Giới Thiệu

28 Tháng Mười 201000:00(Xem: 17693)
Giới Thiệu

Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúc và an lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ. Ngài không tranh luận với đời. Ngài chỉ thuyết pháp, nêu bật sự kiện khổ đau ở đời và chỉ bày cho con người cách thức đoạn trừ khổ đau.

Đức Phật không khuyến khích mọi người theo Ngài chỉ vì niềm tin suông. Đọc lại lời khuyên của Ngài cho Sìha, vị tướng quân người Licchavì, Upàli, vị gia chủ nổi tiếng của xứ sở Nalanda và những lời dạy dành cho các vị Kàlàma xứ Kesaputta, chúng ta thấy rõ nhân cách lớn của bậc đạo sư và tinh thần tự do tư tưởng hết sức cao cả của Giáo lý Ngài. Chân lý không là đặc quyền của người nào. Chân lý không có ngã và ngã sở. Người ta không nên khẳng quyết rằng chỉ có điều mình theo là đúng ngoài ra là hư vọng. đức Phật không bao giờ nói hãy tin ta, nhưng Ngài bảo hãy đến để mà thấy (Ehibhikkhu). "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" là khẩu hiệu tự do thẩm sát chân lý trong đạo Phật. Sự thật thách thức khả năng tìm tòi, khám phá của mỗi cá nhân chứ không yêu cầu lòng tin của mọi người.

Đức Phật là thế và giáo lý của Ngài là thế. Lịch sử của loài người là lịch sử của sự tìm kiếm và thực nghiệm sự thật. Hãy để cho sự thật tự hiển lộ trước mắt mọi người. Người con Phật đứng giữa sự chỉ trích và tán thán hãy học theo cách của bậc đạo sư, không giận giữ hay vui mừng mà hãy giữ tâm ý thật khách quan để tự thăng tiến tuệ giác. Tập sách “Giới trí thức bình luận về đức Phật và giáo lý của Ngài” do Tăng sinh Quảng Bảo sưu tầm và chuyển dịch có thể giúp cho người con Phật thực tập thái độ khách quan khi đứng trước sự chỉ trích hay tán thán của người khác. Việc làm này của Tăng sinh là một nỗ lực xứng đáng được tán thán và khuyến khích.

Học viện Phật giáo Việt Nam
tại Thành phố Hồ Chí Minh

Viện trưởng
Hòa thượng Thích Minh Châu.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6557)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6571)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6338)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5662)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6029)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6346)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5750)