Niệm Định Tuệ Hữu Lậu Và Niệm Định Tuệ Vô Lậu

09 Tháng Bảy 201919:42(Xem: 4950)

PHẬT ĐẢN 2643 – PHẬT LỊCH 2563
TỲ KHEO THÍCH 
THẮNG GIẢI
NIỆM ĐỊNH TUỆ HỮU LẬU
VÀ  NIỆM ĐỊNH TUỆ  VÔ LẬU
ẤN HÀNH MÙA PHẬT ĐẢN 2019 MELBOURNE - ÚC CHÂU

Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu (1)

LỜI MỞ ĐẦU

Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệmVì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.

Do đó, nội dung chính yếu của Tứ Thánh đế, pháp Mười hai nhân duyên, Kinh Vô thường, Kinh Vô tri, Kinh Vô minh, Kinh Ba thọ, Kinh Ngũ chuyển, Kinh Bát-nhã, Kinh Kim cang, KinhDuy Ma Cật, Kinh Thủ lăng nghiêm và Kinh Pháp hoa... tất cả cũng để chỉ dạy cái chân tâm không sanh không diệt, hay chánh kiến vô lậu vốn có ở nơi mỗi chúng sinh hữu tình. Cho nên, tất cả bậc Thánh nhân ở trong quá khứhiện tại và vị lai lãnh hội được đạo, đó cũng chính là lãnh hội chân tâm không sanh diệt hay chánh kiếnvô lậu này. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta nhận thấy rằng: Phương tiện của ngôn ngữ trong các kinh điển Phật giáo hết sức phong phú, đa dạng với nhiều thể loại khác nhau, nhưng rồi cũng nhằm để chỉ rõ đâu là Vô minh và đâu là Minh vốn sẵn có ở nơi mỗi con người.

Trân trọng
Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563
Tỳ kheo Thích Thắng Giải


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6577)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6677)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6352)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5691)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6065)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6368)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5763)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6397)