ở xứ Ấn , đã được học thuộc và tụng trong cả ngàn năm cho tới khi Hồi giáo cai trị xứ Ấn.
Nay xin tạm dịch giới thiệu 17 kệ tụng  làm Phụ Bản cho Con Đường Bồ Tát.
--------------------


 Xem bản tiếng Anh (PDF): ● Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life.

CÁC CHƯƠNG TRƯỚC: (Cùng dịch gỉa)
Con Đường Bồ Tát (Chương 1) Lợi Lạc Của Tâm Bồ Đề.
Con Đường Bồ Tát (Chương 2) Sám Hối Nghiệp Tội.
Con Đường Bồ Tát (Chương 3) Tâm Bồ Đề Nguyện.
Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.
Con Đường Bồ Tát (chương 5) Bảo Vệ Tỉnh Biết
Con Đường Bồ Tát (Chương 6) An Nhẫn Toàn Hảo
Con Đường Bồ Tát (Chương 7) Tinh Tấn Toàn Hảo
Con Đường Bồ Tát (Chương 9) Trí Tuệ Siêu Việt.

SÁCH ĐỌC THÊM (KHÁC DỊCH GIẢ):
NHẬP HẠNH BỒ TÁT Tịch Thiên - Nguyên Hiển Việt dịch (sách)
NHẬP BỒ TÁT HẠNH Tịch Thiên (Shantideva
)- Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải (sách)

BỒ TÁT HẠNH Santideva (Tịch Thiên) - Thích Trí Siêu dịch (sách)
BỒ TÁT HẠNH TRONG KINH VIÊN GIÁC Thích Nguyên Tịnh

 




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn