Niết Bàn

31 Tháng Tám 201913:51(Xem: 6406)

NIẾT BÀN

K. Sri Dhammananda | Trần Tuấn Mẫn dịch


Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng tháihạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.

Niết-bàn là mục đích tối hậu của Phật giáo. Vậy Niếtbàn là gì? Biết Niết-bàn thực sự là gì thì không dễ, biết những gì không phải là Niết-bàn thì dễ hơn.

Niết-bàn không phải là hư vô hay tịch diệtĐức Phật đã từ bỏ gia đình, vương quốc và thuyết pháp suốt 45 năm - tất cả chỉ vì hư vô hay sao?

Niết-bàn không phải là thiên đường. Nhiều thế kỷ sau Đức Phật, một số tông phái Phật giáo bắt đầu giới thiệu Niết-bàn như là một thiên đườngMục đích của các giáo phái ấy khi đưa Niết-bàn ngang bằng với một cõi trời là để thuyết phục những người “kém trí” và để lôi kéo họ vào giáo lý của tông phái mình. Nỗ lực vì Niết-bàn theo đó có nghĩa là cầu tìm một nơi tốt lành, nơi mà mọi thứ đều đẹp đẽ và mọi ngườiđều hạnh phúc miên viễn. Đây có thể là một truyện kể dân gian rất thích hợp, nhưng đây không phải là Niết-bàn mà Đức Phật đã trải nghiệm và đã giới thiệu. Lúc Ngài đang tại thếĐức Phật đã không phủ định ý niệm về thiên đường như được nêu dẫn trong các tôn giáo Ấn Độ sơ thời. Nhưng Đức Phật biết rằng thiên đường này vẫn thuộc Luân hồi và giải thoát tối hậu thì vượt khỏi các cõi trời.

Nếu Niết-bàn không phải là một nơi chốn thì Niếtbàn ở đâu? Niết-bàn hiện hữu giống như lửa hiện hữuTuy nhiên, không có chỗ chứa cho lửa hay cho Niếtbàn. Nhưng khi bạn chà xát những mảnh gỗ với nhau thì sự ma xát và hơi nóng là những điều kiện thuận tiện cho lửa khởi sinh. Cũng vậy, khi bản chấttrong tâm con người trở nên thế nào để thoát khỏi mọi ô nhiễm thì hạnh phúc Niết-bàn sẽ xuất hiện.

Bạn có thể trải nghiệm Niết-bàn. Cho đến khi bạn trải nghiệm trạng thái tối thượng của hạnh lạc Niếtbàn, bạn chỉ có thể suy đoán Niết-bàn thực sự là gì. Đối với những ai thiên trọng lý thuyết thì kinh điển giúp họ đôi phần. Kinh điển gợi ý rằng Niết-bàn là một trạng thái hạnh phúc tinh thuần.

Tự thân Niết-bàn thì hoàn toàn không thể giải thích và hoàn toàn không thể định nghĩa. Như bóng tối chỉ có thể được giải thích bằng sự đối nghịch của nó là ánh sáng và như sự đứng im chỉ có thể được giải thích bằng sự đối nghịch của nó là chuyển động, Niết-bàn cũng vậy, như là một trạng thái được xem là sự diệt trừ mọi khổ đau, có thể được giải thích bằng sự đối nghịch của nó là sự khổ đau dai dẳng trong Luân hồi. Như bóng tối hiển lộ ở nơi nào không có ánh sáng, Cũng vậy, Niết-bàn hiển lộ ở nơi nào không có khổ đau, vô thường và bất tịnh.

Một người gãi vào những chỗ đau của mình có thể cảm nghiệm một sự khuây khỏa tạm thời. Sự khuây khỏa tạm thời này sẽ tích lũy những vết thương khiến cho bệnh nặng thêm. Niềm vui của việc được chữa lành bệnh có thể khó được so sánh với sự khuây khỏa thoáng qua do gãi. Cũng vậy, thỏa mãn sự ham muốn dục lạc chỉ mang lại sự toại ý hay hạnh phúc tạm thời kéo dài một khoảng thời gian trong Luân hồi. Chữa lành căn bệnh Luân hồi là Niết-bàn. Niết-bàn là sự chấm dứt tham ái gây mọi khổ đau sinh, già, bệnh, chết, sầu, bi, thất vọng. Niềm vui của sự chữa lành thuộc Niết-bàn có thể khó so sánhvới những thú vui thuộc Luân hồi có được bằng sự thỏa mãn dục vọng.

Suy đoán về Niết-bàn là gì thì nguy hiểm; tốt hơn là nên biết làm sao để chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đạt Niết-bàn, làm sao để đạt sự an bình nội tại và sự sáng suốt trong kiến giải đưa đến Niết-bàn. Đức Phật khuyên: Hãy đưa Giáo pháp của Ngài vào thực hành. Hãy rũ bỏ mọi ô nhiễm vốn là gốc rễ của tham, sân và si. Hãy tẩy sạch mình khỏi mọi ham muốn và thực hiện sự vô ngã tuyệt đối. Hãy sống một cuộc sống đạo đức chân chính và không ngừng thực hành thiền định. Bằng sự tích cực nỗ lực, hãy giải thoát mình khỏi mọi ích kỷ và hão huyền. Thế rồi, Niết-bàn được đạt và được trải nghiệm.

Niết-bàn và Luân hồi

Long Thọ, một học giả Phật học Đại thừa nổi tiếng, bảo rằng Luân hồi và Niết-bàn là một. Sự diễn dịchnày có thể dễ dàng khiến những người khác hiểu nhầm. Tuy nhiên, bảo rằng khái niệm Luân hồi và Niết-bàn như nhau là bảo rằng không có sự khác biệt trong cái không của các sự vật hữu vi và trạng thái vô vi của Niếtbàn. Phù hợp với Tam tạng Pali, Luân hồi được miêu tả là sự tương tục không dứt của năm uẩnbốn đại và mười hai xứ, trong khi Niết-bàn được miêu tả là sự đoạn diệt của các nguồn gốc liên hệ về vật lý và tâm lý ấy.

Tuy nhiên, cũng được thừa nhận rằng những người đạt hạnh phúc Niết-bàn có thể trải nghiệm hạnh phúc ấy trong lúc họ hiện hữu trong Luân hồi. Trong mọi trường hợp, sau khi họ chết đi, sự nối kết với những thành phần kia sẽ bị loại trừ, vì lý do đơn giản rằng Niết-bàn là vô vi, vô liên kết, vô tương liên. Nếu có gì nữa sau Niết-bàn thì đó phải là “Chân lý Tuyệt đối”.

Bạn phải tập tành để được tách ra khỏi việc đời. Nếu còn có sự ràng buộc với ai hay vật gì hoặc còn có sự yêu ghét đối với người nào hay vật nào thì bạn sẽ không bao giờ đạt Niết-bàn, vì Niết-bàn vượt khỏi mọi sự đối nghịch, ràng buộc, và sân hậnưa thích và chán ghét.

Khi trạng thái tối hậu được đạt, bạn sẽ hoàn toàn hiểu cuộc sống trần gian này mà giờ đây bạn đang khao khát. Cuộc đời này sẽ tăng trưởng để trở thành một đối tượng cho sự ham muốn của bạn. Bạn sẽ nhận ra sầu khổvô thường và vô ngã của tất cả những gì sống và không sống. Bằng cách chỉ phụ thuộc vào các bậc thầy hay kinh điển mà không có sự nỗ lực đúng đắn của chính bạn thì khó thể nghiệm Niết-bàn. Những mơ tưởng của bạn sẽ tan biến. Không có lâu đài nào sẽ được xây giữa không trung. Bão tố sẽ ngưng. Những đấu tranh của cuộc đời sẽ chấm dứt. Những quá trình vận hành của tự nhiên sẽ không còn. Tất cả những gì của bạn, lo lắng, khổ đau, trách nhiệmrối rengánh nặng, bệnh tật về vật lý và tâm lý và cảm xúc sẽ tan biến sau khi bạn đạt được trạng thái hạnh phúc tối thượng của Niết-bàn.

Bảo rằng Niết-bàn là không gì cả chỉ đơn giản là vì người ta không thể cảm nhận nó bằng năm giác quan thì cũng phi lý như bảo rằng ánh sáng không có vì người mù không trông thấy nó.

Niết-bàn có thể được đạt trong đời sống hiện tại này. Phật giáo không bảo rằng mục đích tối hậu chỉ có thể được đạt trong đời sống bên kia. Khi Niết-bàn được chứng nghiệm trong đời sống này mà vẫn còn thân thể thì được gọi là Hữu dư Niết-bàn. Khi một vị A-la-hán đạt Bát-niết-bàn sau khi thân thể tan hủy, không còn tàn dư nào của sự hiện hữu vật lý thì đó là Vô dư Niết-bàn.

Ghi chú: 
Xuất xứ: Trích từ chương V, Nibban, trang 102, tác phẩm Anh ngữ What Buddhists Believe của K.Sri Dhammananda, Nxb Buddhist Cultura Center, in lần thứ 6, 1998, Kuala Lumpur, Malaysia. Tác giảĐại sư K.Sri Dhammananda (1929-2006), người Sri Lanka, Chủ tịch Danh dự Hội Ái hữu Phật tử Thế giới(WFB), tinh thông kinh điển Phạn ngữPali ngữ và triết học Ân Độtác giả của khoảng 60 tác phẩm viết về Phật giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2017)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8007)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 2844)