Kinh Bát Nhã Toát Yếu: Dịch Bản

31 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 10579)

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997

Khóa Thứ Mười Hai
KINH KIM CANG 

Dịch nghĩa và lược giải

KINH ĐẠI BÁT NHÃ TOÁT YẾU 
Ngài Tam tạng Pháp sư CƯU MA LA THẬP, dịch chữ Phạn ra chữ hán 

Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải 

 

NGUYÊN VĂN
(bản dịch thứ nhất) 

Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ. 

Ngài gọi ông Xá Lợi Tử dạy rằng: "Này Xá Lợi Tử ! Năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) chẳng khác với "không" chẳng khác với năm uẩn; năm uẩn tức là "không", "không" tức là năm uẩn. 

Này Xá Lợi Tử ! "Tướng không" (Bát Nhã) của các pháp đây, nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. 

Bởi thế nên, trong "Tướng không" (Bát Nhã) này, không có năm uẩn là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có Sáu căn là: nhãn ,nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không có Sáu trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có Sáu thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tũ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức; 

Không có mười hai nhơn duyên; nghĩa là không có "vô minh" và cũng không có "hết vô minh"; cho đến không có "Lão tử" và cũng không có "hết Lão tử"; 

Không có Tứ đế là: khổ, tập, diệt, đạo; cũng không có "trí" tu chứng và đạo quả để chứng (dắc). Tóm lại, không có "đặng" cái gì cả. 

Các vị Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) mà xa lìa được cá mộng tưởng điên đảo, nên tâm không còn ngăn ngại, lo sợ và chứng được rốt ráo Niết bàn. 

Các đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai cũng đều y theo Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) mà đặng đạo Vô thượng Bồ Đề. 

Vì Trí huệ Bát Nhã (Tướng không) có khả năng diệt trừ hết các khổ, chắc chắn như vậy, không hư dối, nên gọi là thần chú Bát Nhã Ba La Mật; cũng gị là "chú Đại thần, chú Đại minh, chú Vô thượng và chú Vô đẳng đẳng". 

Ngài Quán tự tại Bồ Tát liền nói Thần chú Bát Nhã: "Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ Đề tát bà ha". 

***

BÁT NHÃ TÂM KINH
Ngài Tam tạng Pháp sư CƯU MA LA THẬP, dịch chữ Phạn ra chữ hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải 

NGUYÊN VĂN
(bản dịch thứ hai) 

KINH ĐẠI BÁT NHÃ TOÁT YẾU 

Sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thấy các pháp đều là Bát Nhã (không), nên không còn các khổ. 

Ngài gọi ông Xá Lợi Tử dạy rằng: "này Xá Lợi Tử ! các pháp chẳng khác với Bát Nhã (không), Bát Nhã chẳng khác với các Pháp; các Pháp tức là Bát Nhã (không), Bát Nhã tức là các Pháp. 

Này Xá Lợi Tử ! Bát Nhã (tướng không) là tánh của các Pháp. Nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. 

Bởi thế nên trong Bát Nhã (không), không có các Pháp thế gian như: Năm uẩn (sác, thọ, tưởng, hành, thức), sáu căn (nhãn,nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý), sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thứ và ý thức). 

Và trong Bát Nhã, cũng không có các Pháp xuất thế gian như: Tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo), Mười hai nhơn duyên (không có vô minh và vô minh tận; không có Lão tử và Lão tử tận), không có "trí" tu chứng và đạo quả để chứng (dắc). Tóm lại, trong Bát Nhã không có cái gì cả. 

Các vị Bồ Tát nhờ y theo Trí huệ Bát Nhã (không) mà xa lìa được các mộng tưởng điên đảo, nên tâm không còn ngăn ngại, lo sợ và chứng được đạo quả Niết bàn. 

Các đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng đều y theo Trí huệ Bát Nhã (không) mà đặng đạo vô thượng Bồ Đề. 

Vì Trí huệ Bát Nhã có khả năng diệt trừ hết các khổ, chắc chắn như vậy không hư dối, nên cũng gọi là Thần chú Bát Nhã, cũng gọi là chú Đại thần, chú Đại minh, chú Vô thượng và chú Vô đẳng đẳng". 

Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, liền nói thần chú Bát Nhã: 

"Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba La Tăng Yết đế, Bồ Đề tát bà ha". 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Sáu 2014(Xem: 9213)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên.
08 Tháng Sáu 2014(Xem: 21188)
Tứ Diệu Đế này là nền tảng của giáo lý, là cốt tuỷ của giáo pháp, được đức Phật chứng ngộ trong đêm Thành Đạo và tuyên thuyết ở trong kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta) ở Vườn Nai để độ cho 5 ngài Koṇḍañña, Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji.
06 Tháng Năm 2014(Xem: 12120)
10 Tháng Hai 2014(Xem: 10730)
08 Tháng Hai 2014(Xem: 13398)
02 Tháng Hai 2014(Xem: 37105)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy.