TÂM TỪ

04 Tháng Hai 202214:09(Xem: 3007)
PHẬT-GIÁO NGUYÊN-THỦY  THERAVĀDA 
PHẬT-LỊCH 2563 
TÂM TỪ
(Tái bản lần thứ nhất có sửa và bổ sung)
TỲ-KHƯU HỘ-PHÁP 
(DHAMMARAKKHITA BHIKKHU)
(AGGAMAHĀPAṆḌITA)
 NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO - 2019 

Tâm Từ - Tỳ Khưu Hộ Pháp
PDF icon (4)
Tâm Từ - Rỳ Khưu Hộ Pháp

Lời nói đầu

Tâm-từ, nói một cách nôm na là tình thương yêu, là một tình cảm thiêng liêng đối với tất cả chúng-sinh dù nhỏ dù lớn, là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống của mỗi chúng-sinh.

Tất cả sinh vật (1) hiện hữu nói chung, tất cả mọi chúng-sinh nói riêng, thường có hai nhu cầu thiết yếu:
- Nhu cầu về vật chất: như vật thực, y phục, chỗ ở, thuốc trị bệnh, v.v...
- Nhu cầu về tinh thần: ở đây chỉ muốn đề cập đến tình cảm thiêng liêngtình thương yêu đối với tất cả chúng-sinh gọi là tâm-từ, chỉ có trong thiện-tâm trong sáng mà thôi, là một món ăn tinh thần ngon lành bổ dưỡng không những nhất thời, mà còn nuôi dưỡng thiện-tâm tăng trưởng, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp vị-lai, cả cho mình lẫn cho tất cả mọi chúng-sinh nữa; cho nên, tâm-từ là một nguồn sinh lực quý giá, một thứ bảo bối bảo vệ an toàn cho thân tâm.

Để có được tâm-từ không phải là việc dễ dàng, mà đòi hỏi hành-giả cần phải có nền tảng vững chắc để tâm-từ phát sinh, có tâm tinh-tấn không ngừng, có đức nhẫn-nại, kiên trì thực hành pháp-hành niệm rải tâm-từ đúng theo phương pháp, thì tâm-từ mới có thể phát sinh và tăng trưởngchắc chắn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho mình và những người gần gũi thân cận cùng tất cả chúng-sinh, không ngoại trừ một ai.

Bởi vì, hành-giả niệm rải tâm-từ rộng lớn vô lượngvô biên đến tất cả chúng-sinh, hòa đồng giữa mình cùng với tất cả chúng-sinh; chan hoà cùng khắp, mọi sinh vật tiếp nhận sự an lànhmát mẻ trong một môi trường sinh khí phát xuất từ tâm-từ, làm cho các sinh vật được tươi tốt và tăng trưởng.
Vậy tâm-từ là gì?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 2166)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 8177)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.