Giảng giải mười hai chi phần của duyên khởi trong phạm trù luân hồi

11 Tháng Tư 201608:55(Xem: 5241)

Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV 
NGUYÊN LÝ DUYÊN KHỞI  
Bài giảng về 12 nhân duyên và cách vận dụng vào 
sự tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng 
Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và chú giải 
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016

Giảng giải mười hai chi phần của duyên khởi
trong phạm trù luân hồi

 

Chúng ta đã giảng giải 12 chi phần của duyên khởi trong phạm vi của một chu kỳ sinh khởi, bắt đầu từ vô minh với 11 chi phần còn lại vốn khởi sinh từ đó. Nhưng rồi chúng ta buộc phải nhận ra rằng, vào thời điểm mà chu kỳ duyên khởi này đang vận hành, thì cũng có một chu kỳ duyên khởi khác cùng vận hành với nó. Bởi vì, khi có vô minh, hành và thức, thì giữa thức và danh sắc nhất thiết phải có ái, thủ, hữu nhằm có thể kích hoạt chủng tử trong thức để nó [hiện hành] tạo ra đời sống được biểu hiện bởi danh sắc. Mức độ hiện hành trọn vẹn của nghiệp sẽ dẫn đến sự sinh ra [một sinh thể mới], và cùng lúc đó sẽ có một chuỗi khác của danh sắc, nhập và xúc đồng thời vận hành. Đó là xem xét 12 chi phần của duyên khởi trong phạm vi như là một chu kỳ [sinh khởi].

Nếu như ái, thủ, hữu nhất thiết phải sinh khởi [trong giai đoạn] giữa thức và danh sắc, thì phải có một chu kỳ duyên khởi khác tham gia vào ngay trong [tiến trình] sinh khởi của chúng. Khi chi phần đầu tiên là vô minh và chi phần cuối cùng là lão tử, ta thấy có vẻ như là có một sự khởi đầu và kết thúc, nhưng khi quý vị nhận biết được rằng để khởi sinh một chu kỳ 12 duyên khởi như thế này cần phải có những chu kỳ khác nữa cùng lúc vận hành, thì quý vị sẽ thấy là không hề có một sự khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Cội nguồn của tất cả là vô minh, và chừng nào mà chúng ta vẫn còn vô minh thì ta không thể làm bất cứ điều gì để thoát ra khỏi tiến trình [của những chu kỳ duyên khởi] này.

Khi cứu xét 12 chi phần của duyên khởi trong một kiếp sống ở cảnh giới xấu, [ta thấy] có sự che chướng của căn bản vô minh trong việc nhận biết cách thức hiện hữu [chân thật] của vạn pháp, và cũng có cả dạng thức vô minh che chướng [sự nhận biết] mối quan hệ giữa các hành vi và nghiệp quả của chúng. Do những điều đó, một hành vi bất thiện sẽ được thực hiện và gieo cấy một chủng tử [bất thiện] vào tâm thức, để [sau đó] trở thành dẫn nhân. Dẫn nhân được kích hoạt bởi ái, thủ, hữu và do đó tạo ra những hệ quả khổ đau trong một kiếp sống ở cảnh giới xấu.

Khi cứu xét 12 chi phần của duyên khởi trong một kiếp sống ở cảnh giới cao trong luân hồi, ta vẫn thấy có căn bản vô minh không khác, với sự che chướng [không cho ta nhận biết về] cách thức hiện hữu chân thật của vạn pháp, nhưng [trong trường hợp này,] chính hành vi hiền thiện đã gieo cấy chủng tử vào tâm thức. Dẫn nhân [hiền thiện] này được nuôi dưỡng bởi ái, thủ, hữu, và như thế nó tạo ra hệ quả [tốt đẹp hơn] trong một kiếp sống ở cảnh giới cao.

Khi quán chiếu về cách thức lưu chuyển luân hồi do sự khởi sinh của 12 chi phần duyên khởi và liên hệ đến mọi chúng sinh khác, lòng bi mẫn của ta đối với chúng sinh sẽ tăng trưởng. Có rất nhiều pháp thiền quán về 12 chi phần duyên khởi này, về mặt tự thân là giúp phát triển tâm nguyện xả ly luân hồi, và đối với chúng sinh thì thông qua đó để làm tăng trưởng lòng bi mẫn.

Và đó là cách thức [hiện hành] của duyên khởi trong ý nghĩa 12 chi phần của sự phát triển một kiếp sống trong vòng luân hồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5347)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5527)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 6715)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 6759)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6260)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4965)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41665)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau