8. Lý Thập Nhị Nhân Duyên

25 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 11614)


PHẬT GIÁO YẾU LƯỢC

BUDDHISM IN A NUTSHELL
Nguyên Tác: Narada Thera - Người Dịch: H. T. Thích Trí Chơn

LÝ THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
(PATICCA SAMUPPÀDA) 

Paticca là “do bởi” hay “tùy thuộc nơi”; Samuppàda là “phát sanh hay căn nguyên”. Cho nên, Paticca Samuppàda, theo ngữ nguyên là “Phát sanh ... Tùy thuộc” hay “Căn nguyên Phát sanh”. 

Ta nên nhớ rằng Thập Nhị Nhân Duyên chỉ là một bài giảng về tiến trình của vòng sanh tử chứ không phải là một lý thuyết về nguồn gốc cuối cùng của đời sống. Giáo lý này đề cập đến nguyên nhân của sự luân hồi và khổ đau; chứ không nhằm cố gắng trình bày sự tiến hóa từ khởi thủy của vũ trụ. 

Vô minh là móc nối hoặc nguyên nhân đầu tiên tạo nên vòng luân hồi của kiếp sống. Vô minh làm che lấp mọi điều hiểu biết chân chính (Chánh kiến). 

Do vô minh không thấu rõ về Tứ Diệu Đế đã khiến Hành phát sanh - gồm thiện và bất thiện. Những hành động dù xấu hay tốt đều bắt nguồn từ vô minh, chắc chắn sẽ tạo nên kết quả, dẫn đến sự kéo dài cuộc sống luân hồi. Trái lại, những hành động lành là căn bản để tận diệt các phiền não của đời sống. 

Do nơi Hành phát sanh Thức Tái Sanh. Nó nối liền quá khứ với hiện tại. 

Danh Sắc phát sinh cùng lúc với Thức Tái Sanh.

Lục Nhập là kết quả của Danh và Sắc. 

Do bởi Lục Nhập phát sanh Xúc. Xúc dẫn đến Thọ.

Năm nhân duyên: thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ là kết quả của hành động quá khứ và được gọi là phương diện tiêu cực (thụ động) của cuộc sống. 

Do nơi Thọ phát sanh Ái, Ái dẫn đến Thủ. Thủ là nguồn gốc gây ra Hữu và Hữu tạo ra sự Sanh trong tương lai. Sanh là nguyên nhân dẫn đến Lão và Tử. 

Quả phát sanh vì có nhân, nếu nhân bị diệt thì quả cũng không có. 

Suy nghiệm lý Thập Nhị Nhân Duyên theo chiều ngược ta sẽ hiểu rõ vấn đề.

Lão và Tử chỉ có thể có ở trong và với một cơ thể tâm vật lý. Một cơ thể như thế cần phải có sự sanh ra; cho nên, cơ thể bao hàm có sự sinh trong đó. Mà sự sanh là kết quả tất nhiên của hành động hay Nghiệp (Kamma) quá khứ. Nghiệp phát sanh do thủ và thủ là do Ái. Ái chỉ phát sanh khi có Thọ. Và Thọ là kết quả của sự tiếp xúc giữa lục căn và lục trần. Cho nên phải có lục căn mà lục căn không thể có nếu không có Danh và Sắc (tâm và thể xác). Tâm phát sanh do Thức. Thức phát sanh do kết quả của việc làm thiện và ác trong quá khứ. 

Hành động tốt và xấu bắt nguồn từ Vô Minh, vì không nhận chân được thực tướng của vạn hữu.

Toàn thể phương thức có thể lược tóm như sau: 

Do Vô Minh phát sanh Hành (thiện và bất thiện).

Do Hành phát sanh Thức (Thức Tái Sanh).

Do Thức phát sanh Danh Sắc. 

Do Danh Sắc phát sanh Lục Nhập. 

Do Lục Nhập phát sanh Xúc.

Do Xúc phát sanh Thọ. 

Do Thọ phát sanh Ái. 

Do Ái phát sanh Thủ. 

Do Thủ phát sanh Hữu. 

Do Hữu có Sanh. 

Do Sanh có Lão Tử, phiền não, ai oán, đau khổ, buồn rầu và thất vọng. 

Đó là sự tập hợp toàn bộ tạo nên sự đau khổ. Hai yếu tố đầu tiên của Thập Nhị Nhân Duyên này (Vô Minh, Hành) thuộc về quá khứ; tám yếu tố giữa thuộc về hiện tại và hai yếu tố cuối cùng thuộc về vị lai.

Sự đoạn dứt hoàn toàn Vô Minh dẫn đến sự tận diệt Hành.

Đoạn dứt Hành dẫn đến tận diệt Thức.

Đoạn dứt Thức dẫn đến tận diệt Danh sắc.

Đoạn dứt Danh sắc dẫn đến tận diệt Lục Nhập.

Đoạn dứt Lục nhập dẫn đến tận diệt Xúc.

Đoạn dứt Xúc dẫn đến tận diệt Thọ. 

Đoạn dứt Thọ dẫn đến tận diệt Ái. 

Đoạn dứt Ái dẫn đến tận diệt Thủ. 

 Đoạn dứt Thủ dẫn dến tận diệt Hữu.

Đoạn dứt Hữu dẫn đến tận diệt Sanh.

Đoạn dứt Sanh dẫn đến tận diệt Lão, Tử, Phiền não, Ai oán, Đau khổ, Buồn rầu và Thất vọng. 

Đó là sự chấm dứt toàn bộ nguyên nhân gây nên kết quả của khổ đau. 

Tiến trình Nhân và Quả này tiếp diễn liên tục vô cùng tận. Khởi điểm của tiến trình ấy khó nhận thức được, vì ta không thể rõ lúc nào trong dòng sống của ta không bị bao phủ bởi màn Vô Minh. Tuy nhiên, chỉ khi nào mà vô minh đã được chuyển đổi thành trí tuệ; và dòng sống chứng nghiệm được cảnh giới Niết Bàn, chừng ấy, tiến trình sinh tử hay vòng Luân Hồi (Samsàra) mới chấm dứt.

 PaticCa samuppda 

Paticca means because of, or dependent upon: Samuppada - "arising or origination". Paticca Samuppada, therefore, literally means - "Dependent-Arising" or "Dependent Origination". 

It must be borne in mind that Paticca Samuppada is only a discourse on the process of birth and death and not a theory of the ultimate origin of life. It deals with the cause of rebirth and suffering, but it does not in the least attempt to show the evolution of the world from primordial matter. 

Ignorance (Avijja) is the first link or cause of the wheel of life. It clouds all right understanding.

Dependent on ignorance of the Four Noble Truths arise activities (Sankhara) - both moral and immoral. The activities whether good or bad rooted in ignorance which must necessarily have their due effects only tend to prolong life's wandering. Nevertheless, good actions are essential to get rid of the ills of life. 

Dependent on activities arises re-birth consciousness (Vinnana). This links the past with the present. 

Simultaneous with the arising of rebirth-consciousness there come into being mind and body (Nama Rùpa). 

 The six senses (Salayatana) are the inevitablee consequences of mind and body.

Because of the six senses contact (Phassa) sets in. Contact leads to feeling (Vedana). 

These five, viz., consciousness, mind and matter, six senses, contact and feeling are the effects of past actions and are called the passive side of life. 

Dependent on feelings arises craving (Tanha). Craving results in grasping (Upadana). Grasping is the cause of Kamma (Bhava) which in its turn, conditions future birth (Jati). Birth is the inevitable cause of old age and death (Jara-marana). 

If on account of cause effect comes to be, then if the cause ceases, the effect also must cease. 

The reverse order of the Paticca Samuppada will make the matter clear. 

Old age and death are possible in, and with, a psycho-physical organism. Such an organism must be born; therefore it pre-supposes birth. But birth is the invetable result of past deeds of Kamma. Kamma is conditioned by grasping which is due to craving. Such craving can appear only where feeling exists. Feeling is the outcome of contact between the sense and objects. Therefore it presupposes organs of sense which cannot exist without mind and body. Where there is a mind there is consciousness. It is the result of past good and evil.

The acquisition of good and evil is due to ignorance of things as they truly are. 

The whole formula may be summed up thus: - 

Dependent on Ignorance arise Activities (Moral and Immoral). 

Dependent on Activities arises Consciousness (Re-birth Consciousness). 

Dependent on Consciousness arise Mind and Matter. 

Dependent on Mind and Matter arises the six Spheres of Sense. 

Dependent on the Six Spheres of Sense arises Contact. 

Dependent on Contact arises Feeling. 

Dependent on Feeling arises Craving. 

Dependent on Craving arises Grasping. 

Dependent on Grasping arises Actions (Kamma).

Dependent on Actions arises Re-birth. 

Dependent on Birth arises Decay, Death, Sorrow, Lamentation, Pain, Grief and Despair. 

Thus does the entire aggregate of suffering arise. The first two of these twelve pertain to the past, the middle eight to the present, and the last two to the future.

The complete cessation of Ignorance leads to the cessation of Activities. 

The cessation of Activities leads to the cessation of Consciousness. 

The cessation of Consciousness leads to the cessation of Mind and Matter. 

The cessation of Mind and Matter leads to the cessation of the six Spheres of Sense. 

The cessation of Six Spheres of Sense leads to the cessation of Contact. 

The cessation of Contact leads to the cessation of Feeling. 

The cessation of Feeling leads to the cessation of Craving. 

The cessation of Craving leads to the cessation of Grasping. 

The cessation of Grasping leads to the cessation of Actions. 

The cessation of Actions leads to the cessation of Re-birth. 

The cessation of Re-Birth leads to the cessation of Decay, Death, Sorrow, Lamentation, Pain, Grief and Despair. 

Thus does the cessation of this entire aggregate of suffering result. 

This process of cause and effect continues ad infinitum. The beginning of this process cannot be determined as it is impossible to say whence this life-flux was encompassed by nescience. But when this nescience is turned into knowledge, and the life-flux is diverted into Nibbanadhatu, then the end of the life process or Samsara comes about.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2014(Xem: 6522)
Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt nguyên lý thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét bởi ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là "chánh tín".
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12086)
Có một số người bảo "Nhà Phật nói Luân hồi để ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín". Chúng ta khảo sát kỹ, coi câu ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần phải làm sáng tỏ vấn đề này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 5798)
Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập. Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.
30 Tháng Tám 2014(Xem: 13697)
Rắn độc, thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc, thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ, chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng, chứa chấp, bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 6402)
Để trở thành phật tử chân chính” là quyển sách được chia ra làm nhiều tập với đầy đủ nội dung về đạo làm người, tuy xúc tích và ngắn ngọn, đơn giản và thiết thực nhưng có thể giúp cho tha nhân phân biệt được chánh tà, phải quấy, tốt xấu, đúng sai để từng bước hoàn thiện chính mình mà sống bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 7645)
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 7828)
Chúng ta thường nghe: “Mục tiêu chính của Đạo Phật là thoát Khổ, giác ngộ, và giải thoát.” Thực ra, cả ba ý nghĩa của mục tiêu này đều rốt ráo qui về một, nói đến một mục tiêu là đã hàm ý cả hai cái kia. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khai triển mục tiêu thứ nhất tức là "Thoát Khổ."
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 50097)
Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 7217)
Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 9641)
Chúng ta quen gọi là Bát Chánh Đạo, nhưng thật ra, cụm từ Pāḷi nghĩa là Bát Đạo (Aṭṭhaṅgikamagga) hay Bát Thánh Đạo (Ariyaṭṭhaṅgikamagga); tất cả chúng đều chỉ Sự Thật Về Con Đường Đi Đến Nơi Diệt Khổ (Dukkha Nirodhamaggasacca), tức là Đạo Đế.