Lời Nói Đầu

20 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 19363)


Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
PHẬT HỌC CƠ BẢN
Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

TẬP HAI

Lời nói đầu

Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách «Phật học cơ bản« nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử.

Bộ sách «Phật học cơ bản« này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo.

Trong tập Hai này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ hai (1999-2000) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu Phật học.

Ban Biên Soạn
Chương trình Phật học Hàm thụ
Thành phần Ban Tổ chức, 
Ban Giảng huấn và Ban Biên soạn

của Chương trình Phật học Hàm thụ (1998 - 2002)

Ban Tổ chức

* Trưởng ban: HT Thích Trí Quảng, Trưởng ban Hoằng pháp T.U GHPGVN kiêm Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ

* Phó ban: TT Thích Giác Toàn, Phó ban Giáo dục T.U GHPGVN kiêm Phó Tổng Biên tập báo Giác Ngộ

* Phó ban: TT Thích Thiện Tâm, Phó ban Hoằng pháp T.U GHPGVN

* Thư ký kiêm biên tập Chương trình: ĐĐ Thích Tâm Thiện, Ủy viên Ban Văn hóa T.U GHPGVN

* Phó Thư ký: ĐĐ Thích Tâm Khanh, Ủy viên Ban Phật giáo Quốc tế T.U GHPGVN, Biên tập viên Báo Giác Ngộ

* Phó Thư ký: ĐĐ Thích Tâm Hải, Biên tập viên Báo Giác Ngộ

* Kiểm tra: CS Tống Hồ Cầm, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM kiêm Phó Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ

Ban Giảng huấn

HT Tiến sĩ Thích Thiện Châu (Paris), HT Tiến sĩ Thích Trí Quảng, TT Tiến sĩ Thích Chơn Thiện và chư tôn Thượng tọa, Đại đức, Giáo sư trực thuộc ngành Hoằng pháp GHPGVN.

Ban Biên soạn

TT Thích Giác Toàn, TT Thích Thiện Tâm, TT Thích Thiện Bảo, GS Minh Chi, ĐĐ Thích Tâm Thiện, ĐĐ Thích Viên Giác, ĐĐ Thích Tố Huân, ĐĐ Thích Gia Tuệ, ĐĐ Thích Trí Chơn, ĐĐ Thích Tâm Khanh, ĐĐ Thích Tâm Hải, ĐĐ Thích Từ Hòa, ĐĐ Thích Phước Lượng.

Quy chế Chương trình 
Phật học Hàm thụ Khóa II (1999-2003)

Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, kể từ tháng 5-1999, Ban Biên tập Báo Giác Ngộ sẽ kết hợp với Ban Hoằng pháp Trung ương tiếp tục tổ chức khóa II (1999-2003) của Chương trình Phật học Hàm thụ (PHHT), nội dung như sau:

1- Mục đích: Nhằm nâng cao tri thức Phật học cho Tăng Ni Phật tử và độc giả nguyệt san Giác Ngộ.

2- Đối tượng: Đối tượng tham dự khóa II PHHT gồm Tăng Ni Phật tử và độc giả nguyệt san Giác Ngộ.

3- Thời gian: Thời gian của khóa học được bắt đầu từ tháng 5-1999 đến tháng 5-2003 (4 năm). Học viên sẽ thi kiểm tra vào cuối mỗi năm học và một kỳ thi tập trung vào cuối khóa.

4- Thể lệ ghi danh, học tập và dự thi :

a. Học viên muốn tham dự khóa II PHHT phải ghi danh trên phiếu đăng ký. Trên phiếu đăng ký, học viên cần ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có), ngày tháng năm sanh, nơi sanh, địa chỉ, nghề nghiệp và gởi theo phiếu đăng ký 2 tấm ảnh khổ 3 x 4 (mới chụp) về Tòa soạn (theo mục d).

b. Học viên ở tại nhà học tập theo cách học từ xa. Tài liệu PHHT của học viên khóa II là 4 cuốn Phật Học Cơ Bản do Ban Tổ chức biên soạn mỗi năm. Ban Hướng dẫn Chương trình PHHT sẽ lần lượt giải đáp trên nguyệt san Giác Ngộ các nghi vấn của học viên trong phạm vi nội dung các bài học của tài liệu PHHT. Học viên cần theo dõi các thông báo hàng tháng của Ban Hướng dẫn trên nguyệt san Giác Ngộ.

c. Vào cuối mỗi năm học, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, thời gian thi, đề thi và các thông báo thi cuối năm sẽ được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Kết quả thi kiểm tra cuối năm sẽ được công bố trên tuần báo Giác Ngộ.

d. Mọi thư từ liên hệ cần ghi rõ:

- Họ tên, học viên khóa II Chương trình PHHT, địa chỉ (nơi gởi thư đi).

- Nơi nhận: Ban Hướng dẫn Chương trình PHHT, Tòa soạn Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TP Hồ Chí Minh - ĐT: 8.222120 - 8.292388 - FAX: 84.8.8.231112.

5- Thể lệ kiểm tra:

a. Cuối mỗi năm học, mỗi học viên phải làm một bài kiểm tra do Ban Tổ chức ra đề và đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Bài viết được làm tại nhà và gởi về Tòa soạn Báo Giác Ngộ theo quy định của Ban Tổ chức.

b. Riêng đối với kỳ thi cuối khóa, tức sau 4 năm học, học viên sẽ tham dự một kỳ thi tập trung do Ban Tổ chức quy định.

c. Các học viênt ham dự kỳ thi cuối khóa phải có văn bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (của các trường chính quy hoặc của trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tương đương).

6- Cấp chứng chỉ và khen thưởng:

a. Học viên sau mỗi năm học nếu có làm bài kiểm tra và đạt kết quả (theo quy định của Ban Tổ chức) sẽ được ban Hoằng pháp Trung ương cấp chứng chỉ. Đối với các học viên đạt kết quả xuất sắc, sẽ được khen thưởng (theo quy định của Ban Tổ chức).

b. Đối với học viên dự kỳ thi tập trung sau 4 năm học, nếu đủ điểm theo quy định của Ban Tổ chức, sẽ được Ban Hoằng pháp Trung ương cấp chứng chỉ tốt nghiệp Phật học hàm thụ.

Ban Tổ chức
Chương trình Phật học Hàm thụ

Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6504)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12082)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5793)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13684)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6387)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7633)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7820)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50083)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7215)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9637)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.