Lời Người Dịch

27 Tháng Chín 201000:00(Xem: 26139)
Lời người dịch

Từ xưa đến nay trong cuôc sống, hầu như bao giờ con người cũng luôn luôn đi tìm kiếm một cái gì đó. Có thể nói, sống là đấu tranh, là ước mơ, là kiếm tìm...Trong quá trình kiếm tìm của nhân loại, có nhiều người đã tìm ra được nhiều sự thật vĩ đại về con người, về vạn vật trong vũ trụ. Tất cả những công trình tìm kiếm ấy đều không ngoài một mục đích nào khác hơn là đem lại hạnh phúc cho con người. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng tất cả những quá trình tìm kiếm ấy đều được thực hiện không ở đâu xa xăm hơn ngoài thế giới này, ngoài con người bé nhỏ này. Như vậy, phải chăng chân lý hay hạnh phúc thật sự hiện hữu ngay trong cuộc đời này, ngay trong thế giới và ngay trong con người tứ đại bé nhỏ này? Đối Mặt Với Thực Tại hay Con đường Của Thương Yêu được tác giả Pema Chodron viết ra bằng chính sự hiểu biết và kinh nghiệm sống của mình. 
 
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình, thương yêu ngay cả những tư tưởng, tình cảm được xem là tiêu cực của chính mình để trên cơ sở đó có thể thương yêu muôn loài, muôn vật trong vũ trụ.
 
Quả thật, cuốn sách đã đem lại một quan điểm mới trong cách sống và cách tu tập hướng đến giác ngộ. Nó khuyến khích chúng ta hãy tỉnh thức và mở lòng ra đối với tất cả các sự vật hiện tượng tâm vật lý phong phú đa dạng trong thế giới con người và vũ trụ và tu chúng sẽ dạy cho chúng ta con đưòng đi đến an vui và hạnh phúc chân thật ngay trong cuộc đời này.
 
Với nội dung sâu sắc mang nhiều giá trị nhân bản đích thực cao cả: cuốn sách nhất định sẽ đem lại nhiều bổ ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Người dịch xin trân trọng chuyển ngữ và giới thiệu cùng tất cả bạn đọc xa gần.

TP. HCM, 15/04/2000
Nguyên Hạnh
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6596)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6691)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6366)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5705)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6084)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6382)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5789)