Mục Lục

21 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 7483)

PHÁP NGỮ LỤC

Thích Đức Niệm
Phật Học Viện QuốcTế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

MỤC LỤC

Phần 1
01. Lời Đầu Sách
02. Tâm Ở Đâu
03. Tâm Địa
04. Thánh Phàm Tại Tâm
05. Là Phật Tử Chân Chánh
06. Công Đức Bố Thí
07. Hố Thẳm Cuộc Đời
08. Thiền
09. Điều Kiện Tiên Quyết Khi Tham Thiền
10. Huệ Khả Cầu Đạo
 Phần 2
11. Đông Thất Thiền Sư và Tây Thất Thiền Sư
12. Cội Nguồn Khổ Lụy
13. Nhân Quả Báo Ứng Hiện Tiền
14. Cây Nào Quả Nấy
15. Xả Thân Cầu Đạo
16. Câu Chuyện Đạo Lý
17. Phước Báo Nhiệm Mầu
18. Tể Tướng Đầu Phật
19. Ý Nghĩa Lá Cờ Phật Giáo
20. Nguồn Gốc Võ Thiếu Lâm
21. Kỷ Niệm Chưa Quên
22. Nào Ngờ
23. Pháp Môn Tịnh Độ
Phụ Lục
24. Bước vào Cửa Phật
25. Kẻ Ngu Mê Chấp
26. Nắm Tay Tiền Vàng
27. Định Hướng Thuyền Đời
28. Ta Là Ai? 

LỜI ĐẦU SÁCH

Đức Phật trước giờ vào Niết Bàn, ngài nói với chúng đệ tử rằng: "Suốt 49 năm giáo hóa, thật ra ta chưa từng nói một lời nào". Đủ thấy cái chân lý cao siêu tuyệt đối không thể dùng lời diễn tả được.

Suốt bốn mươi chín năm ròng rã thuyết pháp của Đức Phật đấy như là ngón tay chỉ mặt trăng, còn cái chân lý thuyết vời mà Ngài muốn trao gửi cho người đời thì như mặt trăng. Muốn thấy chân tướng mặt trăng, cần phải nương ngón tay. Nhưng nếu lại chấp chặc vào ngón tay thì muôn đời không thể nào thấy được mặt trăng. Vì thế kinh nói: "Nhứt thiết tu ta la giáo như tiêu nguyệt chỉ". Nghĩa là tất cả kinh điển Phật dạy như ngón tay chỉ mặt trăng là vậy.

Cái chân lý tuyệt diệu thì không thể dùng ngôn ngữ văn tự để diễn bày, cũng như người muốn đạt đạo thì không thể đơn phương dùng ngôn ngữ văn tự mà thể đạt được. Lão Tử cũng đồng quan điểm này, khi ông nói" "Đạo khả đạo phi thường đạo". Cái đạo mà dùng lời nói ra được thì đó chưa phải là cái đạo chơn thường. Thế nên kinh Phật nói "ngôn ngữ đạo đoạn" là ý nghĩa này đây.

Lời nói không thể diễn tả trọn vẹn chân lý đạo. Thảo nào Đạt Ma Thiền Tổ chín năm im lặng xoay mặt vào vách để quán tâm. Tâm quán triệt thì tuệ giác mới có cơ ngời sáng, thấu đạt lý đạo vi diệu. Muốn diệu tâm chơn tánh hiển bày, không gì hơn là ngày ngày phải chuyên tâm niệm Phật tham thiền để tâm được yên, từ đó tâm tự quán chiếu.

Vậy muốn đạt đạo, không cách nào ngoài vận dụng tâm. Tâm thanh tịnh tức thể nhập đạo. Muốn tâm được thanh tịnh chóng mau không gì bằng dùng nước giáo pháp của Phật gội rửa để cho cấu uế phiền não tiêu sạch. Người muốn được tiến bộ trên đường giác ngộ giải thoát trước hết phải nương vào kinh điển của Phật, theo đó hành trì tu tâm sửa tánh mới mong thân tâm thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh thì huệ nhựt phát sanh, Phật tánh hiển lộ. Có thiết tha hành trì, thường hằng dốc chí cầu tiến thánh thiện thân tâm, thì lo gì không thể nhập chân lý, trực chỉ đạt thành đạo quả giác ngộ.

Bởi ý nghĩa này, nên nhà Phật thường gọi người gọi phát tâm hành đạo hướng thượng trên đường giác ngộ giải thoát là hành giả. Hành giả chứ không phải thuyết giả. Thuyết giả là kẻ chỉ biết nói suông. Kẻ miệng thích nói ba hoa, khua chuông, gióng trống, vọng ngôn, trồng cội tội ác. Nói hay mà không thực hành hay thì chỉ là cái máy phát thanh, giống như anh chàng suốt ngày đếm tiền cho chủ, kẻ chăn cừu cho ông trưởng giả, đó cũng là hình ảnh con vẹt nói tiếng người. Trên đời này không thiếu chi kẻ thích nói suông mà không thích thực hành. Hạng người như thế có khác nào người đói ngồi nói thức ăn này này ngon, thức ăn kia dở. Kẻ khát ngồi phân tích rành rẽ nước nọ bổ, nước kia ngọt mà không chịu uống ăn!

Cũng vậy, kẻ hiểu chút ít giáo lý nhà Phật, mang ảo tưởng mình tu cao, thấu hiểu Phật pháp, đến đâu cũng nói khoác ra ta đây thông bác, làm thầy đời, trong lúc đó chính mình lại quên thực hành lời Phật dạy, đời sống hằng ngày không có chút ít gì Phật pháp. Núi tham sân si mạn nghi còn đầy ấp cả người. Những kẻ như thế chỉ là trò cười thiên hạ, tự làm hạ phẩm giá của mình, nên có lời kệ khuyên:

Hãy nhớ sâu những lời Phật dạy,

Để soi mình phản chiếu tự tâm,

Hầu tránh xa muôn kiếp lỗi lầm,

Miền Cực Lạc thay trầm luân khổ hải.

Hơn mười năm hành đạo ở Hoa Kỳ, tôi thường đi hoằng pháp đó dây, những lời giảng pháp của tôi tưởng chừng đã hòa tan trong không gian như mây khói. Nào ngờ hôm nay cơ duyên hội tụ, lời giảng pháp năm xưa kết thành trang sách "Pháp Ngữ Lục" này. Những lời đó có đáng giá gì đâu! Vì đấy chỉ là lập lại những lời di giáo của Đức Phật ngàn xưa. Nhưng những gì thuộc về dĩ vãng không còn nghĩ nhớ đến, dĩ vãng đã quên mà nay còn tồn tại, ấy là bóng hình của văn hóa. Như nhà ngoại giao Pháp Edouard Herriot nói: "Văn hóa là cái gì còn lại khi người ta đã quên hết tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta vẫn học hết tất cả". (La culturre, c'est ce qui reste quand on a toute oublée, c'est ce qui manque quand on a tout appris). Bản chất của văn hóa không rời đạo đức.

Tôi mang tâm nguyên đem lời dạy của Đức Phật trong kinh điển trình thưa với mọi người, những mong cho ai nấy kết thiện duyên Bồ đề cố gắng thực hành để có được đời sống an lạc, thăng tiến trên quang lộ thánh thiện giác ngộ. Luận Dị Độ Tôn Luân nói: "Tất cả những kết quả tốt đẹp đều thực hiện bởi con người". Kinh Hoa Nghiêm cũng nói: "Con người là hơn cả, có khả năng làm nên các pháp lành". Thánh thiện hay phàm phu, trầm luân hay giải thoát , vô minh hay giac ngộ đều chính con người chủ động. Điều đáng lưu ý cho hành giả là văn hay chữ tốt không làm cho chơn tâm hiển lộ. Danh vọng chức tước dù đạo hay đời cũng không thực tế giúp ích gì trên đường giác ngộ giải thoát.

Chân lý duyên sanh tuyệt vời qua lời Phật dạy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: "Nhơn duyên hòa hợp hư vọng hữu sanh. Nhơn duyên biệt ly hư vọng hữu diệt". Các pháp thế gian hiện thành là do lớp lớp duyên sanh duyên diệt nối tiếp nhau. Mọi hiện tượng đều do tương duyên tương sanh mà hình thành vạn pháp. Nên bản chất của thế gian là tương duyên sanh diệt. Nếu không có sanh diệt thì không gọi là thế gian. Nên kinh Lăng Già nói: "Thế gian ly sanh diệt, du như hư không hoa". Nghĩa là thế gian này lìa hiện tượng sanh diệt ra thì chẳng khác hoa đốm giữa hư không. Hoa đốm có là đối với người nhặm mắt. Vạn vật thế gian có hiện tượng tồn tại là đối với chúng sanh vô minh, tham vọng, tuệ giác còn trong vòng chướng ngại. Bản chất vạn hữu thế gian là huyễn ảo thế dó. Nên kinh Kim Cang nói: "Tất cả các pháp thế gian đều như mộng huyễn, như bóng bọt". (Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh).

Thân ta cũng là một pháp trong vô lượng pháp thế gian, tán tụ vô thường, tan hoại còn mất, tùy thuộc nhân duyên của tứ đại thuận nghịch mà hình thành tướng trạng hợp tan. Có lẽ tôn giả Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất khi nghe tỳ kheo Át Bệ, một trong năm người đệ tử xuất gia đầu tiên của Phật trả lời "Thầy tôi là bậc đại sa môn thường dạy rằng: Các pháp do nhân duyên sanh và diệt cũng do nhân duyên diệt" mà liễu ngộ chân tướng vạn pháp, nên hai Ngài bỏ tà đạo, hồi đầu cầu Phật xin được xuất gia làm đệ tử, dốc chí tu hành chẳng bao lâu chứng Thánh, trở thành đệ tử hàng đầu trong tăng đoàn của Phật.

Quyển Pháp Ngữ Lục này sẽ làm thất vọng cho những ai có ý mong tìm những áng văn hay, những tư tưỏng kỳ lạ, mớ triết lý cao siêu. Vì sách đây vốn là văn nói từ những bài giảng pháp kết thành, và nó cũng không có kỳ vọng cống hiến cho đời cái triết lý viễn vông để thỏa mãn trí óc tò mò, xa lìa lý tưởng xây dựng đời sống an lạc thực tế. Nhưng nó có thể đáp ứng cho những hành giả có tâm chí cầu thoát ly quỷ đạo luân hồi. Nó sẽ là phương tiện, là môi trường thuận lợi trên bước đường hành đạo xây dựng đời sống thánh thiện, an lạc trong ánh sáng giác ngộ giải thoát của Đức Phật. Ấy chính là tâm nguyện của tỳ kheo quê mùa tôi đây vậy.

Hoa Kỳ, Phật Đản Tân Mùi 1991

THÍCH ĐỨC NIỆM

Source: Tu Viện Quảng Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 7744)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13108)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13209)
Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8979)
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội. Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7665)
Cách đây mấy tháng, tôi đến tham dự một khóa tu hai tuần ở một tu viện trong một vùng gần bờ biển. Tu viện này được nhiều người kính trọng vì cuộc sống hòa hợp và khắc khổ của các nhà sư ở trong đó. Mỗi ngày một nhóm thí chủ khác nhau đến tu viện, thường là từ những thị trấn hay làng mạc xa xôi, mang theo vật phẩm cúng dường.
05 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11648)
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 5505)
Đôi lời bộc bạch chân thành, chúng tôi viết quyển sách này cho những ai muốn trở thành người Phật tử chân chính. Bước đầu học Phật rất quan trọng, nếu đi sai lệch sẽ làm trở ngại trên bước đường tu học. Người mới bắt đầu học Phật không hiểu đúng tinh thần Phật giáo sẽ khó được thành tựu viên mãn.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 11052)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 14820)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 6574)
Trải qua gần 100 năm tuổi (phôi thai bắt đầu từ khoảng năm 1916- 1918), bộ môn Cải Lương của miền Nam Việt Nam ngày nay đã thật sự "đi vào lòng người", vừa là kịch, vừa là hát, nhẹ nhàng lên bổng xuống trầm với những nhạc cụ dân tộc, tạo thành một nghệ thuật đặc thù của miền Nam Việt Nam. Cộng vào đó, những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, hòa cùng kỹ thuật âm thanh tân tiến ngày nay, đã đưa bộ môn nghệ thuật Cải Lương tới chỗ tòan hảo, truyền cảm và rất tự nhiên.