1. Một Người

19 Tháng Tám 201618:32(Xem: 7780)

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

II

 NGƯỜI  MANG LẠI ÁNH SÁNG 

1. MỘT  NGƯỜI

            “ - Này các Tỷ kheo, có một người xuất hiện trong cõi đời vì lợi lạc của đa số chúng sinh, vì hạnh phúc của đa số chúng sinh, vì lòng bi mẫn đối với thế gian, vì những điều tốt đẹp, lợi lạc, hạnh phúc của chư thiên và loài người. Người đó là ai ? Người đó là Như Lai, bậc  A-la-hán, Chánh đẳng Giác. Đây chính là người ấy.

            Này các Tỷ kheo, có một người xuất hiện trong cõi đời, là người độc nhất, không có người đi trước, không có người đồng hành, không thể so sánh với bất cứ ai, không ngang hàng với bất cứ ai, không có người tương xứng, không có người đối thủ, là bậc tối thượng trong tất cả nhân loại. Người đó là ai ? Người đó chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Đây chính là người ấy.

            Này các Tỷ kheo, sự biểu hiện của người này là sự biểu hiện của pháp nhãn vi diệu, của ánh sáng vi diệu, của đại quang minh; đó là sự biểu hiện của sáu pháp vô thượng, sự chứng đắc bốn vô ngại giải, sự thông đạt nhiều giới khác nhau, nhiều giới sai biệt ; đó là sự chứng ngộ nhờ kết quả của minh và giải thoát ; sự chứng đắc các quả Dự lưu, Nhất lai, Bất lai và A-la-hán.(3) Người ấy là ai ? Người ấy chính là Như Lai, bậc A-la-hán. Chánh Đẳng Giác. Đây chính là người ấy. » 

                        (Tăng Chi BK 1 , Ch XIII : Phẩm Một Người, 1-7 : Như Lai; I tr 46-49 )
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6582)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6679)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6359)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5698)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6071)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6374)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5767)