Phật Học tinh hoa

09 Tháng Ba 201508:51(Xem: 9814)
PHẬT HỌC TINH HOA
Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

blankPhật học tinh hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần là cuốn sách nói về lịch sử đạo Phật theo một sự tiến triển bao quát, có hệ thống, được trình bày khúc chiết, rõ ràng, giúp độc giả và các nhà nghiên cứu Phật học, các chư tăng, phật tử có dịp hiểu biết khái quát và tường tận về nguồn gốc ra đời, các thuyết lý chân phái của Tiểu Thừa, Đại Thừa. Trong đó tất cả giáo lý của nhà Phật đều tập trung vào sự giải thoát cứu rỗi con người đi tới Đại Hùng, Đại Lực, Đại Bi — tức là sự giải thoát loài người khỏi mọi nỗi đau của nhân thế.
Có những điểm trong triết thuyết Phật học về thuyết Nhân Quả, theo vòng biến thiên vô cùng, vô tận với sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa nội tâm và ngoại cảnh, giữa vật chất và tinh thần theo mối liên quan tương hổ, tác dụng qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.
Người đọc cũng suy nghiệm được qua sách này những lý lẽ thấm đậm cho việc tu thân về phép dưỡng tâm -Tâm bình đẳng – tức sự hòa nhập giữa Ta – Người – Vật để xóa bỏ những bá lợi danh, dâm tà, dối trá, vọng ngữ để đi tới! Đại từ bi, Năng hỷ xả tức là biết thông cảm với nỗi đau khổ của người khác, vì người khác mà biết quên mình, đem tình thương bao dung, chân chính cảm hóa con người, vượt qua cõi mê đi tới chí thiện.
Đồng thời tham khảo sách này ta cũng học được phép Tri và Hành của Phật học, phân biệt Giả, Chân, Thiện, Ác để biết lánh dữ, biết nhẫn nhục, nhịn nhường để tìm Thiện nghiệp mà lánh Ác đạo, đi tới Chân Như, Chí Thiện… không chỉ vì Phật đạo, mà còn cho cả chúng sinh, bá tánh.
Để giúp việc tiếp thu có gạn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, bồi bổ và phát huy kho tàng văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bàn Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng cung cấp cho bạn đọc những tư liệu lịch sử Phật học cần thiết…

pdf_download_2
Phật Học Tinh Hoa



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6558)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6667)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6341)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5665)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6035)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6357)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5758)