Lời Người Dịch Việt Ngữ

13 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 28290)

Lời Người Dịch Việt Ngữ

Cách đây vài năm , tôi đã được đọc dịch phẩm Bồ tát hạnh của thầy Trí Siêu và bản dịch tiếng Pháp Vivre en héros pour l'éveil sau đó . Sách này đã gây cho tôi một chấn động sâu xa , nhất là thấy đa số các học giả và hành giả Phật giáo hiện nay trên thế giới đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của nó trong hầu hết các bài giảng , tác phẩm , dịch phẩm của họ ; đủ biết ảnh hưởng sâu rộng chừng nào . 

Được biết luận này mang tên Nhập bồ tát hạnh của bồ tát Tịch thiên sống tại miền Nam Ấn vào thế kỷ thứ bảy ( xem tiểu sử do thầy Trí Siêu biên soạn ) . Đây là một trong ba tác phẩm của ngài để lại , nguyên văn Phạn ngữ theo thể kệ tụng . Là sách gối đầu giường của tăng ni Phật tử tại các nước theo đại thừa ở Ấn độ vào thế kỷ thứ tám , thời gian đại thừa cực thịnh và sau đó tại các nước tây vức như Mông cổ , Tây tạng suốt ngàn năm rất thịnh hành ở các nước Tây phương và đã có nhiều bản dịch đủ các thứ tiếng . 

Riêng Pháp ngữ đã có hai ba bản dịch , Anh ngữ cũng vậy , so ra không sai biệt bao nhiêu , đủ biết các dịch giả Tây phương làm việc rất nghiêm túc , nhờ sự hướng dẫn của chính các vị thượng sư đang thực hành các pháp đề cập trong sách này . 

Các ngài là những bài Pháp sống động đã vừa hướng dẫn , vừa đem lại nguồn hứng khởi cho những dịch giả . Các pháp được đề cập không ngoài mười hạnh Phổ hiền , sáu ba la mật , tịnh chỉ và tuệ quán , lý Tánh không theo lập trường Trung quán mà tác giả , bồ tát Tịch thiên là đại biểu . Có thể nói đây là một bổ túc và giải rộng giới bản Bồ tát đặc biệt dành cho giới xuất gia , nhưng cũng có thể phổ cập cho tất cả mọi người , nhất là tám chương đầu của sách đã được chuyển dịch thành thơ lục bát và song thất .

Sự gò bó của vần điệu, chắc chắn dịch thơ không thể nào lột hết thánh ý trong nguyên bản , nên song song với bản dịch thơ , còn có bản văn xuôi . Bởi vậy , gặp những chỗ khó hiểu trong bản dịch thơ , xin độc giả tham khảo câu , phần tương đương trong bản dịch văn xuôi ở một tập khác . Ngoài ra , trong khi dịch văn xuôi để giúp người chưa rành những từ ngữ Phật giáo và pháp số , tôi có chú thêm giải thích trong ngoặc đơn kèm theo ngay sau mỗi từ khó hiểu .

Bản dịch này căn cứ trên bản gốc bằng Hán ngữ của Trần Ngọc Giao dịch từ Tạng ngữ kèm chú giải bằng tiếng Phổ thông do Tạng hải xã Đài Bắc xuất bản ( Trung hoa dân quốc năm 81 ) . Đồng thời tham khảo bản tiếng Pháp của Georges Driessens , Editions du Seuil xuất bản 1993 và bản Anh dịch của Stephen Batchelor , A Guide to the Bodhisattva's Way of Life , Library of Tibetan Works and Archives xuất bản 1979 . Xin chư Bồ tát gia hộ cho bản dịch này không quá xa Thánh ý .

Bản dịch này có ra là nhờ thầy Pháp Quang ở Texas đã khuyến khích dịch văn vần , và gửi tài liệu để tham khảo . Xin nhân dịp này bày tỏ lòng biết ơn đối với quý thầy Pháp Quang , Hạnh Nguyện cùng nhiều vị khác ở hải ngoại từ bao năm nay đã gửi cho rất nhiều tư liệu quý báu và cập nhật . Nguyện đời đời kiếp kiếp được gặp Bồ đề quyến thuộc , chỉ ra đời và sống vì an lạc cho nhiều người , vì hạnh phúc cho nhân loại và chư thiên .

Tháng 3, 1998
Tỳ kheo ni Trí hải .

Người gửi: Tâm Minh 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6580)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6678)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6352)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5691)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6068)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6368)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5763)