Giấc Mơ

18 Tháng Tám 201000:00(Xem: 30170)

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 & Mike Austin
VẦNG SÁNG TỪ PHƯƠNG ĐÔNG

Thích Nhuận Châu dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Lao Động

GIẤC MƠ


MIKE AUSTIN: Ngài có thể mô tả giấc mơ thuộc loại hiện tượng tinh thần nào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có những phương thức để làm cho các giấc mơ trở nên không bị nhận lầm về mặt bản chất tuyệt đối của thực tại. Ngoài ra thì những giấc mơ - cho dù là có những giấc mơ khác thường - chẳng có mấy giá trị trong việc phát triển tinh thần.

MIKE AUSTIN: Có phải đó chỉ là do tâm thức quá loạn động đến nỗi ngay cả khi thân đã ngủ yên mà nó vẫn tiếp tục hoạt động?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Khi một người đang ngủ không có những giấc mơ - trong trạng thái không mơ thì ít ý tưởng hơn. Khi những giấc mơ xuất hiện, người ta sinh khởi lòng ham muốn, sân hận, v.v... và sau đó dĩ nhiên là có rất nhiều ý tưởng. Tâm thức trong mơ dễ dàng thay đổi hay chuyển hóa hơn. Sự trải nghiệm niềm vui, nỗi buồn trong giấc mơ có thể ảnh hưởng đến cùng một kinh nghiệm đó của tâm thức thô trọng hơn khi thức giấc. Vì tâm thức trong mơ nhạy cảm hơn so với tâm thức khi tỉnh, nên nó cũng hoạt động có hiệu quả hơn.

Bây giờ nói đến một loại thân thể đặc biệt trong mơ, là trường hợp của thân thô trọng thực sự được lìa bỏ. Có những trường hợp như thế này là do hành vi hay nghiệp từ đời trước của người đó, như một năng khiếu bẩm sinh, một tài năng. Những người này có thể trải nghiệm được những điều thực sự đang xảy ra bên ngoài vào lúc ngủ - bên ngoài cơ thể của họ.

Cũng có những trường hợp người ta rèn luyện để có thể sử dụng thân đặc biệt trong mơ. Để không mất thời gian trong việc tu tập tín ngưỡng, họ thường mở sẵn những trang sách trước khi đi ngủ. Trong giấc ngủ, họ xuất thần ra khỏi thân thể họ ra và dành thời gian ấy để đọc sách. Những trang sách thường phải được dàn trải ra trước đó, vì thân trong mơ không có khả năng chuyển dịch những vật thể thô trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6622)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6709)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6384)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5725)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6105)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6405)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5804)