Bài 8: Quy Ước Trích Dẫn Tam Tạng Kinh Điển Nguyên Thủy

20 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 19985)

Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
PHẬT HỌC CƠ BẢN
Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

TẬP BỐN

Phần III - Bài 8
QUY ƯỚC TRÍCH DẪN 
TAM TẠNG KINH ĐIỂN NGUYÊN THỦY
Thảo Hiền Sucitto

Trong nhiều năm qua, tác giả các sách báo Phật giáo thường dùng các quy ước khác nhau để trích dẫn kinh điển Nguyên thủy của tạng Pàli làm người đọc có nhiều bỡ ngỡ, đôi khi có nhiều nhầm lẫn, không biết đích xác nguồn gốc của những đoạn kinh điển trích dẫn đó. Vấn đề này thường gặp nhất trong các trích dẫn từ Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) và Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya). Thí dụ có tác giả trích dẫn một đoạn kinh trích từ "S.i.100", có tác giả ghi là "S III: iii.5", có người ghi là "S 3:25", và người khác lại ghi là "SN III.25". Trong các bài viết tiếng Việt, có tác giả ghi theo tên kinh Pàli, nhưng cũng có người ghi theo bản dịch Việt như "Tư, q.1, t.223", làm người đọc cảm thấy rối ren, không biết rằng thật ra các tác giả này đều trích dẫn từ cùng một bài kinh (Pabbatopama Sutta, kinh Dụ hòn núi).

Trong bài này, người viết xin mạn phép được trình bày tóm tắt các quy ước thường dùng để giúp quý độc giả có một nhận định rõ ràng hơn về các phương cách trích dẫn kinh điển Pàli.

I. QUY ƯỚC PTS

Hội Kinh điển Pàli (The Pàli Text Society, PTS) có hai cách viết tắt tên kinh: cách xưa trong quyển từ điển Pàli Text Society Dictionary, và cách mới trong quyển Critical Pàli Dictionary. Trong hơn 100 năm qua, Hội lần lượt xuất bản các kinh điển Pàli được ghi lại bằng mẫu tự Latin và các bản dịch Anh ngữ. Cách đánh số, kể cả các bản Anh ngữ, đều được quy chiếu vào bản Pàli và số trang ghi trong bản Pàli, và các nhà Phật học ngày nay cũng thường căn cứ theo cách đánh số này.

1. Luật tạng (Vinaya Pitaka, Vin)

Có 5 quyển luật, được trích dẫn qua quy ước: "Vin quyển (số La Mã) số trang". Thí dụ: "Vin III 59" là đoạn văn trong quyển III của Luật tạng, tương ứng với trang 59 của bản Pàli. Cần ghi nhận ở đây là mặc dù đoạn văn có thể được trích từ bản dịch Anh, Pháp, Đức, Việt v.v..., đoạn văn đó luôn luôn được quy chiếu về bản gốc Pàli trong trang 59.

2. Kinh tạng (Sutta Pitaka)

Kinh tạng gồm có 5 bộ chính:

2.1 Trường Bộ (Digha Nikàya, DN hoặc D):

Hội PTS xuất bản 3 quyển, gồm 34 bài kinh. Quy ước trích dẫn: "DN số quyển (số La Mã) số trang". Thí dụ "DN III 33" là đoạn văn trong quyển III của Trường Bộ, tương ứng với trang 33 của bản Pàli.

Có nhiều tác giả không trích số quyển mà chỉ trích số bài kinh, thí dụ "DN 12", nghĩa là bài kinh số 12 của Trường Bộ. Tuy nhiên, vì các bộ kinh trong bộ này là các bài kinh dài, trích dẫn như thế thường không được chính xác, và cần phải ghi thêm số đoạn kinh của bài kinh đó.

2.2 Trung Bộ (Majjhima Nikàya, MN hoặc M):

Gồm 152 bài kinh, xuất bản thành 3 quyển: quyển I gồm 50 bài, quyển II gồm 50 bài, và quyển III gồm 52 bài còn lại. Quy ước trích dẫn: "MN số quyển (số La Mã) số trang". Thí dụ "MN I 350" là đoạn kinh trong quyển I, tương ứng với trang 350 của bản Pàli. Có tác giả chỉ trích số bài kinh và số đoạn, thí dụ: "MN 52.3", tương ứng đoạn kinh trên, nhưng được hiểu là đoạn 3 trong bài kinh số 52.

2.3 Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya, SN hoặc S):

Gồm 7.762 bài kinh, kết nhóm lại theo chủ đề trong 56 phẩm, và được xuất bản thành 5 quyển. Quy ước trích dẫn: "SN số quyển (số La Mã) số trang". Thí dụ "SN I 79" là đoạn kinh trong quyển I, tương ứng với trang 79 của bản Pàli. Vì đa số các bài kinh này rất ngắn, có người trích dẫn chi tiết hơn, với số phẩm và số đoạn, như "SN II.XV.1.2", nghĩa là đoạn kinh tương ứng với trang 2 của bản Pàli, quyển II, phẩm XV, đoạn I.

Gần đây, có khuynh hướng chỉ trích dẫn số phẩm và số bài kinh mà thôi, theo quy ước: "SN số phẩm (số La Mã), số bài kinh". Thí dụ "SN III.25" hoặc "SN 3:25", nghĩa là kinh số 25 trong phẩm III của Tương Ưng.

2.4 Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya, AN hoặc A):

Gồm 9.557 bài kinh, kết nhóm theo số đề mục (pháp số) liệt kê trong bài kinh thành 11 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 11, và được Hội PTS xuất bản thành 5 quyển. Quy ước trích dẫn: "AN số quyển (số La Mã) số trang". Thí dụ "AN IV 93" để chỉ đoạn kinh tương ứng với trang 93 của bản Pàli, trong quyển IV. Có người trích dẫn số nhóm và số chương, chẳng hạn "AN VI.VI.63" nghĩa là đoạn kinh tương ứng với trang 63 của bản Pàli, trong chương VI của nhóm VI.

Gần đây, có khuynh hướng chỉ trích dẫn số nhóm và số kinh trong nhóm. Thí dụ "AN VI:78" hoặc AN 6:78", nghĩa là đoạn văn trong kinh số 78 của nhóm pháp số VI.

2.5 Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya, KN hoặc K):

Đây là tập hợp 15 tập kinh, có nhiều bài kệ, trong đó có những bài ghi lại trong thời nguyên khai, và cũng có bài được ghi lại về sau này trước khi đúc kết và viết xuống giấy.

(a) Tiểu tụng (Khuddakapatha, Khp hoặc Kh): gồm 9 bài kinh ngắn gồm nhiều câu kệ, thường được trích dẫn như: "Khp số bài kinh (số câu kệ)". Thí dụ "Khp IX" là bài kinh Từ Bi (Metta Sutta), kinh số 9.

(b) Pháp cú (Dhammapada, Dhp hoặc Dh): gồm 423 câu kệ, trích dẫn bằng số câu kệ: "Dhp số câu kệ". Thí dụ "Dhp 100 " là câu kệ 100 trong kinh Pháp Cú.

(c) Phật tự thuyết hay Cảm hứng ngữ (Udàna, Ud): gồm 80 bài kinh, trích dẫn như: "Ud số bài kinh (số La Mã) số câu kệ". Thí dụ "Ud III 4" là câu kệ số 4 của bài kinh số 3 trong kinh Phật tự thuyết. Đôi khi cũng được trích dẫn theo số trang trong bản Pàli.

(d) Phật tự thuyết như vậy (Ilivuttaka, It): gồm 112 bài kinh ngắn, trong 4 chương. Trích dẫn như: "It số chương (số La Mã) số bài kinh", hoặc "It số trang Pàli". Thí dụ "It IV 102" là bài kinh 102 trong chương IV.

(e) Kinh tập (Suttanipàta, Sn): gồm 71 bài kinh kệ trong 5 chương, có những bài kệ được xem là cổ xưa nhất (chương IV, phẩm 8). Trích dẫn theo quy ước: "Sn số câu kệ", hoặc "Sn số chương số bài kinh số câu kệ". Thí dụ: Kinh Một sừng tê ngưu (Sn I 3) là bài kinh số 3, chương I của Kinh tập.

(f) Thiên cung sự (Vimanavatthu, Vv): gồm 85 truyện trên các cung trời, trong 7 chương. Trích dẫn như: "Vv số chương (số La Mã) số bài kinh số bài kệ".

(h) Trưởng lão Tăng kệ (Theragàthà, Th hoặc Thag): gồm 207 bài kinh chứa các câu kệ của 264 vị trưởng lão đệ tử của Đức Phật. Quy ước trích dẫn: "Th số câu kệ".

(i) Trưởng lão Ni kệ (Therigàthà, Thi hoặc Thig): gồm 73 bài kinh chứa các câu kệ của 73 vị trưởng lão ni đệ tử của Đức Phật. Quy ước trích dẫn: "Thi số câu kệ".

(j) Bổn sanh (Jàtaka, J): Đây là tập hợp 547 câu chuyện tiền thân của Đức Phật. Hội PTS xuất bản chung với phần chú giải (Jàtaka-Atthavannana, JA) thành một bộ 6 quyển. Quy ước trích dẫn: "J số truyện", hoặc "J số quyển (số La Mã ) số trang Pàli".

(k) Nghĩa thích (Niddesa, Nd), gồm Đại nghĩa thích (Mahaniddesa, NiddI hoặc Nd1) và Tiểu nghĩa thích (Culaniddesa, NiddII hoặc Nd2), chứa các bài luận giải của ngài Xá Lợi Phất. Quy ước trích dẫn: "NiddI (hoặc NiddII) số trang Pàli".

(l) Vô ngại giải đạo (Patisambhidà magga, Patis hoặc Ps): chia làm 3 phẩm, mỗi phẩm chứa 10 đề mục, gồm các bài luận giải của ngài Xá Lợi Phất. Hội PTS xuất bản thành 2 quyển. Quy ước trích dẫn: "Patis số quyển (số La Mã) số trang Pàli".

(m) Thí dụ (Apadana, Ap): gồm các truyện, thể kệ, về cuộc đời và tiền thân của 41 vị Phật Độc giác, 550 vị Tỳ kheo A la hán và 40 vị Tỳ kheo ni A la hán, được xuất bản thành 2 quyển. Quy ước trích dẫn: "Ap số quyển (số La Mã) số trang Pàli".

(n) Phật sử (Bhuddavamsa, Bv): gồm 29 đoạn với các bài kệ về cuộc đời của Phật Thích Ca và 24 vị Phật trong quá khứ. Quy ước trích dẫn: "Bv số đoạn (số La Mã) số câu kệ".

(o) Sở hành tạng (Cariyà Pitaka, Cp): nói về 35 kiếp sống chót của ngài Bồ tát trước khi thành Phật Thích Ca, ghi lại 7 trong số 10 đức hạnh Ba la mật của Bồ tát. Quy ước trích dẫn: "Cp số đoạn (số La Mã) số câu kệ".

3. Thắng Pháp tạng (Abhidhamma Pitaka)
3.1 Pháp Tập luận (Dhammasangani, Dhs): tóm tắt các pháp với định nghĩa của mỗi pháp. Quy ước trích dẫn: "Dhs số trang Pàli" hoặc "Dhs số đề mục".
3.2 Phân Biệt luận (Vibhanga, Vibh hoặc Vbh): gồm 18 chương. Quy ước trích dẫn: "Vibh số trang Pàli".
3.3 Giới Thuyết luận (Dhàtukatha, Dhatuk hoặc Dhtk): luận giải về các uẩn, xứ và giới. Quy ước trích dẫn: "Dhatuk số trang Pàli".
3.4 Nhân Thi Thiết luận (Puggalapannatti, Po hoặc Pug): về phân loại các hạng người, gồm 10 chương. Quy ước trích dẫn: "Pp số trang Pàli" hoặc "Pp số chương số đoạn".
3.5 Luận sự (Kathavatthu, Kv hoặc Kvu): chi tiết về các tranh luận để làm sáng tỏ các điểm trọng yếu trong đạo Phật, do ngài Moggaliputta Tissa (Mộc Kiền Liên Tu Đế) đề xướng trong Đại hội kết tập kinh điển lần thứ 3 trong thời đại vua A Dục (Asoka), gồm 23 chương. Quy ước trích dẫn: "Kv số trang Pàli" hoặc "Kv số chương số đoạn".
3.6 Song Đối luận (Yamaka, Yam): xuất bản thành 2 quyển, gồm 10 chương, bao gồm các đề tài đặt ra dưới hình thức vấn đáp từng đôi, theo chiều xuôi và chiều ngược. Quy ước trích dẫn: "Yam số trang Pàli".
3.7 Phát Thú luận (Patthana, Patth hoặc Pt): đây là bộ lớn nhất, luận giải chi tiết về nhân duyên và tương quan giữa các pháp, gồm 4 đại phẩm. Mỗi đại phẩm lại chia làm 6 tiểu phẩm. Quy ước trích dẫn: "Patth số trang Pàli".
II. ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
Trong 10 năm qua, Hội đồng Phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam đã lần lượt ấn hành các bộ kinh Việt ngữ dịch từ tạng Pàli (kinh Nikàya) và tạng Hán (kinh A Hàm). Đến năm 1999, 27 quyển đã được ấn hành: Trường Bộ (quyển 1-2), Trường A Hàm (quyển 3-4), Trung Bộ (quyển 5-7), Trung A Hàm (quyển 8-11), Tương Ưng Bộ (quyển 12-16), Tạp A Hàm (quyển 17-20), Tăng Chi Bộ (quyển 21-24), Tăng Nhất A Hàm (quyển 25-27). Ngoài việc đánh số thứ tự theo tiến trình in ấn, mỗi quyển kinh còn có mã số: "A" là kinh, "B" là luật, "C" là luận, kế đó "p" là dịch từ bản gốc Pàli và "a" là dịch từ bản gốc Hán. Số cuối cùng là số thứ tự trong Tam tạng kinh điển. 
Thí dụ: Tương Ưng Bộ có mã số là "Ap3" nghĩa là kinh (A), dịch từ tạng Pàli (p), và bộ thứ 3 trong kinh tạng Nguyên thủy.
Tuy nhiên, vấn đề trích dẫn kinh điển trong các tài liệu, sách báo Phật giáo hình như cũng chưa nhất quán, có khi dùng theo các quy ước của Hội PTS, có khi ghi lại tựa đề Việt ngữ, có khi ghi theo số trang của bộ cũ v.v... Mong rằng vấn đề này sẽ được quý học giả Tăng Ni cứu xét để thiết lập một quy ước chung và thống nhất trong việc trích dẫn kinh điển bằng tiếng Việt.
-ooOoo-
*Sách tham khảo:
(1) Pàli Text Society, 1997, Information on Pàli Literature and Publications. Association of Buddist Studies, U.K
(2) John Bullitt, 1998, A note about sutta references schemes. Access to Insight web page, http://www.accesstoinsight.org
(3) Russell Webb, 1991, Ananlysis of the Pàli Canon. Wheel No.217/220, Buddhist Publication Society, Sri Lanka
(4) U Ko Lay, 1991, Guide to Tipitaka. Burma Pitaka Association, Myanmar
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7705)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13038)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13154)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8943)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7635)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11612)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5483)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11024)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14770)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6554)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.