Lời Dẫn

31 Tháng Mười 201000:00(Xem: 19146)

Lời dẫn

Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan. Đó là một bức tranh có nhan đề là "Hài nhi của thế giới thứ ba" (Third World Baby), được vẽ vào năm 1976. Bức tranh này được in trên tờ nhật báo Bangkok Post.

Đối diện với bức tranh, tôi bổng dưng bàng hoàng xúc động trước những ấn tượng lạ lùng và nhiệm mầu. Bức tranh vẽ một em bé mới chào đời với gương mặt đầy dẫy khỗ đau - những nếp hằn in đậm trên trán, nếp nhăn trên má và đôi tay ve vẩy khóc than. Bức tranh lại được phụ chú với hàng chữ "Chiến tích trở lại sau hai thập kỷ". Hẳn bạn đọc cũng hiểu rằng đó chính là sự mô tả về hậu quả chiến tranh sau hai mươi năm mà con người phải gánh chịu.

Hài nhi già côi ỵi trước tuỗi đời là một ảnh tượng hãi hùng đối với con người. Vì nó đã đánh mất tất cả... nhưng cũng chính khuôn mặt già côỵi đó lại là nơi hội tụ, ngưng đọng của mọi tạo tác không phải do Thượng đế, mà do chính tư duy và hành động của môỵi con người. Đây là nguổn cảm xúc vô tận và lặng lẽ mà mãi đến năm 1997, tôi mới viết lại qua bài thơ "Hài nhi tóc bạc", và đến đầu năm 1998, tôi lại viết thành tập sách dưới nhan đề cùng tên.

Có thể nói quyển sách này là một sự "rong chơi" trong suối nguổn của những suy tưởng. Và vì thế, nó được bố cục thành bốn phần : đó là "Tự thuật", "Suy tưởng", "Vấn nạn" và "Câu chuyện triết học". Riêng đối với phần II, phần III và phần IV - được xem như là những bình phẩm triết học nhằm góp phần soi sáng những giá trị và tư tưởng Phật giáo ; trong đó, một số bài tôi đã cho đăng rải rác trên nguyệt san Giác Ngộ với nhiều bút hiệu khác nhau.

Khi viết tập sách này, người viết dường như mong muốn gởi gắm một điều gì đó đến với bạn đọc, đến với người đang ở tuỗi hai mươi.
 Sài Gòn, mùa Hạ 1998

Tác giả

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6611)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6707)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6381)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5721)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6093)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6391)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5796)