Tứ Diệu Đế (Bốn Sự Thật Nhiệm Màu - Tứ Thánh Đế- Bốn Chân Lý Cao Cả)

15 Tháng Tám 201000:00(Xem: 112275)


TỨ DIỆU ĐẾ
(BỐN SỰ THẬT NHIỆM MẦU - TỨ THÁNH ĐẾ - BỐN CHÂN LÝ CAO CẢ)

Nhiều Tác Gỉa

phatgiangphapdautien-2-contentTrọng tâm của giáo lý đức Phật nằm trong Tứ Diệu Đế mà Ngài đã tuyên thuyết ngay trong bài thuyết pháp đầu tiên sau khi Ngài thành Phật cho năm người bạn cũ đã tu khổ hạnh trước đó với Ngài tại vườn Lộc Uyển . Trong bài thuyết pháp ấy như chúng ta thấy trong nguyên bản, Tứ Diệu Đế được nói một cách ngắn gọn. Nhưng có nhiều nơi trong các kinh điển Nguyên Thủy và trong các luận giải về sau của chư Tổ và của quý cao tăng cả hai truyền thống Nam Truyền và Bắc Truyền, Tứ Diệu Đế được giảng giải bằng nhiều cách khác nhau và với nhiều chi tiết hơn, (Ví dụ như Hòa thượng Thích Nhất Hạnh giảng «..sự thật thứ nhất đời là khổ, life is illbeing là chỉ đúng phân nữa sự thật vì đời cũng có thể rất vui, có thể thoải mái, thông thoáng, nhẹ nhàng, không phải chỉ bế tắc sầu khổ mà thôi. Cho nên sự thật thứ nhất không phải đời là khổ...» trong khi hầu hết tác giả khác đều cho rằng đời là khổ. Nếu nghiên cứu tường tận (phân tích, so sánh và nhận định) Tứ Diệu Đế này qua những tài liệu và giải thích ấy, ta sẽ có được một tường thuật khá đứng đắn và chính xác về những giáo lý tinh yếu của đức Phật theo những bản kinh Nguyên thủy. Thư viện Hoa Sen kính mời quý độc giả xem lại các bài giảng của quý thầy: (xem danh mục bên phải và đọc thêm các bài và sách dưới đây liên quan đến đề tài:
BÀI GIẢNG VỀ TỨ DIỆU ĐẾ CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TẠI LONG BEACH CONVENTION CENTER
TỨ DIỆU ĐẾ NỀN TẢNG NHỮNG LỜI PHẬT DẠY - Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV
ĐAU KHỔ Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Chuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn
LẠM BÀN VỀ KHÁI NIỆM « KHỔ ĐAU » TRONG PHẬT GIÁO - Hoang Phong
TỨ DIỆU ĐẾ TỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC PGS. TS. Hà Vĩnh Tân
PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ TỨ DIỆU ĐẾ Nguyễn Cung Thông
NỖI “KHỔ” TRONG NHÀ PHẬT: CÓ HAY KHÔNG? - Lê Sỹ Minh Tùng
● TÌM HIỂU Ý NGHĨA TAM CHUYỂN PHÁP LUÂN THẬP NHỊ HÀNH - Thích Thánh Minh
TỨ DIỆU ĐẾ (Geshe Tashi Tsering - Việt dịch: Lozang Ngodrub)
BÁNH XE PHÁP
TỨ THÁNH ĐẾ - Lê Sỹ Minh Tùng
● Tứ Diệu Đế (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
● Bốn Chân lý cao quý - bản văn Ngài Long Thọ viết lại (Đặng Hữu Phúc dịch)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5362)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5558)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6767)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6779)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6285)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4993)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41720)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau